Tình hình tài chính của Doanh nghiệp và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tích chiến lược quản trị kinh doanh của công ty cổ phần Bibica (Trang 40)

doanh

4.1. Tổng quan về rình hình tài chính của doanh nghiệp

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Bibica từ 2009-2013

Kết Quả Kinh

Doanh 2013 2012 2011 2010 2009

Doanh Thu Thuần 1,052,963 929,653 1,000,308 787,751 626,954

Giá Vốn Hàng Bán 721,264 664,229 709,973 578,356 441,049 Chi phí hoạt động Chi phí tài chính -166 4,206 13,464 9,357 7,279 Trong đó: Chi

phí lãi vay 167 N/A 6,728 5,950 1,804

Chi phí bán hàng 233,714 191,289 188,970 139,987 109,306 Chi phí quản lý doanh nghiệp 42,881 47,319 49,106 35,050 32,798 Tổng Chi phí hoạt động 276,429 242,814 251,540 184,394 149,383 Tổng doanh thu hoạt động tài chính 3,236 6,343 14,809 13,707 26,956

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 58,505 28,952 53,605 38,709 63,478 Lợi nhuận khác -1,200 3,512 1,724 6,070 823 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 57,305 32,464 55,329 44,779 64,301

Chi phí lợi nhuận

Chi phí thuế TNDN hiện hành

13,221 6,578 8,960 3,114 7,008

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

-797 N/A N/A N/A N/A

Lợi ích của cổ

đông thiểu số N/A N/A N/A N/A N/A Tổng Chi phí lợi

nhuận 12,424 6,578 8,960 3,114 7,008

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

44,880 25,886 46,369 41,665 57,293

38

Bảng cân đối kế toán của Bibica từ 2009-2013

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2013 2012 2011 2010 2009

Tài Sản

Tài sản ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền

151,707 49,471 60,321 89,081

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

16,815 2,851 N/A 45,000

Các khoản phải thu ngắn hạn 191,466 201,227 229,705 78,425

Hàng tồn kho 87,596 120,093 120,841 117,411

Tài sản ngắn hạn khác 3,014 7,055 10,930 3,456

TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 450,597 380,697 421,797 333,373

Các khoản phải thu dài hạn N/A N/A N/A N/A

Tài sản cố định 339,988 373,553 344,071 401,407

(Giá trị hao mòn lũy kế) -275,872 -241,566 -206,821 -185,951

Bất động sản đầu tư N/A N/A N/A N/A

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

N/A N/A 4,646 10,792 14,162

Tổng tài sản dài hạn khác 17,709 14,128 15,685 13,268 14,541

Lợi thế thương mại N/A N/A N/A N/A N/A

TỔNG TÀI SẢN 808,294 768,378 786,198 758,841 Nợ Phải Trả Nợ ngắn hạn 211,942 187,575 209,357 183,691 Nợ dài hạn 1,471 1,751 2,533 30,576 Tổng Nợ 213,413 189,325 211,891 214,267 Nguồn Vốn Vốn chủ sở hữu 594,881 579,053 574,307 544,574

Nguồn kinh phí và quỹ khác N/A N/A N/A N/A

Tổng Nguồn Vốn 594,881 579,053 574,307 544,574

Lợi ích của cổ đông thiểu số

N/A N/A N/A N/A

39

Một số biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng qua các năm của Bibica

Nhận xét: Theo bảng trên, có thể nhìn ra tình hình chung của công ty Bibica trong giai đoạn phát triển dài từ 2005-2013. Công ty Bibica có chiều dài lịch sử, qua mỗi năm càng phát triển mạnh, làm ăn có hiệu quả hơn. Cụ thể là, giai đoạn 2005- 2009, tổng doanh thu của công ty tăng đều theo các năm(theo biểu đồ tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận). Tuy lợi nhuận sau thuế tăng không ổn định, giảm năm 2008 nhưng tình hình chung là tăng, năm 2009 lợi nhuận đã tăng gấp 5 lần so với năm 2005 trong khi doanh thu năm 2009 chỉ tăng gấp đôi so với năm 2005.

