8. Kết cấu của luận văn
1.3 Bước đầu hình thành quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12 – 1986) chính thức
khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Đại hội xác định tư tưởng chỉ đạo cho quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước, sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất …
34
Để tạo tiền đề cho lực lượng sản xuất phát triển, giải pháp mang tính chất chiến lược là xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và xóa bỏ triệt để cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp. Đại hội VI xác định cơ chế quản lý nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới là: “Cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ” [26, tr. 65]. Trong đó, kế hoạch hóa là đặc trưng số một và sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa – tiền tệ là đặc trưng số hai của cơ chế quản lý kinh tế mới.
Kế hoạch hóa không thể là sự áp đặt chủ quan ý chí của nhà nước, mà là sự vận dụng tổng hợp các quy luật kinh tế cơ bản, gắn liền với sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế. Quản lý kinh tế bằng biện pháp hành chính mệnh lệnh, phải dần được thay thế bằng các phương pháp kinh tế là chủ yếu, với động lực thúc đẩy là sự kết hợp hài hòa lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân người lao động. Các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, tự chủ về tài chính. Hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh vừa là cơ sở để xây dựng kế hoạch, vừa là công cụ pháp lý đảm bảo thực hiện kế hoạch.
Trước đổi mới, Nhà nước trực tiếp giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các doanh nghiệp, trở thành nội dung tuyệt đối của kế hoạch hóa. Tại Đại hội VI, kế hoạch pháp lệnh chỉ được giới hạn sử dụng trong những trường hợp cá biệt, “việc giao kế hoạch pháp lệnh chỉ hạn chế trong một số chỉ tiêu thật cần thiết nhằm đảm bảo những cân đối cơ bản và những nghĩa vụ cam kết với nước ngoài” [26, tr. 68].
Công tác kế hoạch hóa được phân công, phân cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính – kinh tế của các cơ quan Nhà nước Trung ương và địa phương với chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở.
35
Để khắc phục hiện tượng các cơ quan quản lý hành chính – kinh tế can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, Đại hội VI chủ trương đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng “Nhà nước kiểm soát và điều khiển các xí nghiệp và đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế bằng pháp luật, chính sách kinh tế, chính sách tiến bộ kỹ thuật, thay cho sự can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp” [26, tr. 67].
Vận dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa – tiền tệ là đặc trưng thứ hai của cơ chế quản lý kinh tế, được Đại hội VI xác định “việc sử dụng quan hệ hàng hóa – tiền tệ đòi hỏi sản xuất phải gắn với thị trường, mọi hoạt động kinh tế phải so sánh chi phí với hiệu quả, các tổ chức và các đơn vị kinh tế phải tự bù đắp chi phí và có lãi để tái sản xuất mở rộng, tức là phải thực hiện hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa” [26, tr. 63 – 64]. Quan điểm này thể hiện sự phát triển trong nhận thức của Đảng về xác lập chủ thể của kinh tế thị trường cũng như xác định rõ phương thức sản xuất kinh doanh của các chủ thể đó trong cơ chế quản lý kinh tế mới. Xác lập và sử dụng quan hệ hàng hóa – tiền tệ đồng nghĩa với việc thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần gắn với thị trường; là căn cứ cơ bản điều chỉnh kế hoạch, phương thức sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế và của nền kinh tế nói chung.
Giải pháp được Đại hội VI coi là hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu trên là tiến hành phân cấp quản lý, đảm bảo quyền làm chủ của cả ba cấp: Trung ương, địa phương và các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Trong đó, quyền quyết định của Trung ương với những lĩnh vực then chốt và với những vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyền chủ động của địa phương trong quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương và quyền tự chủ của các đơn vị sản xuất, kinh doanh.
Để sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế trong cơ chế mới, Đại hội VI chủ trương đổi mới phương thức kinh doanh của hệ thống thương nghiệp quốc doanh, chuyển từ cơ chế bao cấp sang hoạt động theo thị trường, tự cân đối
36
nguồn hàng mua và bán ra thị trường, chỉ trừ một số mặt hàng nhạy cảm trong nền kinh tế do Nhà nước độc quyền quản lý. Việc lập một thị trường thống nhất trong toàn quốc được đặc biệt coi trọng, nhằm “để kích thích sản xuất phát triển, lập lại trật tự và ổn định thị trường, phải có chính sách mở rộng giao lưu hàng hóa, xóa bỏ tình trạng ngăn sông, cấm chợ, chia cắt thị trường theo địa giới hành chính” [26, tr. 69].
