Thiếu thông tin: □

Một phần của tài liệu Nhận diện những rào cản trong đổi mới công nghệ các làng nghề ở Tỉnh Nam Định ( nghiên cứu trường hợp Làng nghề cơ khí Xuân Tiến, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định (Trang 27)

các vấn đề phổ biến tại hầu hết các làng nghề. Bên cạnh đó, cơ sợ hạ tầng phục vụ cho phát triển làng nghề còn rất yếu và thiếu nên chưa phục vụ tốt được cho các khâu vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề cũng đang diễn ra rất nhức nhối tại các khắp các địa phương trên cả nước. Hầu hết các làng nghề Việt Nam hiện nay đã và đang bị ô nhiễm ở cả ba dạng: ô nhiễm nước, ô nhiễm rác thải và khí thải.

Cuối cùng, do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, không chỉ nền kinh tế đất nước lao đao mà các làng nghề lại càng phải chịu những ảnh hưởng nặng nề hơn do tình hình lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, sản xuất đình trệ, thị trường tiêu thụ bị bó hẹp lại, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn…

Trước những khó khăn và thách thức này, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực tự thân của các làng nghề mà còn phải có sự hỗ trợ từ nhà nước mà cụ thể là

các chính sách phát triển làng nghề để giúp quy hoạch lại các làng nghề, nâng cao sức cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững cho các làng nghề. Trong tình hình hiện nay, quan tâm và đầu tư cho đổi mới công nghệ chính là một giải pháp tối ưu nhằm tăng lực cạnh tranh cho các làng nghề

CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN NHỮNG RÀO CẢN TRONG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH NAM ĐỊNH

2.1. Hoạt động sản xuất và thực trạng công nghệ của các làng nghề ở tỉnh Nam Định

2.1.2. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nam Định

Nam Định nằm ở cực Nam châu thổ sông H ng. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông Nam giáp với biển Đông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 1.652,29 km2, được chia thành 10 đơn vị hành chính g m 9 huyện và một thành phố loại 2 trực thuộc tỉnh.

Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và Vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ, có mạng lưới giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho Nam Định phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế. Song mặt khác cũng là một thách thức lớn đối với Nam Định trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nưóc ngoài.

Nam Định có diện tích là 1.669 km². Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:

Vùng đ ng bằng thấp trũng: g m các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.

Vùng đ ng bằng ven biển: g m các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.

Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng

hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đ ng bằng sông H ng.

Theo điều tra dân dố 01/04/2009 Nam Định có 1.825.771 người với mật độ dân số 1.196 người/km².

Năm 2010 GDP tỉnh đạt 26.500 tỷ đ ng. Năm 2005, Cơ cấu kinh tế là: Nông-lâm-thuỷ sản: 29.5%, Công nghiệp-xây dựng: 36.5%, Dịch vụ: 34%.

2.1.2. Tổng quan về các làng nghề tỉnh Nam Định

Lịch sử hình thành và đặc điểm của làng nghề tỉnh Nam Định

Nam Định là một địa phương có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời. Trên mảnh đất này đã hình thành và phát triển nhiều làng nghề truyền thống, trải qua sự phát triển của lịch sử, có làng nghề bị mai một, mất đi, có làng nghề được phục dựng, có làng nghề ngày càng phát triển và cũng có thêm những làng nghề mới hình thành xuất phát từ nhu cầu của đời sống.

Các làng nghề phong phú về số lượng, đa dạng về nhóm ngành không chỉ là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh. Theo sách Kinh Bắc Phong Thổ Ký có ghi: “Nam Định có các làng nghề phát triển khá đa dạng, một số ngành nghề đã hình thành và nổi tiếng từ nhiều thế kỷ như nghề: đúc đ ng, nghề nuôi tằm tơ, chạm khắc gỗ… tập trung ở các vùng Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực và dọc sông Ninh Cơ và sông Đáy…

Làng nghề tỉnh Nam Định được hình thành và phát triển chủ yếu ban đầu phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội đặc biệt là phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tỉnh Nam Định đã phát triển, đổi mới với các sản phẩm mang ngày càng đa dạng, phong phú phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất và cho xuất khẩu.