Riêng giai đoạn 2009-2013, là giai đoạn phát triển nhiều biến động, cả về doanh thu và lợi nhuận. Năm 2009-2011, doanh thu của công ty tăng nhưng lợi nhuận lại có chiều hướng giảm. Doanh thu năm 2009 là 626,954 tỷ đồng và lợi nhuận là 64,301 tỷ đồng, đến năm 2010 doanh thu là 787,751 tỷ đồng tăng so với 2009 nhưng lợi nhuận là 44,779 tỷ đồng giảm còn 70% so với 2009. Giai đoạn 2010-2011, doanh thu và lợi nhuận cùng tăng sau đó lại giảm ở năm 2012 rồi tăng vào năm 2013. Cụ thể là, doanh thu các năm 2011-2013 lần lượt là 1000,308 tỷ, 929,653 tỷvà 1052,963 tỷ tương ứng với lợi nhuận là 55,329 tỷ, 32,464 tỷ và 57, 305 tỷ. Ta thấy doanh thu tuy tăng giảm cùng với lợi nhuận nhưng tỉ lệ tăng giảm và tỷ lệ tăng giảm nhỏ hơn so với tỉ lệ tăng giảm lợi nhuận. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng một phần đến doanh thu của công ty và thứ hai là do năm 2012 công ty có chính sách phát triển hệ thống phân phối cả về chiều rộng và chiều sâu, cùng với việc số lượng nhân viên bán hàng tăng 40%, lợi nhuận của công ty giảm mạnh so với năm 2011, còn 58,67% so với 2011.

Qua tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2005-2013, biểu hiện công ty khá tốt, hiệu suất kinh doanh cao, khả năng quản trị hợp lí.

40

4.2. Phân tích hi ệu quả sản xuất kinh doanh

Bảng một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

STT Q1

2014 2013 2012 2011 2010

Tỷ lệ tài chính

1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 50% 56% 50% 54% 44%

2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 50% 44% 50% 46% 56%

3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 19% 26% 25% 27% 28%

4 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 24% 36% 33% 37% 39%

5 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn

vốn 81% 74% 75% 73% 72%

6 Thanh toán hiện hành 262% 213% 203% 201% 181%

7 Thanh toán nhanh 189% 171% 139% 144% 118%

8 Thanh toán nợ ngắn hạn 61% 72% 26% 29% 48%

9 Vòng quay Tổng tài sản 242% 134% 120% 129% 105%

10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 486% 253% 232% 265% 233%

11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 299% 179% 161% 179% 148%

12 Vòng quay Hàng tồn kho 1,211% 695% 551% 596% 614%

13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh

thu thuần 4% 5% 3% 6% 6%

14 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu

thuần 3% 4% 3% 5% 5%

15 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài

sản (ROA) 7% 6% 3% 6% 6%

16 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE)

9% 8% 4% 8% 8%

Tỷ lệ tăng trưởng tài chính

1 Lợi nhuận trên vốn đầu tư

(ROIC) 4% 6% 4% 7% 7%

2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu -100% 13% -7% 27% 26%

3 Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) -39% 73% -44% 11% -27%

4 Vốn chủ sở hữu -100% 3% 1% 5% 4%

5 Tiền mặt -100% 207% -18% -32% -56%

Tỷ lệ Thu Nhập

1 Cổ tức tiền mặt N/A N/A 18% 12% 10%

41

4.2.1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Biến động 2012/2011 Biến động 2013/2012

ST TL ST TL

DT thuần (70.655) (7,06) 123.310 13,26

Nhận xét: Trong giai đoạn 2011-2013, nhìn chung doanh thu thuần của công ty Bibica tăng. Cụ thể là, trong giai đoạn 2011-2012, doanh thu thuần của công ty giảm 70,655 tỷ đồng( tương ứng với 7,06%) nhưng giai đoạn 2012-2013 công ty đã tăng doanh thu thuần của mình lên 123, 310 tỷ đồng(tương ứng 13,26%). Giải thích cho hiện tượng này là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới vào

năm 2011. Tuy vậy, công ty không bị giảm mạnh doanh thu và ngay năm sau công ty đã tăng nhanh doanh thu( trên 10%). Chứng tỏ rằng công ty có khả năng hoạt động cũng như nền tảng tài chính lớn.

4.2.2. Phân tích chi phí

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Biến động 2012/2011 Biến động 2013/2012

ST TL ST TL

Chi phí tài chính (9.258) (68,76) (4.372) -

Chi phí QLDN 1.213 2,63 (4.438) (9,38)

Chi phí bán hàng 2.319 1,22 42.425 22,18

Tổng chi phí hoạt động (8.726) (3,47) 33.615 13,84

Nhận xét: Trong giai đoạn 2011-2013, chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng, tuy trong giai đoạn 2011-2012, chi phí của doanh nghiệp có giảm nhưng không đáng kể, ở mức là 8,726 tỷ đồng nhưng đến giai đoạn 2012-2013, chi phí đã tăng thêm 33,615 tỷ, gấp gần 4 lần. Nguyên nhân là do doanh nghiệp tăng mạnh chi phí bán hàng để khắc phục hậu quả cũng nhử để kích cầu sau giai đoạn suy thoái 2011