Về vấn đề giá cả, Đại hội VI chủ trương: “Chính sách giá cả phải vận dụng tổng hợp nhiều quy luật, trong đó quy luật giá trị có tác động trực tiếp. Giá cả phải phù hợp với giá trị, đồng thời phải phù hợp với sức mua của đồng tiền và tính đến quan hệ cung cầu” [26, tr. 70]. Phấn đấu thi hành chính sách một giá có tác dụng kích thích sản xuất và mở rộng lưu thông, … được xác định là mục tiêu quan trọng trong quá trình thiết lập cơ chế quản lý mới trong nền kinh tế.
Với những chủ trương trên, Đại hội VI bước đầu định hình cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới, …
Hạn chế của Đại hội VI là vẫn tách rời kế hoạch hóa và thị trường khi xem “kế hoạch hóa là đặc trưng số một”, và “sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa – tiền tệ là đặc trưng số hai”; vẫn duy trì cơ chế Nhà nước giữ độc quyền ngoại thương. Đó là “đối với những mặt hàng hoàn toàn do kinh tế quốc doanh sản xuất hoặc nhập khẩu, đương nhiên, thương nghiệp quốc doanh độc quyền bán trên thị trường và Nhà nước có biện pháp quản lý hành chính để đảm bảo sự độc quyền ấy” [26, tr. 69]. Tuy còn một số hạn chế, song những chủ trương đổi mới của Đại hội VI có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xác lập cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trên cơ sở những định hướng lớn của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Hội nghị Trung ương 2 (4 – 1987) bàn về phân phối lưu thông, Hội nghị Trung ương 3 (8 – 1987) bàn về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Đặc
37
biệt, Hội nghị Trung ương 3 đã đề ra chủ trương, biện pháp chuyển hoạt động của các xí nghiệp quốc doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế, thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở. Hội nghị còn bàn sâu về vấn đề khuyến khích sự ra đời của các hình thức liên kết kinh tế và về biện pháp xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế thị trường.
Những chủ trường nêu trên đã đặt “nền móng” cho sự ra đời của cơ chế quản lý mới. Tất cả các ngành kinh tế đều có những bước đổi mới quan trọng về cơ chế quản lý. Trong công nghiệp, việc chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa để thực hiện mục tiêu “bốn giảm” đã được triển khai sâu rộng, đặc biệt là từ sau khi có quyết định 217/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Trong nông nghiệp, tháng 4 – 1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 10 về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp. Từ đây, các hộ xã viên trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, được giao ruộng đất ổn định và lâu dài, các hợp tác xã chuyển sang hoạt động dịch vụ và định hướng mùa vụ, xóa bỏ hoàn toàn chế độ công điểm, thực hiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đối với người lao động.
Hội nghị Trung ương 2 và Trung ương 3 khóa VI, mặc dù có điều chỉnh giá theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí đầu vào, đầu ra và giảm bớt chỉ tiêu pháp lệnh. Nhưng cách làm đó vẫn tách rời kế hoạch với thị trường, vẫn là cơ chế hai giá, vẫn sử dụng biện pháp giao chỉ tiêu giá trị hiện vật cho doanh nghiệp. Phải đến Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (3 – 1989) mới chín muồi quan điểm thị trường vừa là đối tượng, vừa là căn cứ của kế hoạch hóa.
Hội nghị đưa ra chủ trương “thị trường tác động đến quá trình tái sản xuất chủ yếu thông qua giá cả. Trong quan hệ hợp tác và cạnh tranh, người sản xuất, người lưu thông và người tiêu dùng chủ động mua bán, thỏa thuận với nhau về giá, hình thành nên giá thị trường. Đối với các đơn vị kinh tế, đó chính là giá kinh doanh vừa phản ánh giá trị và phù hợp với sức mua của
38
đồng tiền, vừa chịu tác động của quan hệ cung – cầu. Giá cả trong nước gắn với giá cả thị trường quốc tế. Tỷ giá đồng Việt Nam và ngoại tệ phải phù hợp
với giá thị trường trong nước và giá thị trường quốc tế” [27, tr. 18].
Từ tư tưởng đột phá đó, tháng 3 – 1989, Nhà nước quyết định chuyển lương thực sang kinh doanh, xóa bỏ hoàn toàn chế độ bao cấp, phân phối lương thực. Cũng ở thời điểm này, 80% số lượng vật tư của nền kinh tế được chuyển sang kinh doanh, chỉ giữ lại 20% vật tư (bao gồm kim loại quý hiếm và kim loại màu) vẫn áp dụng giá phân phối. Lần đầu tiên nền kinh tế nước ta có hàng hóa đúng nghĩa. Từ đây, cơ chế thị trường được áp dụng thống nhất
trong toàn quốc (chỉ trừ điện, nước, xăng dầu, cước phí vận tải, …). Giá cả
diễn biến hàng ngày theo thị trường, kể cả những mặt hàng do Nhà nước kiểm soát. Đây là mốc đánh dấu bước chuyển quan trọng của nền kinh tế nước ta, một thị trường thông suốt trong toàn quốc đã được xác lập, tạo cơ sở quan trọng cho việc định hình cơ chế quản lý mới phù hợp – cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (9 – 1979) đến Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (3 – 1989) là quá trình tìm tòi những định hướng lớn, đặt nền móng cho việc xác lập cơ chế quản lý mới thay thế cho cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp. Tính đến năm 1989, cơ chế cũ đã bị phá bỏ một cách cơ bản, thay vào đó là sự xác lập của cơ chế mới, tạo những nguyên tắc cơ bản cho sự hình thành đồng bộ cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong suốt quá trình đổi mới.
