3. Phương pháp nghiên cứu
2.2.5 Biện pháp để xây dựng khối đại đoàn kết tôn giáo
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ
thống chính trị, nhất là đối với cấp uỷ, đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp về vai trò, nhiệm vụ
công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, nhằm giúp đồng bào các tôn giáo thực hiện tốt phương châm: “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, “Nước vinh, đạo sáng”, “Sống phúc âm, phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc”, gắn bó với dân tộc, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. Do vậy, trong thực hiện, các cấp cần phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý nhà nước của chính quyền; không ngừng phát huy vai trò vận động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng trong việc động viên đồng bào có đạo tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết, phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Để đạt hiệu quả, các ngành, các cấp cần coi trọng việc tổ chức cho cán bộ, nhân dân nói chung, đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng học tập các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác tôn giáo. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích, giác ngộ cho tín đồ, chức sắc, chức việc các tôn giáo hiểu được trách nhiệm của mình đối với dân tộc và đất nước, góp phần tăng cường sự đồng thuận giữa đồng bào tôn giáo và không theo tôn giáo cũng như giữa các tín đồ tôn giáo khác nhau. Qua đó, để đồng bào nắm và thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta. Đây chính là cơ sở để nhân dân nhận rõ những hành vi lợi dụng tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích
động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hai là, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
đồng bào tôn giáo. Giải pháp này vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, có ý nghĩa
sâu sắc trong việc ổn định, đoàn kết đồng bào tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng bào vùng sâu, vùng xa, do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội kém phát triển nên đời sống khó khăn, trình độ dân trí thấp. Đây thực sự là mảnh đất thuận lợi để kẻ xấu lợi dụng truyền đạo trái phép, gieo rắc tà đạo, xây dựng cơ sở để chống phá cách mạng, chống lại đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Như vậy, chỉ có cải thiện, ổn định và nâng cao dần đời sống chính trị - tư tưởng cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng có đông tín đồ tôn giáo thì mới đưa được đường lối của Đảng, chính sách của Chính phủ đến với đồng bào, để đồng bào hiểu rõ bản chất, âm mưu thâm độc của kẻ thù. Do vậy, các ngành, các cấp cần rà soát, kịp thời bổ sung những chính sách đầu tư sát hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo; tổ chức thực hiện đồng bộ, chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các loại vốn đầu tư thực sự có hiệu quả, tạo điều kiện để đồng bào phấn đấu vươn lên thoát nghèo một cách bền vững, hòa nhập với tiến trình đi lên của đất nước. Hiện nay, cần tập trung mọi nguồn lực để thực hiện tốt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của Chính phủ. Trong thực hiện, cần phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng các tổ chức xã hội tích cực vận động đồng bào các tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Đồng thời, các đoàn thể tích cực phát triển đoàn viên, hội viên, tăng cường xây dựng lực lượng nòng cốt cho phong trào quần chúng, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân ở địa phương. Qua đó, góp phần cùng nhân dân cả nước khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Ba là, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo đáp ứng yêu cầu công tác
quản lý nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: cán bộ là cái
gốc của mọi công việc. Thực tiễn thời gian qua minh chứng: đội ngũ cán bộ giữ vai trò hàng đầu, tác động trực tiếp đến hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động tín đồ các tôn giáo. Do đó, để xây dựng đội ngũ cán bộ làm
công tác tôn giáo bảo đảm dài hạn, khoa học, hợp lý, công việc đầu tiên là phải tiến hành khảo sát, thống kê số lượng cán bộ làm công tác tôn giáo, nhất là đánh giá năng lực, trình độ của độ ngũ này. Từ đó, phân loại cán bộ theo trình độ để có kế hoạch bồi dưỡng đúng đối tượng. Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ cần xác định theo trình tự đối tượng dự học ở các cấp; trên cơ sở xác định mục đích, yêu cầu của từng khóa học. Đối với những địa phương có nhiều hoạt động tôn giáo, cần ưu tiên số lượng nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở, những người trực tiếp giải quyết vấn đề liên quan đến tôn giáo ở cơ sở; nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, vùng có vấn đề tôn giáo mới phát sinh. Trong thực hiện phải phân công, phân cấp hợp lý công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác tôn giáo, bảo đảm vừa tuân thủ Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Chính phủ, vừa phù hợp với thực tiễn ở mỗi cấp, mỗi cơ sở đào tạo ở từng vùng, từng địa phương. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng, các cấp cần đa dạng hóa các loại hình, nội dung phải luôn mới, sát hợp thực tế, thậm chí phải có tính “vượt trước” thực tế, nhằm dự báo và chuẩn bị các phương án sẵn sàng nếu có điểm nóng xảy ra. Để nội dung “thẩm thấu” vào đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, cần phải tích cực đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng, từng vùng tôn giáo khác nhau. Có như vậy mới xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra cả trước mắt và lâu dài.
