MA TRẬN SWOT

Một phần của tài liệu Tiểu luận ngành Quản trị marketing: Nghiên cứu marketing Sabeco (Trang 25 - 29)

Ma trận SWOT

Cơ hội Thách thức

- O1: Mạng lưới phân phối rộng khắp và lượng khách hàng sẳn có.

- O2: Mở rộng phân khúc cao cấp.

- O3: Khẳng địng vị thế số 1 tại thị trường Việt Nam

- O4: Đánh vào tâm lí tiêu dùng người Việt - T1: Khách hàng nhận thức các sản phẩm của Sabeco là tầm trung. - T2: Gắn liền hai chữ “bình dân”.

- T3: Tên gọi Saigon Gold chưa tách biệt.

- T4: Cạnh tranh khốc liệt ở phân khúc cao cấp.

Điểm mạnh Điểm yếu

- S1: Định vị vững chắc trong lòng khách hàng.

- S2: Chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới.

- S3: Nguyên liệu, men bia chất lượng, hương vị độc đáo. - S4: Thiết kế sang trọng. - S5: Nghiên cứu kỹ lưỡng.

- W1: Mẫu mã không bắt mắt. - W2: Sản xuất giới hạn.

- W3: Hệ thống phân phối chưa hiệu quả ở phân khúc cao cấp

Điểm mạnh:

- Sabeco là thương hiệu bia đã được định vị trong lòng người tiêu dùng nên khi tung ra sản phẩm mới như Saigon Gold sẽ dễ dàng đươc người tiêu dùng tiếp nhận và tin tưởng.

- Saigon Gold được tạo ra bởi những chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới, cùng với quy trình sản xuất mang đậm nét truyền thống bởi những bậc thầy nấu bia với hơn 142 năm kinh nghiệm của Bia Sài Gòn. Saigon Gold có sự đậm đà và hương bia thơm nồng, tươi mới của các chủng hoa bia đặc biệt, tạo nên hương vị đặc trưng, độc đáo. Ngoài nguyên liệu được chắt lọc kỹ càng, yếu tố làm nên hương vị tinh tế của bia Saigon Gold là chủng men bia thuần khiết được lưu giữ nghiêm ngặt mang nét đặc trưng riêng biệt. Saigon Gold đã tạo dựng được một nét đặc trưng riêng biệt về hương vị độc đáo trong người tiêu dùng.

- Saigon Gold với vị mạnh, đậm đà, để lâu không bị mất vị và thiết kế sang trọng hứa hẹn sẽ đem đến cho khách hàng những trải nghiệm độc đáo đúng như thông điệp“Tinh tế một đẳng cấp”.

- Để ra mắt sản phẩm mới này, Sabeco đã có quá trình nghiên cứu kỹ, đánh giá thị trường, những sản phẩm hiện có, nhu cầu của người tiêu dùng trong nước để quyết định thực hiện một dự án mới, xây dựng một sản phẩm có chất lượng vượt trội, với những tiêu chuẩn, chất lượng khác biệt hẳn nhiều sản phẩm truyền thống.

Điểm yếu:

- Mẫu mã không bắt mắt, câu nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” trong thời đại kinh doanh hiện nay nhìn chung là không còn phù hợp nữa, người tiêu dùng – đặc biệt là người tiêu dùng cao cấp khi mua bất kỳ sản phẩm gì đều đề cao giá trị cảm xúc mà sản phẩm đó mang lại. Saigon Gold chú trọng về mặt hương vị tinh tế nhưng mẫu mã thì chưa thật sự xuất sắc để có thể chiếm ưu thế so với các thương hiệu bia khác tại phân khúc mà mà nó định vị.

- Saigon Gold là một loại bia được sản xuất giới hạn. Mỗi tháng Công ty chỉ bán khoảng 2000 thùng, nên không phục vụ đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là trong các dịp Lễ, Tết dẫn đế tình trạng khan hiếm, thiếu hụt hàng. Cơ hội:

- Kết thúc năm 2017, Bia Sài Gòn đã đạt sản lượng tiêu thụ mạnh mẽ: Từ cột mốc sản lượng 1 tỷ lít vào năm 2010, năm 2016, Bia Sài Gòn đã đạt 1,59 tỷ lít và đến năm 2017, con số này đã tăng lên 1,7 tỷ lít. Với bề dày 142 năm lịch sử, bia Sài Gòn đã định vị thương hiệu bền vững trong lòng người tiêu dùng Việt Nam và xuất khẩu sang 20 nước, trong đó có rất nhiều thị trường khắt khe về chất lượng. Bia Sài Gòn là một trong những thương hiệu đang giữ vị trí dẫn đầu trong ngành bia Việt Nam, 4 lần liên tục được công nhận là Thương hiệu quốc gia và là thành viên thứ 351 tại Học viện Bia Berlin - một trong những cái nôi của văn hóa bia toàn cầu. Với thương hiệu bia được xây dựng mạnh mẽ và vững chắc như Sabeco thì Saigon Gold ra đời sẽ dễ dàng tiếp cận đến người tiêu dùng và cơ hội phát triển ở phân khúc cao cấp dựa trên mạng lưới phân phối rộng khắp và lượng khách hàng sẵn có.