Hiện nay theo thống kê của Sở Công thương tỉnh Nam Định có 94 làng nghề đang hoạt động, mỗi năm các làng nghề đóng góp từ 13 – 15 triệu USD vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, giải quyết việc làm cho một luợng lớn lao

động trong tỉnh. Năm 2004, công nghiệp dân doanh làng nghề của Nam Định đã chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thu nhập của làng nghề năm sau cao hơn năm trước, nhiều tỷ phú đã xuất hiện từ các làng nghề. Chính quyền tỉnh Nam Định luôn coi việc phát triển kinh tế làng nghề là nhiệm vụ quan trọng để đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn Nam Định.

Mô hình hình thành và phát triển làng nghề tỉnh Nam Định

Tương ứng với các giai đoạn lịch sử có thể tạm chia các mô hình hình thành và phát triển của các làng nghề tỉnh Nam Định như sau:

- Giai đoạn trước năm 1960: làng nghề được hình thành do yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng của người dân, trước hết là địa bàn khu vực. Mở đầu các ông tổ nghề dạy nghề cho những người trong gia đình, sau đó do yêu cầu phát triển và bảo vệ sản xuất trước sự tác động của xã hội và các cơ sở sản xuất khác đòi hỏi nghề phải lớn mạnh. Vì vậy, nghề đã được truyền dạy cho cả dòng họ, tiếp theo là cả làng. Để có vị trí nhất định trong xã hội và bảo vệ vững chắc nghề nghiệp của mình, các hộ sản xuất trong làng đã tập hợp nhau lại trong một tổ chức phường hội, mà ông chủ hội chính là ông tổ nghề. Làng nghề rèn Vân Chàng - huyện Nam Trực hiện vẫn còn lưu giữ ngôi đình thờ 3 ông tổ nghề rèn. Trên cơ sở các hộ sản xuất trong làng và phường hội nghề, làng nghề được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, phường hội nghề chỉ là tổ chức xã hội nghề nghiệp, chưa phải là một tổ chức kinh tế.

Mô hình tổ chức sản xuất của các cơ sở trong làng nghề giai đoạn này chỉ là mô hình hộ sản xuất. Sản xuất dựa vào sức người là chính, số lượng và chủng loại sản phẩm ít, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở địa bàn khu vực hoặc trong nước. Chưa xuất hiện sự hợp tác, liên kết sản xuất giữa các hộ trong làng nghề với cơ sở ngoài làng nghề. Trong giai đoạn này, mô hình hình thành và phát triển làng nghề được xác định như sau: Ông tổ nghề + Phường hội nghề Làng nghề. [http://quangba.namdinh.gov.vn/]

- Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1990: quan hệ sản xuất trong làng nghề đã có những bước phát triển cao hơn trước. Dưới tác động của các chính

sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, nhiều hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đã được thành lập. Vì vậy, trong làng nghề, bên cạnh mô hình hộ sản xuất còn có các hợp tác xã và tổ hợp tác.

Trong giai đoạn này, Nam Định có nhiều làng nghề với các hợp tác xã hạt nhân nổi tiếng trong cả nước. Điển hình là những làng nghề dệt và những hợp tác xã dệt Dịch Diệp, Phương Thành (Trực Ninh), Trung Tiến (Nam Trực); làng nghề cơ khí và các hợp tác xã cơ khí Tiền Tiến, Tân Tiến (Nam Trực),... Trình độ sản xuất của các làng nghề cũng được nâng lên một bước. Các cơ sở sản xuất trong các làng nghề đã sử dụng điện trong sản xuất, các hợp tác xã đã đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc, một số công đoạn sản xuất đã được cơ khí hoá. Việc liên kết, hợp tác sản xuất - kinh doanh giữa các hộ sản xuất, các hợp tác xã trong làng nghề với các doanh nghiệp nhà nước đã được hình thành và trở thành nhân tố tích cực, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của làng nghề phát triển. Sản xuất phát triển nên số lượng và chủng loại sản phẩm ngày một phong phú hơn, đáp ứng đáng kể nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường khu vực, tích cực tham gia xuất khẩu, nhất là sản phẩm khăn bông xuất khẩu của các làng nghề dệt Nam Định.