Bốn là, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ
chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện sự
kế thừa và tầm nhìn mới của Đảng đối với các tổ chức tôn giáo hợp pháp. Tạo điều kiện cho các tôn giáo sinh hoạt chính là tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển lành mạnh, tiền đề để chúng ta đoàn kết được họ vào trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là cách giải quyết rất khoa học, nhạy bén trong giai đoạn hiện nay, vừa đảm bảo tôn trọng tự do, tín ngưỡng tôn giáo, vừa kiểm soát được sự phát triển lành mạnh theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận theo quy định của pháp luật, vừa đoàn kết được đồng bào tôn giáo vào trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Người có tôn giáo bao giờ cũng có “bổn phận kép”: bổn phận với giáo hội và bổn phận với Nhà nước. Do đó, chúng ta phải kết hợp hài hòa “bổn phận kép” đó thì mới thuyết phục được đồng bào tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động xã hội, cùng cộng đồng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chức sắc, chức việc tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với giáo dân; uy tín, tiếng nói của họ thường được đồng bào tôn giáo
tin theo. Vì vậy, cùng với công tác vận động, cảm hóa, Đảng và Nhà nước ta cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cả về vật chất lẫn tinh thần với họ và có kế hoạch tạo nguồn phát triển lâu dài đội ngũ cốt cán tín đồ, chức sắc tôn giáo, nhất là ở những địa bàn trọng điểm. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và bổ sung hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, pháp quy về tôn giáo.
Năm là, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo
để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và những hoạt động tôn giáo trái quy định của pháp luật. Điều này thể hiện thái độ kiên quyết, không khoan nhượng của Đảng và Nhà
nước ta đối với những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại cách mạng Việt Nam. Bởi, chỉ có như vậy mới đảm bảo được quyền tự do chân chính của đồng bào có đạo hoạt động tôn giáo tự do, bình đẳng, đúng pháp luật; có bảo đảm quyền ấy mới làm cho đồng bào có đạo tự giác chống lại những thế lực lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện mưu đồ xấu. Đây là việc rất cấp thiết trong tình hình hiện nay, khi mà các tôn giáo và các hiện tượng tôn giáo mới phát triển rầm rộ, khó kiểm soát. Các địa phương cần phát hiện sớm và chủ động đấu tranh với những hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trái pháp luật, đạo đức, thuần phong mỹ tục,…; đồng thời, hướng họ đi vào hoạt động lành mạnh, không vi phạm pháp luật. Để đạt hiệu quả, cấp ủy và chính quyền các cấp cần thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Đồng thời, làm tốt công tác vận động quần chúng, tranh thủ đội ngũ già làng, chức sắc, chức việc, đội ngũ cốt cán vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đông đồng bào theo đạo. Kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng, vi phạm pháp luật Nhà nước. Cùng với đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại về dân tộc, tôn giáo, giúp cho cộng đồng thế giới hiểu rõ chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và thực tế tình hình đời sống, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Làm tốt công tác này sẽ góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội và huy động sự đóng góp của đồng bào các tôn giáo trong củng cố, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc.
