Năm 2006 Công ty đã trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình theo tỷ lệ trích Nhà nước quy định theo định khoản:
Nợ TK642 : 357.617.800 Có TK335 : 357.617.800
Nhưng việc định khoản TK của công ty chưa chính xác với quy định của nhà nước.
3.3. Một số ý kiến đề xuất.
- ý kiến thứ nhất về CPNVLTT:
+ Công ty cần tổ chức kho tạm ở từng công trình để nhập kho bảo quản và xuất dần ra sử dụng, nhằm tiết kiệm vật tư , tránh mất mát hao hụt và tiện lợi cho việc xác định số vật tư chưa dùng đến ở công trình vào cuối kỳ sau khi đã kiểm kê kho tạm vào cuối kỳ.
+ Các nhân viên kinh tế đội cần lập bảng kê vật liệu còn lại chưa sử dụng cuối kỳ tính giá thành ở từng công trình để có căn cứ phản ánh chính xác hơn CPNVLTT phát sinh bằng cách lập bảng kê NVL còn lại cuối kỳ.
Ví dụ với Công trình nhà 18T2 theo bảng kê NVL chưa sử dụng cuối quý 3: 156.350.000 đồng và có bảng kê NVL còn lại chưa sử dụng cuối quý 4 là:(bằng kê NVL còn lại cuối kỳ- ngày sau)
Căn cứ bảng kê NVL còn lại cuối kỳ kế toán xác định lại CPNVL thực tế sử dụng cho công trình nhà 18T2 quý 4/2006 là:
156.350.000 + 5.436.469.774 – 420.500.000 = 5.172.319.774 (đồng) Kế toán nhập liệu theo định khoản:
Nợ TK621 : 5.172.319.774 Có TK331 : 5.172.319.774
Như vậy CPNVLTT công trình nhà 18T2 giảm một lượng là:
5.436.469.774 – 5.172.319.774 = 264.150.000 (đồng)
Do đó, giá thành thực tế công trình nhà 18T2 giảm : 264.150.000 do giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- ý kiến thứ hai về CPNCTT:
Theo số liệu trên Công ty đã trích BHXH, BHYT, KPCĐ của tiền lương công nhân trực tiếp (trong danh sách) tính vào TK622. Nhưng theo Quyết định số 1864/1998/QĐ - BTC về việc ban hành chế độ áp dụng cho các DNXL và theo chế độ kế toán hiện hành, các chuẩn mực kế toán:
TK6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh các khoản tiền lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản đội xây dựng; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội; khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng xe, MTC và nhân viên quản lý đội (Thuộc danh sách lao động trong doanh nghiệp).
Để đảm bảo việc hạch toán đúng chế độ Nhà nước, Công ty cần kế toán nghiệp vụ trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào TK 627 thay vì TK 622 theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất và định khoản như sau:
Nợ TK627(1) : 14.499.800 Có TK338 : 14.499.800
CT Có TK338(2) : 2.508.000 Có TK338(3) : 10.581.000 Có TK338(4) : 1.410.800
- ý kiến thứ ba về CPSDMTC
Công ty nên mở TK cấp 2 đối với TK623 gồm:
TK623(1): CP nhân công điều khiển MTC TK623(4) : CP khấu hao TSCĐ TK623(2): CP vật liệu TK623(7) : CP dịch vụ mua ngoài TK623(3) : CP dụng cụ sản xuất TK623(8) : CP bằng tiền khác
Với công trình nhà 18T2: CPSDMTC phát sinh tháng 12/2006 được hạch toán chi tiết vào chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK623(7) : 24.356.628 Nợ TK133(1) : 2.435.662 Có TK331: 26.792.290
- ý kiến thứ tư về tổ chức đánh giá lại TSCĐ:
Hàng năm công ty nên tổ chức đánh giá lại TSCĐ đặc biệt là các phương tiện vận tải, số hao mòn là căn cứ cần thiết để cố kế hoạch đổi mới và trang bị thêm TSCĐ cho công ty:
+Nếu TSCĐ giảm do đánh giá giảm, kế toán ghi: Nợ TK 412 ( chênh lệch đánh giá lại TS)
Nợ TK 214 (hao mòn TSCĐ) Có TK 211 (TSCĐ HH)
+ Nếu TSCĐ tăng do đánh giá tăng, kế toán ghi: Nợ TK 211 (TSCĐ HH)
Có TK 412 ( chênh lệch đánh giá lại TS)
-ý kiến thứ năm về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
Theo thông tư hướng dẫn số 105/2003/TT – BTC ngày 4/11/2003 hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán đợt 2 trong đó có chuẩn mực số 15: Hợp đồng xây dựng trong đó có mục Hạch toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình. Khi trích trước bảo hành công trình, ghi:
Nợ TK627 – Chi phí sản xuất chung Có TK335 – Chi phí phải trả
Để đảm bảo việc hạch toán đúng chế độ Nhà nước, Công ty hạch toán lại số tiền trích trước sửa chữa và bảo hành trên như sau:
Nợ TK627 : 357.617.800