- Ở phân khúc cao cấp, về tương quan lực lượng, với 5 nhà máy đang sở hữu tại tại Việt Nam và nắm giữ hai thị trường trọng điểm là miền Nam và miền Trung, Heineken liên tục phải đối mặt với những cuộc chiến giành địa bàn từ các đối thủ như Sapporo, Budweiser và các dòng bia ngoại nhập khác. Trong khi đó, với 24 nhà máy và đang nắm giữ hơn 40% thị phần toàn thị trường bia trong nước, việc tung thêm sản phẩm nhằm đến khách hàng cao cấp, Sabeco được dự báo sẽ là đối thủ đáng gờm trong cuộc chiến mới trên thị trường bia. “Cùng với

việc nhiều năm khẳng định thương hiệu số 1 tại thị trường nội địa và chiến lược giữ vững vị trí hàng đầu thị trường đồ uống trong khu vực Đông Nam Á, thời gian vừa qua Sabeco đã có nhiều cuộc cách mạng về quản trị và kinh doanh nhằm đáp ứng sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Việc mở rộng phân khúc sản phẩm cao cấp dành cho khách hàng của Sabeco sẽ khiến các hãng khác sẽ phải hết sức lưu ý”, một chuyên gia từ Hiệp hội Bia rượu, nước giải khát Việt Nam nhận định. Trong vài năm gần đây, Sabeco đã và đang có nhiều bước phát triển mới ra thị trường miền Bắc cùng với việc chuyển dịch sang phân khúc cao, thay vì phổ thông như hiện nay. Cùng đó, Sabeco đã mạnh dạn quốc tế hóa thương hiệu, tung ra thị trường các sản phẩm bia cao cấp là Saigon GOLD, bia lon Saigon Special và Saigon Lager hướng tới phân khúc người tiêu dùng trẻ, năng động.

Thách thức:

- Bia Sài Gòn vốn được định vị là thương hiệu bia phục vụ phân khúc tầm trung. Chỉ cần nhắc tới Bia Sài Gòn là hàng loạt các hình ảnh bình dân hiện lên trong tâm trí người tiêu dùng, có thể nói Bia Sài Gòn đã là một phần quen thuộc trong cuộc sống thường nhật của rất nhiều người lao động.

- Đồng thời, từ lâu Bia Sài Gòn đã gắn liền với “bình dân” rồi, ngay cả Saigon Special vốn được định vị là loại bia cao cấp hơn, loại bia dành cho giới trẻ, nhưng trong tâm trí người tiêu dùng thì “Sài gòn xanh cổ lùn” vẫn chỉ là một loại bia có hơi hướng cao cấp, có thể coi là thuộc phân khúc trung bình – khá mà thôi, và dĩ nhiên thị phần của Saigon Special cũng không phải là cao. Vì vậy việc đưa bia Saigon Gold nhằm vào phân khúc cao cấp vốn đã có những thương hiệu cạnh tranh nổi tiếng từ nước ngoài như Heniken, Sapparo,… là một vấn đề lớn mà Sabeco phải đặc biệt quan tâm đến.

- Sabeco bỏ quên “tâm lý sính ngoại” cố hữu của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt đối với phân khúc cao cấp thì đây lại là một điều cực kỳ nguy hiểm. Cái tên Saigon Gold dù được “quốc tế hóa” nhưng về bản chất thì đó vẫn là “Sài Gòn”, đó vẫn là một cái tên quen thuộc đến nỗi không thể quen thuộc hơn. Người tiêu dùng sẽ chọn một thương hiệu ngoại thay vì một thương hiệu Việt đang cố gắng tiến vào thị trường bia cao cấp.

