Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Tiểu luận cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (Trang 28 - 30)

Qua các nhiệm kỳ Chính phủ, số lượng các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ngày càng giảm dần như sau:

- Cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất: từ 19 cơ quan ở cấp tỉnh và 12 cơ quan ở cấp huyện giảm xuống còn 17 cơ quan ở cấp tỉnh và 10 cơ quan ở cấp huyện.

- Cơ quan chuyên môn được tổ chức đặc thù ở từng địa phương theo tiêu chí, điều kiện do Chính phủ quy định: từ 7 cơ quan ở cấp tỉnh và 3 cơ quan ở cấp huyện giảm xuống còn 3 cơ quan ở cấp tỉnh và 01 cơ quan ở cấp huyện.

- Tiếp tục phân định rõ hơn chức năng, mô hình tổ chức của chính quyền đô thị với chính quyền ở nông thôn để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Thứ mười: Đẩy mạnh phân cấp quản lý gắn với giảm quan hệ “xin – cho” và kiểm soát thủ tục hành chính, trong việc thực hiện thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước.

Cải cách Bộ máy hành chính Nhà nước ta hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể :

Quá trình xây dựng và ban hành đầy đủ các nghị định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành trung ương đã mang lại kết quả quan trọng, khắc phục những chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan thực hiện và phân cấp cho chính quyền địa phương.

Bước đầu phân biệt hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước với hoạt động của đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công.Thông qua các thể chế về nhân sự, tổ chức, tài chính công, đã tạo lập được những cơ sở để tiếp tục quá trình tách hành chính với doanh nghiệp, hành chính với sự nghiệp theo quan điểm của Nghị quyết Đại hội IX của Đảng.

Nhà nước ta đã phân biệt và chỉ đạo tách bạch giữa chức năng quản lý hành chính nhà nước với quan hệ quản lý nội bộ trong các đơn vị kinh tế.

Điều đó tạo sự chủ động và thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong nền kinh tế.

Trên cơ sở phân định rõ chức năng để sắp xếp, điều chỉnh, thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ theo nguyên tắc tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trong phạm vi cả nước, nhưng có bước đi phù hợp với năng lực và trình độ lãnh đạo, quản lý của cán bộ, công chức và các nguồn lực đáp ứng cho vận hành của bộ máy hành pháp.

Chúng ta đã thực hiện cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính vừa có sự thay đổi và tinh gọn đầu mối, vừa tránh trùng lắp để tạo hiệu quả hiệu lực quản lý cao nhất. Ví dụ : Hiện nay nhà nước ta đã tinh giảm còn 20 bé, 6 cơ quan ngang bé, 13 cơ quan thuộc Chính phủ.

Trong việc kiện toàn tổ chức của UBND các cấp, đã giảm bớt đáng kể số lượng đầu mối các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện so với trước thời kỳ thực hiện CCHC. Ở cấp tỉnh, các sở và các đơn vị tương đương đã thu gọn xuống còn trên 20 đầu mối; cấp huyện từ 16 đầu mối giảm xuống còn 12 đầu mối. Về cơ bản đã định hình được số cơ quan chuyên môn thuộc cơ

cấu tổ chức "cứng" và một số cơ quan thuộc cơ cấu tổ chức "mềm" theo tiêu chí đặc thù của từng địa phương.

Ngày càng phân định rõ hơn chức năng của Chính phủ, các bộ, ngành T.Ư và của UBND mỗi cấp trên địa bàn.

Những cải cách trên đây đã góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong thời gian qua, đồng thời làm cho bộ máy Nhà nước trở nên gần dân hơn, khắc phục nhiều bất cập vốn có trong thời cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)