Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái tại lớp lá 1 trường mầm non hoa pơ lang (Trang 25 - 30)

Khi vận dụng linh hoạt sáng tạo các giải pháp trong hoạt động giáo dục làm quen chữ cái giúp trẻ phát triển về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và ngôn ngữ một cách rõ rệt. Trẻ tham gia học tập một cách tích cực, hứng thú, biết cách cầm sách vở, đọc thuộc các chữ cái, biết cách ngồi tô, tô trùng khít các chữ cái theo dấu chấm và viết chữ cái theo sự sáng tạo của trẻ, từ đó hình thành ở trẻ những kĩ năng, kĩ xảo trong hoạt động làm quen chữ cái.

Kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài đó là:

TT Nội dung đánh giá Khảo sát tháng 12/2017 Khảo sát tháng 12/2018 Đạt Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Đạt Tỷ lệ (%) CĐ Tỷ lệ (%)

1 Trẻ nhận biết vàphát âm đúng phát âm đúng

11/32 34,4 21/32 65,6 31/39 79,5 8/39 20,5

2 Trẻ cầm vở, để vở,ngồi tô đúng tư thế ngồi tô đúng tư thế

14/32 43,8 18/32 56,2 36/39 92,3 3/39 7,7

3 Trẻ tô, vẽ đúng chữcái cái

12/32 37,5 20/32 62,5 34/39 87,2 5/39 12,8

4 Trẻ tích cực, hứngthú tham gia hoạt thú tham gia hoạt động làm quen chữ cái 10/32 31,2 22/32 68,8 37/39 94,9 2/39 5,1 5 Trẻ biết cách cầm sách, mở sách và “đọc” sách 14/32 43,8 18/39 56,2 35/39 89,7 4/39 10,3

Qua bảng khảo sát trên tôi nhận thấy chất lượng giáo dục môn làm quen chữ cái tăng lên rõ rệt, chứng tỏ việc vận dụng các giải pháp, biện pháp trên đạt hiệu quả cao.

Đối với trẻ: Trẻ mạnh dạn, tự tin, hòa đồng với các bạn, hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động làm quen chữ cái, có mối quan hệ gần gũi, cởi mở với cô giáo. Trẻ có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động làm quen chữ cái; yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động làm quen chữ cái; nhận dạng được các chữ cái đã học, biết cách cầm sách vở, ngồi tô đúng tư thế, tô trùng khít chữ theo nét chấm mờ, sao chép được chữ cái, “đọc” được sách theo hướng từ trái sang phải và từ dòng trên xuống dòng dưới, Nhận thức của trẻ cũng tăng lên, vốn từ vựng Tiếng Việt của trẻ phong phú, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, yêu thích cái đẹp, thích đến trường tới lớp mầm non đồng thời trẻ cũng khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, ứng xử khéo léo trong giao tiếp...

Đối với giáo viên: Có thêm kiến thức và nhiều kinh nghiệm giảng dạy, có sự linh hoạt, sáng tạo trong khi tổ chức bộ môn làm quen chữ cái. Khả năng truyền thụ

kiến thức của cô được nâng cao rõ rệt. Biết xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của trẻ trong lớp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Đối với phụ huynh: Ngày càng tin tưởng giáo viên và nhận thấy được sự cần thiết phải giúp trẻ phát triển tốt về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ nói chung, giáo dục làm quen chữ cái nói riêng. Thường xuyên trao đổi với cô giáo về cách giáo dục làm quen chữ cái cho trẻ khi ở nhà, nhằm mang đến sự phát triển tốt nhất về ngôn ngữ cho trẻ.

Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị I. Kết luận:

Việc sử dụng linh hoạt sáng tạo các giải pháp trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Làm quen chữ cái cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Hoa Pơ Lang nói riêng, có nhiệm vụ hết sức đặc trưng là nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận và thể hiện cái đẹp, phát triển ngôn ngữ, hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, góp phần hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học ở trường Phổ thông. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài cho trẻ ở lớp tôi, tôi nhận thấy rằng giáo viên cần chuẩn bị nhiều đồ dùng, đồ chơi đa dạng, hấp dẫn và sáng tạo, thu hút sự chú ý của trẻ, cho trẻ tham gia làm đồ dùng trong hoạt động và được sử dụng sản phẩm do mình làm ra; thực hiện đúng phương pháp bộ môn; sáng tạo và linh hoạt về hình thức tổ chức. Nội dung dẫn dắt vào các hoạt động phải tùy vào từng đề tài, lồng ghép theo chủ đề và chú trọng tích hợp các môn học khác. Khi thực hiện chú ý đến tính sự chủ động và sáng tạo của trẻ, không gò bó hay áp đặt trẻ. Luôn quan tâm đến từng cá nhân trẻ để nắm bắt đặc điểm tâm sinh lí, nhu cầu yêu thích các hoạt động làm quen chữ cái, khả năng nhận biết chữ cái của trẻ từ đó có hướng giáo dục trẻ đạt hiệu quả hơn.

Thông qua việc áp dụng đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái tại lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Pơ Lang”

vào thực tế, tôi nhận thấy đa số trẻ trong lớp mạnh dạn tự tin, đi học chuyên cần hơn, tích cực tham gia vào mọi hoạt động, sáng tạo trong hoạt động làm quen chữ cái. Bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hình thức giáo dục làm quen chữ cái. Xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, thống nhất. Giáo viên có nhiều hiểu biết, kiến thức sâu rộng về chăm sóc giáo dục trẻ. Biết cách xử lý tình huống, chịu khó nghiên cứu tài liệu giảng dạy. Thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm để xây dựng tiết dạy tốt hơn. Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non là bài học giúp giáo viên có kiến thức vững vàng trong công cuộc xây dựng và đổi mới giáo dục hiện nay, trong đó có giáo dục mầm non. Vì vậy, không ngừng phát huy những thành tích đã đạt được, giáo viên tiếp tục tìm tòi, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Các bậc phụ huynh học sinh biết quan tâm đến việc học tập của con em mình, chủ động phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

II. Kiến nghị:

Đối với Phòng giáo dục: Tổ chức nhiều tiết dạy mẫu cho giáo viên tham gia học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục làm quen chữ cái nói riêng.

Đối với nhà trường: Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho các môn học nói chung và môn làm quen chữ cái nói riêng nhằm giúp trẻ tích cực, hứng thú trong học tập và vui chơi.

Trên đây là những kinh nghiệm khi tổ chức hoạt động làm quen chữ cái mà bản thân tôi đã thực hiện nhằm phát huy tính tích cực, hứng thú của trẻ. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái tại lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Pơ Lang”

không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của Ban giám hiệu nhà trường, của các cấp quản lí giáo dục và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi ngày càng hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao nhất cho trẻ.

Durkmăl, ngày 31 tháng 12 năm 2018

Người viết

Nguyễn Thị Hồng Đào

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

... ... ...

TM/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Hiệu trưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Thị Xuân Nhi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT Tên tài liệu Tác giả

1 Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)

TS. Trần Thị Ngọc Trâm- TS. Lê Thu Hương- PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết

2 Chương trình giáo dục mầm non Thông tư 28/2016/TT- BGDĐT - Sửa đổi Chương trình giáo dục mầm non

3

Tài liệu BDTX Năm 2013 gồm 44 mô đun.

BDTXGVMN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 36 /2011/TT- BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM một số biện pháp giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua môn làm quen chữ cái tại lớp lá 1 trường mầm non hoa pơ lang (Trang 25 - 30)