Trong những năm 1984 - 1990, mỗi năm, các làng nghề dệt Nam Định sản xuất 3 - 5 triệu chiếc khăn tắm xuất sang thị trường các nước Đông Âu và Liên Xô thông qua hợp đ ng sản xuất gia công với Xí nghiệp dệt nhuộm Sơn Nam (nay là Công ty dệt may Sơn Nam), Công ty dệt Nam Định và một số doanh nghiệp nhà nước khác. Giai đoạn này, các làng nghề truyền thống, làng nghề mới với hạt nhân là các hợp tác xã đã được hình thành và phát triển mạnh. Các ban quản trị hợp tác xã mà trước hết là chủ nhiệm đã thay thế vai trò của các ông tổ nghề. Mô hình hình thành và phát triển làng nghề trong giai đoạn này được xác định là: Chủ nhiệm + Hợp tác xã + Sự hỗ trợ của nhà nước Làng nghề. [http://quangba.namdinh.gov.vn/]

- Giai đoạn từ năm 1990 đến nay sau khi Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty (sau này là Luật doanh nghiệp) ra đời, nhiều làng nghề đã hình thành và phát triển dựa trên các nghề truyền thống và các nghề mới. Các

doanh nhân là các cá nhân có nghề, có vốn, có điều kiện, có năng lực kinh doanh (phần lớn là những xã viên hợp tác xã, công nhân các doanh nghiệp nhà nước đã nghỉ chế độ, có ý chí làm giàu) đã đứng ra thành lập các cơ sở sản xuất, mô hình hộ hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp càng phát triển càng cần nhiều lao động và sự lựa chọn trước nhất là tìm kiếm người lao động ở trong làng để truyền, dạy nghề. Vì thế, số lượng lao động biết nghề, làm nghề ngày càng tăng. Để gia tăng khả năng sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh, một số cơ sở sản xuất nhỏ đã liên kết với nhau thành các doanh nghiệp lớn hơn theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Đ ng thời, sau một thời gian, một số lao động có nghề trong các doanh nghiệp có đủ điều kiện đã tách ra thành lập các cơ sở sản xuất mới ở trong làng nghề làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn. Như vậy, sản xuất phát triển ra khắp cả làng.

Điển hình trong giai đoạn này là các làng nghề cơ khí truyền thống như làng nghề cơ khí Xuân Tiến (Xuân Trường); Yên Xá (Ý Yên); Vân Chàng (Nam Trực) và các làng nghề mới được hình thành từ các nghề mới như nghề kéo sợi, dệt lưới PE ở Hải Thịnh (Hải Hậu); Trực Hùng (Trực Ninh); làng nghề may Vĩnh Trị (Ý Yên),...

Với sự năng động của thành phần doanh nghiệp dân doanh, trình độ sản xuất ở giai đoạn này đã có bước phát triển cao hơn giai đoạn trước. Các doanh nghiệp, nhất là các cơ sở sản xuất sản phẩm cơ khí, đã quan tâm và chú trọng đầu tư thiết bị, máy móc, áp dụng công nghệ mới để nâng cao trình độ sản xuất và tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Đ ng thời, các doanh nghiệp trong làng nghề còn tăng cường hợp tác với các cơ sở sản xuất lớn khác ở bên ngoài làng nghề để cùng nhau giải quyết các vấn đề trong sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là vấn đề thị trường tiêu thụ.