Là một bộ phận quan trọng trong cộng đồng dân tộc, đồng bào các tôn giáo luôn gắn bó, đoàn kết, đồng hành với đồng bào cả nước, phấn đấu vì lợi ích chung của dân tộc, của cách mạng. Mong muốn của đại bộ phận tín đồ tôn giáo là xóa bỏ áp bức, bất công, xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Điều mong muốn của đồng bào có đạo cũng là mục tiêu, lý
tưởng của sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Vì thế, chúng ta cần nhận thức đúng và thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước để không ngừng tăng cường, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
KẾT LUẬN
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc là chính sách nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, được cụ thể hoá bằng pháp luật và bảo đảm trên thực tế.Các chính sách, pháp luật đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt, sâu sắc của Đảng, Nhà nước Việt Nam đến nhu cầu tín ngưỡng của tín đồ, chức sắc các tôn giáo, làm cho quần chúng nhân dân, tín đồ và các chức sắc tôn giáo yên tâm phấn khởi tích cực thực hiện tốt cả “việc đạo, việc đời” tin tưởng vào chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh ngăn chặn những hoạt động lợi dụng tôn giáo góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đường lối đã làm chuyển biến và hướng các tôn giáo về mục tiêu cách mạng Việt Nam là xây dựng đất nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Để thực hiện tốt chính sách quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc, tôn giáo; cán bộ, chiến sĩ DQTV nghiêm túc quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chính sách quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc, tôn giáo. Quá trình thực hiện, không ngừng xây dựng và củng cố mối quan hệ tốt đẹp với nhân dân, thực hiện tốt công tác vận động quần chúng.
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình 3. Một buổi truyền đạo trái phép của Hội Thánh Đức Chúa Trời tại Hải Phòng
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH PHÂN CÔNG VIẾT TIỂU LUẬN VÀ THUYẾT TRÌNH
Nội dung hoàn thành Sinh viên hoàn thành Mức độ hoàn thành
PHẦN 1 – PHẦN MỞ ĐẦU
Nội dung 1:Lý do chọn đề tài, mục tiêu và
phương pháp nghiên cứu + In tiểu luận
Ngân xinh đẹp hihi
Tốt
PHẦN 2 – KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nội dung 2: Tìm hiểu khái quát về cơ sở hình
thành TTHCM về Đại đoàn kết dân tộc + Tài liệu tham khảo
Tốt
Nội dung 3: Tìm hiểu Đại đoàn kết dân tộc –
Nội dung cốt lỗi TTHCM về Đại đoàn kết dân tộc + Thiết kế bìa, sửa lỗi chính tả
Tốt
Nội dung 4: Góp ý, tìm tài liệu liên quan đến
Đại đoàn két + Đinh dạng tiểu luận Tốt
Nội dung 5: Chỉnh sửa, góp ý, phụ lục + Tài
liệu tham khảo Tốt
PHẦN 3 – KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Nội dung 6: Những vấn đề lí luận chung về
tôn giáo + Hình ảnh Tốt
Nội dung 7: Các vấn đề tôn giáo của nước ta
+ Tài liệu tham khảo Tốt
Nội dung 8: Góp ý, sửa lỗi + Chỉnh sửa sai
PHẦN 4 – KẾT LUẬN
Nội dung 9: Biên tập lời kết luận Tốt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hòa thượng Thích Thanh Tứ: Lẽ phải của chúng ta . Nxb Chính Trị Quốc Gia , Hà Nội, 2004, tr.213-214
2. ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính Trị Quốc Gia, HN 2011, tr. 81
Link: http://tapchiqptd.vn/vi/nghien-cuu-thuc-hien-nghi-quyet/thuc-hien-tot-chinh-sach- ton-giao-gop-phan-tang-cuong-suc-manh-khoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc/9650.html
3. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) của Đảng Đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 10-9-2008
4. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
5. Link:
6. http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/tinh-hinh-
ton-giao-tai-viet-nam-%E2%80%93-thuc-tien-sinh-dong/5366.html
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, trang 57-67, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2013
6. TS. Phạm Huy Thông, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công tác Tôn giáo