Những chủ trương, biện pháp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ 1979 đến 1989, đặc biệt là đường lối đổi mới của Đại hội VI, đã tạo ra bước chuyển mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được Đảng khẳng định là chính sách nhất quán trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được nhân dân hưởng ứng tích cực và nhanh chóng đi vào cuộc sống. Quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế được phát
39
huy, nhiều tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân được khơi dậy; sản xuất, dịch vụ phát triển; tạo thêm nhiều việc làm và của cải cho xã hội, thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hóa.
Trong toàn bộ các biện pháp đổi mới cơ chế quản lý, cải cách giá được xác định là biện pháp trọng tâm, nội dung cốt lõi là chuyển từ hệ thống định giá hành chính sang giá thị trường. Đi đôi với cải cách giá, việc đổi mới chính sách lưu thông và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần điều hòa cung – cầu và giảm bớt chênh lệch về giá hàng hóa giữa các vùng. Việc chuyển vật tư hàng hóa sang kinh doanh, xóa bỏ tem phiếu, đi liền với tiền tệ hóa một bước chế độ tiền lương đã giảm hẳn các nhu cầu giả tạo và nạn tích trữ hàng hóa, vật tư, tình trạng bội chi ngân sách, tình trạng lãi giả, lỗ thật của nền kinh tế.
Công tác kế hoạch hóa từng bước chuyển từ kế hoạch hóa pháp lệnh sang kế hoạch định hướng là chủ yếu, bước đầu sử dụng các đòn bẩy kinh tế và lực lượng vật chất để đảm bảo cân đối tổng cung, tổng cầu trong nền kinh tế. Đồng thời đã xây dựng được chiến lược kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, vùng, mở rộng thông tin kinh tế, nâng cao vai trò của hợp đồng kinh tế trong sản xuất.
Trong lĩnh vực tài chính, thực hiện giảm các khoản chi có tính bao cấp, mở rộng quyền tự chủ tài chính cho cơ sở, thu hẹp các khoản đầu tư theo phương thức cấp phát, mở rộng đầu tư qua tín dụng ngân hàng, triển khai kinh doanh tiền tệ, ngoại tệ, vàng bạc, bước đầu thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt. Tình trạng lạm phát bước đầu được kiềm chế.
Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô là việc triển khai nhanh chóng cải tiến chế độ khoán, cơ chế quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp, mở rộng nhiều mặt quyền tự chủ kinh doanh của các xí nghiệp quốc doanh, tạo điều kiện phát huy vai trò chủ động sáng tạo của các đơn vị kinh tế và của người lao động. Nhờ đó, các cơ sở sản xuất bắt đầu
40
hướng theo nhu cầu của thị trường, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và cải tiến quản lý, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Cơ chế mới đã thổi một luồng sinh khí mới, thông thoáng, tạo cơ hội cho các thành phần kinh tế phát huy được tính chủ động, năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, làm giàu cho doanh nghiệp và đất nước.
Tuy nhiên, nhìn thổng thể, đến trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII (6 – 1991), cơ chế quản lý kinh tế mới tuy đã xác lập, nhưng chưa
đồng bộ, ảnh hưởng đến việc định hướng và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước theo cơ chế mới ở một số ngành kinh tế còn mờ nhạt, lỏng lẻo, nhất là khâu phân phối thu nhập trong các đơn vị kinh tế quốc doanh. Thương nghiệp quốc doanh còn lúng túng về phương thức hoạt động.
Trong quá trình chuyển đổi và xác lập cơ chế thị trường, bên cạnh mặt tích cực, trong nền kinh tế - xã hội cũng xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực. Không ít cơ sở làm ăn chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, bất chấp pháp luật như lừa đảo, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, … Sự sôi động trong quá trình chuyển đổi phương thức kinh doanh thương mại là tác nhân khiến cho tình trạng thương mại hóa nền kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng, làm biến dạng mô hình kinh tế. Nhiều đơn vị kinh tế có xu hướng chạy theo buôn bán để kiếm lời hơn là đầu tư để tạo ra nhiều hàng hóa, của cải cho xã hội.
Chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế mới là một quá trình, những nhân