Giai đoạn này chứng kiến sự lớn mạnh cả về quy mô, sản lượng, chủng loại và chất lượng của sản phẩm làng nghề. Một số doanh nghiệp đã thực hiện xuất khẩu trực tiếp như Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Oanh (Ý Yên), Công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Việt Nhật (Xuân Trường),... Mô hình làng nghề trong

giai đoạn này được xác định như sau: Doanh nhân + Doanh nghiệp + Sự giúp đỡ của Nhà nước Làng nghề. [http://quangba.namdinh.gov.vn/]

Trong thời gian vừa qua các làng nghề của tỉnh Nam Định đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô. Các làng nghề được phân bố theo các huyện, thành phố như sau:

Bảng 1: Các làng nghề phân bố theo địa bàn hành chính huyện và thành phố năm 2010 TT Tên huyện, thành phố Số làng nghề Tỷ lệ % so với tổng số làng nghề Số làng nghề truyền thống Tỷ lệ % so với tổng làng nghề truyền thống 1 Huyện Nam Trực 14 14,90% 2 11,1% 2 Huyện Trực Ninh 15 15,95% 6 33,3%

3 Huyện Hải Hậu 5 5,31% 0 0%

4 Huyện Xuân Trường 8 8,51% 1 5,5%

5 Huyện Nghĩa Hưng 13 13,83% 0 0%

6 Huyện Giao Thuỷ 1 1,06% 1 5,5%

7 TP Nam Định 2 2,12% 1 5,5%

8 Huyện Vụ Bản 11 11,71% 1 5,5%

9 Huyện Ý Yên 21 22,34% 5 27,8%

10 Huyện Mỹ Lộc 4 4,26% 1 5,5%

Cộng 94 100% 18 100%

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển làng nghề CN-TTCN tỉnh Nam Định 2007.

Từ khi đất nước bước vào nền kinh tế thị trường cho đến nay, các làng nghề của tỉnh Nam Định đã được khôi phục và phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2001 trên địa bàn tỉnh mới có 71 làng nghề, từ năm 2002 – 2004 đã hình thành thêm 10 làng nghề mới, đưa tổng số làng nghề năm 2004 lên 87 làng nghề, năm 2006 số làng nghề đạt đến con số 94 làng nghề. Con số 94 làng nghề được giữ ổn định đến nay. Các làng nghề phát triển mạnh nhất là các làng nghề cơ khí Xuân Tiến, Vân Chàng, Tống Xa, dệt Nam H ng, Dịch Diệp, Cự Trữ,…

Các sản phẩm chính của các làng nghề sản xuất đ gỗ, dệt may, cơ khí đúc và thủ công mỹ nghệ g m: Đ gỗ gia dụng các loại, sản phẩm khăn ăn các loại, các chi tiết máy, hàng hóa phục vụ sản xuất công nghiệp, các sản phẩm mây tre cuốn, sơm mài xuất khẩu và tiêu dùng nội địa…

Các sản phẩm truyền thống như sơn mài, đúc đ ng, đ gỗ gai dụng các loại,… vẫn được duy trì sản xuất. Với việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất đã giúp cải thiện điều kiện lao động, nâng cao năng suất lao động và tạo ra được các sản phẩm bền đẹp, mẫu mã đa dạng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Bảng 2: Phân loại các làng nghề tỉnh Nam Định theo ngành nghề năm 2010

TT Tên ngành nghề Số làng nghề Tỷ lệ % so với tổng số làng nghề Số làng nghề truyền thống Tỷ lệ % so với làng nghề truyền thống 1 Cơ khí 15 15,95% 5 27,8%

Một phần của tài liệu Nhận diện những rào cản trong đổi mới công nghệ các làng nghề ở Tỉnh Nam Định ( nghiên cứu trường hợp Làng nghề cơ khí Xuân Tiến, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)