- Cuộc cạnh tranh trên thị trường bia tại Việt Nam ngày càng khốc liệt. Nhiều dòng sản phẩm mới nhằm vào các phân khúc khách hàng khác nhau đã được các hãng bia lần lượt cho ra mắt thị trường với những chiến lược nhằm đánh chiếm các thị trường, người dùng. Với việc thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm tăng cường khả năng quản trị trong thời gian qua và mới nhất là việc cho ra mắt sản phẩm Saigon GOLD, theo một chuyên gia ngành bia rượu, đây sẽ là bước tạo đà để Sabeco chính thức chuẩn bị cho cuộc chiến với các đối thủ đang dẫn

đầu thị trường ở phân khúc cao cấp trong năm 2018. Đây cũng là phân khúc có sự cạnh tranh quyết liệt khi hiện 40% thị phần thuộc về thương hiệu Tiger và 27% thuộc về thương hiệu Heineken trong khi dòng sản phẩm Saigon Special của Sabeco cũng đang được ưa thích với 28% thị phần ở phân khúc này. Các số thương hiệu khác như Sapporo, Carlsberg, Budweiser cũng có nhiều chiến lược để tấn công phân khúc cao cấp thời gian qua. Vì vậy để khẳng định mình trên thị trường bia cao cấp đòi hỏi Saigon Gold ngày càng phải nâng cao chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh với các thương hiệu bia đối thủ khác.

Ma trận kết hợp S-W-O-T S/O S/T S-O: Sử dụng thế mạnh để nắm bắt cơ hội S1-O2 S2,S3-O3 S4,S5-O4 S-T: Sử dụng thế mạnh để vượt qua thử thách S2,S3,S4,S5-T4 W/O W/T

W-O: Vượt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội

W2-O2 W3-O1

W-O: Tối thiếu hóa điểm yếu để vượt qua thử thách

W1-T1,T2

S-O: Sử dụng thế mạnh để nắm bắt cơ hội:

S1-O2: Tận dụng lợi thế thương hiệu đã ăn sâu vào tiềm thức khách hàng, đồng thời việc tung ra sản phẩm mới sẽ khơi gợi sự tò mò và tín nhiệm từ khách hàng. Saigon Gold sẽ dễ dàng tiếp cận và mở rộng ở phân khúc cao cấp giúp cải thiện quy mô thị phần của công ty.

S2,S3-O3: Để tạo ra được một lon bia Saigon Gold đòi hỏi yêu cầu khắc khe từ nguyên nhiên, liệu cho đến đội ngũ chuyên gia nghiên cứu tạo nên một sản phẩm chất lượng để sẳn sàng cạnh tranh với các đối thử khác trong phân khúc và khẳng định lại vị thế số 1 của mình.

S4,S5-O5: Việc nghiên cứu kỹ lượng tâm lí tiêu dùng và thiết kế mẫu mã bắt mắt sang trọng đã mang lại sự thu hút và đón nhận rất nồng nhiệt từ khách hàng, tinh tế từ những bước ban đầu cho đến khi được giao tận tay khách hàng.

S2,S3,S4,S5-T4: Có thể nói thị trường bia Việt Nam đang rất sôi nổi với sự suất hiện ngày càng nhiều các thương hiệu ngoại. Để có thể cạnh tranh trong môi trường khốc liệt như thế đòi hỏi Saigon Gold phải được chăm chút từ khâu nghiên cứu, thiết kế đến nhập tuyển nguyên vật liệu chất lượng cùng với đội ngũ chuyên nghiệp chuyên viên hàng đầu để có thể đưa ra một sản phẩm vừa nổi bật vừa có khác biệt, cạnh tranh sòng phẳng với đối thủ.

W-O: Vượt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội:

W2-O2: Trong thời gain tới Saigon Gold cần thay đổi cách thức sản xuất, việt xác định là phiên bản giới hạn (2000 thùng/tháng) đã gây khó khăn trong việc mở rộng quy mô và tiếp cận khách hàng mục tiêu, khi không đủ để cung cấp cho người tiêu dùng đặc biệt là các dịp lễ, tết.

W3-O1: Cần phải cải thiện ngay hệ thống phân phối, mặc dù hệ thống đã phủ sóng rộng khắp nhưng mức độ hiệu quả chưa cao, sẽ gây khó khăn cho việc Saigon Gold thâm nhập phân khúc cao cấp.

W-T: Tối thiếu hóa điểm yếu để vượt qua thử thách:

W1-T1,T2: Vì khách hàng đã nhận thức từ lâu các sản phẩm của Sabeco là tầm trung nên sẽ tạo ra không ít khó khăn cho Saigon Gold mở rộng quy mô thị trường, bên cạnh đó thiết kế mẫu mã cũng chưa thỏa mãn người tiêu dùng.

PHẦN II. KẾ HOẠCH CẢI TIẾN MARKETING

Một phần của tài liệu Tiểu luận ngành Quản trị marketing: Nghiên cứu marketing Sabeco (Trang 25 - 29)