42

4.2.3. Phân tích lợi nhuận

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Biến động 2012/2011 Biến động 2013/2012

ST TL ST TL

Tổng LN trước thuế (22.865) (41,33) 24.841 76.5

LN từ HĐ SXKD (24.653) (45,99) 29.553 102,08

LN khác 1.428 82,83 (4.352) -

Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy, trong khoảng từ 2011-2012, lợi nhuận giảm mạnh, giảm 22,865 tỷ đồng, chủ yếu là từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận khác có tăng nhưng không đáng kể, không đủ để bù đắp phần lỗ mà sản xuât kinh doanh mang lại. Nhưng trong thời gian từ 2012-2013, tình hình lại biến chuyển ngược lại, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh, lợi nhuận khác giảm và tổng lợi nhuậ trước thuế tăng. Công ty Bibica đặc thù là công ty sản xuất nên hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm vai trò quan trọng. Việc công ty sau thời gian khủng hoảng đã làm tăng được lợi nhuận của công ty chứng tỏ khả năng tổ chức và quản lí tốt.

4.2.4. Phân tích tình hình tài chính

 Phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn.

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy tổng tài sản của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2010, tổng TS đạt 758,841 tỷ đồng đến năm 2013 đạt 808,294 tỷ đồng. Các khoản tiền và tương đương tiền tăng lên cho thấy khả năng thanh toán nhanh của Cty ngày càng tăng so với trước đây. Tuy nhiên nhìn theo chiều dọc thì tuy tiền mặt có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng ít trong TSNH, còn HTK vẫn chiếm tỷ trọng lớn bởi vì thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào các dịp lễ tết nguyên đán với các loại như bánh mứt…được tiêu thụ rất mạnh. Tính từ năm 2010 đến năm 2013 nhìn chung HTK của cty đã giảm dần cho thấy DN đã có hướng đi đúng đắn. tiền mặt ít đồng nghĩa với việc các khoản phải thu khách hàng tăng lên. Cụ thể từ năm 2010 đến 2013 tăng từ 78,425 tỷ lên 191,466 tỷ đồng. điều này làm giảm khả năng thanh toán của DN nếu tình trạng này kéo dài có thể gây khó khăn về vốn.

43 TSCĐ của cty tăng dần qua các năm, đáng chú ý là năm 2010 lên tới 401,407 tỷ đồng cho thấy DN đã đầu tư thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại.

Về phần nguồn vốn, các khoản nợ của DN qua các năm thay đổi không đáng kể, trong đó các khoản nợ DH giảm xuống rõ rệt cho thấy khả năng trả nợ, khả năng tự chủ về vốn của DN tăng lên, nhưng vì nợ NH tăng lên với tỷ lệ tương đương với tỷ lệ giảm của nợ DH nên tổng các nợ phải trả của DN không thay đổi qua các năm.

 Phân tích khả năng thanh toán.

Hệ số thanh toán hiện hành của cty tăng nhanh qua các năm, năm 2010 đạt 1,81 đến năm 2013 đạt 2,62 cho TS lưu động và các khoản đầu tư NH của DN tăng cao. Hệ số này cho thấy cứ 1 đồng nợ NH được đảm bảo bằng 2,62 đồng giá trị TSNH. Hơn nữa tỷ số này lớn hơn 1 cho thấy cty hoàn toàn có khả năng trả nợ trong vòng 1 năm tới.

Hệ số thanh toán nhanh của BBC cũng tăng dần qua các năm và năm 2013 là 1,89 nghĩa là có 1,89 đồng sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ NH, tỷ số này so với toàn ngành thì chưa đáng lo ngại. tuy nhiên về lâu dài thì DN cần phải tăng hơn nữa TS lưu động và giảm HTK để tăng khả năng thanh toán nợ của mình.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn năm 2010 là 0,29 đến năm 2011 giảm xuống còn 0,26 rồi tăng nhanh lên 0,61 vào năm 2013. Điều này cho thấy tình hình sẩn xuất kinh doanh của DN đang phát triển tốt, DN có khả năng thanh toán các khoản nợ NH trong thời gian tới.

44

Kết luận

Qua bài trên, nhóm chúng tôi đã phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa với vị trí là công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Để đưa công ty đi lên thì các nhà quản lý cấp cao phải có các chiến lược sản suất và kinh doanh đúng đắn. Ngành sản xuất bánh kẹo của nước ta đã có những bước đi khá tốt, hi vọng rằng trong những năm tới lượng bánh kẹo của nước ta không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà sẽ xuất khẩu sang thị trường nước bạn với các sản phẩm đạt chất lượng cao để góp phần giúp các DN phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tích chiến lược quản trị kinh doanh của công ty cổ phần Bibica (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)