Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tiểu luận Mô hình lọc nhỏ giọt bằng xơ mướp (Luffa Cyllindrica) (Trang 36 - 41)

Mô tả thí nghiệm:

-Nước thải đầu vào: 56 lít

-Sau 24 giờ kiểm tra đánh giá chất lượng nước (kiểm tra COD, SS, độ đục, …)

a. Độ đục

Hình. Nước đầu vào và đã qua xử lý (1 ngày, 2 ngày)

Từ những hình trên cho thấy, độ đục của nước thải sinh hoạt sau khi lọc qua xơ mướp đã chuyển từ nước đục sang nước trong (quan sát bằng mắt thường) một cách rõ rệt. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, xơ mướp có khả năng giữ lại các chất rắn lơ lửng có trong nước và một phần là do quá trình lắng dưới tác dụng của trọng lưc của các hạt.

b. Mùi

Nước thải sinh hoạt sau 24h đã mất đi mùi nồng khó chịu và trở nên không mùi do tác dụng của quá trình lọc.

Nhóm đã kiểm chứng bằng cách đưa cho một số bạn trong lớp ngửi thử và kết quả đảm bảo trùng khớp với những kết luận trên.

Trang 36

c. Nhu cầu oxy hóa học (COD)

Nước thải lấy từ Vincom Phan Văn Trị khi lớp vật liệu lọc là xơ mướp chưa bị phân hủy:

Nồng độ COD (mgO2/l) Hiệu suất xử lý (%)

Đầu vào 480 0

Sau 1 ngày 80 83.33

Sau 2 ngày 68 86

Biểu đồ thể hiện nồng độ COD và hiệu suất xử lý nước thải của bể lọc sinh học nhỏ giọt khi xơ mướp chưa bị phân hủy

Từ biểu đồ trên cho thấy, hàm lượng COD trong nước thải đầu vào là 480 mgO2/L và đầu ra ở thời gian 1 ngày, 2 ngày lần lượt là 80 mgO2/L, 68 mgO2/L tương đương với hiệu suất 83.33 % và 86%. Qua kết quả trên có thể khẳng định hiệu suất xử lý nước thải sinh hoạt bằng xơ mướp khá cao (trên 80%). Theo biểu đồ cho thấy qua 2 ngày, hiệu suất tăng lên không đáng kể (từ 83.33% lên 86%), do lúc này hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải gần như không còn (vì kết quả tính toán tải lượng BOD5 chỉ trên 1 ngày).

480 80 68 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 100 200 300 400 500 600

Đầu vào Ngày 1 Ngày 2

Biểu đồ 1

Trang 37

Nước thải lấy từ Vincom Phan Văn Trị khi lớp vật liệu lọc là xơ mướp bị phân hủy:

Nồng độ COD (mgO2/l) Hiệu suất xử lý (%)

Đầu vào 489 0

Sau 1 ngày 112 77.1

Sau 2 ngày 96 80.4

Biểu đồ thể hiện nồng độ COD và hiệu suất xử lý nước thải của bể lọc sinh học nhỏ giọt khi xơ mướp bị phân hủy

Từ biểu đồ trên cho thấy, hàm lượng COD trong nước thải đầu vào là 489 mgO2/L và đầu ra ở thời gian 1 ngày, 2 ngày lần lượt là 112 mgO2/L, 96 mgO2/L tương đương với hiệu suất 77.1 % và 80.4 %. Qua kết quả trên có thể thấy được hiệu quả xử lý không cao như lúc vừa chạy mô hình, do trên 25 ngày xơ mướp bắt đầu bị phân hủy và màng vi sinh dần bị mất đi do không đủ chất dinh dưỡng. Theo biểu đồ cho thấy qua 2 ngày, hiệu suất tăng lên không đáng kể (từ 77.1% lên 80.4%), do lúc này hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải gần như không còn (vì kết quả tính toán tải lượng BOD5 chỉ trên 1 ngày).

489 112 96 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 100 200 300 400 500 600

Đầu vào Ngày 1 Ngày 2

Biểu đồ 2

Trang 38

Khả năng xử lý của xơ mướp so với vật liệu công nghiệp (sỏi đá): Theo Marcos R.

Vianna, Giberto C.B. de Melo and Marcio R. V. Neto; Wasteawater treatment in trickling filters using Luffa Cyllindrica as biofilm supporting medium; Engineering and Architeture Faculty, FUMEC University, Brazil; Department of Sanitary and Environmantal Engineering, UFMG University, Brazil; 2012.

Từ biểu đồ cho thấy, khả năng xử lý BOD của lõi mướp cao hơn so với sỏi đá.

d. Tổng chất rắn lơ lửng (SS)

Nước thải lấy từ Vincom Phan Văn Trị khi lớp vật liệu lọc là xơ mướp chưa bị phân hủy:

SS (mg/L) Hiệu suất (%)

Đầu vào 46.67 0

Sau 1 ngày 6.67 85.7%

Từ số liệu trên cho thấy, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải đầu vào là 46.67 mg/L và đầu ra sau khi lọc qua xơ mướp 1 ngày là 6.67 mg/L với hiệu suất xử lý là 85.7%. Qua kết quả trên có thể khẳng định xơ mướp có khả năng giữ lại các chất rắn lơ lửng nhờ hoạt động của vi sinh vật thông qua màng sinh học được hình thành trên xơ mướp. Ngoài ra do quá trình lắng bởi trọng lực của các hạt, vì vậy hàm chất lửng lơ lửng có trong nước thải sinh hoạt giảm (hiệu suất trên 80%).

Trang 39

SS (mg/L) Hiệu suất (%)

Đầu vào 40 0

Sau 1 ngày 10 75

Từ số liệu trên cho thấy, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải đầu vào là 40 mg/L và đầu ra sau khi lọc qua xơ mướp 1 ngày là 10 mg/L với hiệu suất xử lý là 75%. Qua kết quả trên có thể thấy được hiệu quả xử lý không cao như lúc vừa chạy mô hình, do trên 25 ngày xơ mướp bắt đầu bị phân hủy và màng vi sinh dần bị mất đi do không đủ chất dinh dưỡng, vì vậy khả năng giữ lại chất rắn lơ lửng trên lớp vật liệu lọc hơi kém. Do đó, hàm lượng chất rắn lơ lửng giảm chủ yếu chỉ do quá trình lắng của các hạt.

Trang 40

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tiểu luận Mô hình lọc nhỏ giọt bằng xơ mướp (Luffa Cyllindrica) (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)