Điều kiện để nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở khoa học và công nghệ thành phố Hồ Chí Minh thông quan việc vận dụng mô hình quản trị sáu Sig (Trang 68)

11. Kết cấu của luận văn:

3.1. Điều kiện để nâng cao chất lượng

Chất lượng đào tạo là một yếu tố sống còn của bất kỳ cơ sở đào tạo nào. Nó không chỉ là điều kiện cho sự tồn tại mà còn là cơ sở cho việc xác định uy tín, “thương hiệu” của một cơ sở đào tạo, là niềm tin của người sử dụng “sản phẩm” được đào tạo và là động lực của người học. Chính vì lẽ đó, việc quan tâm đến chất lượng đào tạo – đặc biệt ở bậc Đại học – trở thành một nhu cầu vừa bức xúc trước mắt, vừa là định hướng cho tương lai.

3.1.1. Cần có cơ sở vật chất tốt

Cơ sở vật chất của đào tạo là rất rộng, bao gồm các giảng đường, các phương tiện dạy học hiện đại... và đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất của đào tạo trở thành một điều kiện cho việc học tốt và dạy tốt, và nếu không có cơ sở vật chất đủ mạnh, sẽ không có thể nói đến nâng cao chất lượng đào tạo và kỳ vọng ở nó. Vì vậy cần có liên kết Doanh nghiệp tận dụng tiềm lực doanh nghiệp như các xưởng thực hành, máy móc thiết bị hiện đại của doanh nghiệp để phục vụ thực hành cho sinh viên.

Để có một đội ngũ giảng viên giỏi, có học hàm, học vị cao về công tác lâu dài tại trường là vấn đề không dễ dàng, đặc biệt quá trình đó lại diễn ra trong sự cạnh tranh, nhằm thu hút cán bộ khoa học và kỹ thuật. Đứng trước bối cảnh này, Nhà trường đang có chủ trương mời gọi các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Nhà khoa học đã về hưu về công tác tại trường, và tận dụng đội ngũ cán bộ KHCN của DN tham gia giảng dạy song song với việc giảng viên cơ hữu tham gia NCKH và SX ở DN nâng cao chất lượng. Thầy truyền đạt những kiến thức gì mà xã hội đang cần, chứ không phải truyền đạt những kiến thức mà người thầy đang có.

3.1.3. Sinh viên có động lực học tốt

Nhà trường cần đào tạo ra những SV có khả năng thích ứng cao, quan trọng hơn là những SV có động lực học tốt. Muốn vậy, cần có sự đỗi mới về chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng giảm tải liều lượng lý thuyết, tăng kiến thức thực tế, thực hành; chú trọng hơn các môn học mang tính liên ngành và các môn học kỹ năng; giảm tải chương trình chính khóa tăng chương trình ngoại khóa, khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động xã hội. Lấy SV làm trung tâm. Chuyển sang kinh tế thị trường, sinh viên ngày càng được chủ động hơn trong việc chọn ngành , trong việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Để gắn kết hơn nữa giữa đào tạo với sử dụng, giữa nhà trường với xã hội phải đề cao hơn nữa vai trò của sinh viên - đầu ra của cơ sở đào tạo, đầu vào của các cơ sở sử dụng. Nhà trường có thể tận dụng được sự hỗ trợ về địa bàn thực tập, thực tế cho sinh viên, cơ sở vật chất và tài chính cho phát triển nhà trường từ phía các nhà sử dụng. Thông qua liên kết NT và DN, nhà trường có thể khai thác sức mạnh nghiên cứu ứng dụng và lôi cuốn SV vào các hoạt động đó, tạo cơ hội cho họ được sống trong môi trường trẻ trung sôi động và thách thức của doanh nghiệp. Nắm bắt kịp thời những gì đang diễn ra trong đời sống thực tế, bằng các buổi báo cáo ngoại khoá của các cơ sở sản xuất- kinh doanh giúp sinh viên đối chiếu với những gì được tiếp thu ở giảng đường và từ đó, củng cố thêm kiến thức đã học.

3.2 Liên kết nhà trường và doanh nghiệp

3.2.1 Huy động cơ sở hạ tầng DN phục vụ đào tạo

+ Xây dựng mục tiêu kế hoạch:

DN giúp NT xây dựng chiến lược đào tạo, mục tiêu , nội dung chương trình đào tạo, nội dung môn học.

NT giúp DN hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, định hướng mở ngành nghề sản xuất kinh doanh mới

+ Nâng cao trình độ đội ngũ:

DN tạo điều kiên để đội ngũ GV nhà trường thiếp cận thực tế, phối hợp giảng dạy tại doanh nghiệp giúp cho họ cập nhật kiến thức và công nghệ mới. DN cử chuyên gia tham gia hội đồng NT, hội đồng khoa học, chấm thi thực hành của sinh viên.

NT mở các lớp bồi dưỡng ngắn học, cập nhật kiến thức, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ chuyên gia, giảng viên thỉnh giảng . Cử giảng viên tham gia hội đồng chấm tuyển dụng nhân lực, nâng lương, nâng bật hội thi chuyên môn kỹ thuật do DN tổ chức

+ Cơ sở vật chất:

DN hợp tác về cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị, vật liệu hiện có NT Hợp tác về tài liệu, thư viên điện tử, công nghề phần mềm.

3.2.2. Thầy giáo tham gia sản xuất và NCKH

Để nâng cao chất lượng thầy và làm lợi cho DN

3.2.3. Huy động cán bộ DN tham gia đào tạo

Qua khảo sát 6 doanh nghiệp trên cho thấy số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý , nhân lực KH&CN là 343 người có trình độ từ Cao đẳng trở lên, đa số kinh nghiệm từ 10 năm trở lên, có khả năng huy động vào hướng dẫn thực tập dạy thực hành, phối hợp nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tạo sản phẩm mới.

3.2.4. Đào Tạo theo địa chỉ là động lực thúc đẩy sinh viên tích cự học tập

Gắn kết đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp, nhà trường nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu đào tạo về quy mô, cơ cấu và trình độ, đồng thời các nhà sử dụng lao động phải tư vấn hoặc trực tiếp đặt hàng với nhà trường về đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của doanh nghiệp. Sinh viên được tiếp cận, sử dụng thiết bị doanh nghiệp hiện có, sinh viên làm việc ở doanh nghiệp trong khi học vừa giải quyết nhân lực cho DN, cơ hội cho DN lựa chọn nguồn nhân

3.3. Một số mô hình

3.3.1. Điều kiện hình thành dự Án

Việc gắn kết hai bên là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Nhà trường sẽ điều chỉnh công tác đào tạo nhờ luôn có thông tin cập nhật của thị trường lao động, DN yên tâm về chất lượng nhân lực và lao động được thụ hưởng các kỹ năng nghề mới nhất. Việc tiếp cận cần chủ động từ hai phía. Nhà trường cần chủ động thay đổi quan niệm: Đào tạo cái mình đang có. Thay vào đó, nhà trường cần hướng tới những điều mà DN đang cần. Với DN, việc đào tạo lại là bài toán đòi hỏi tầm nhìn và chiến lược lâu dài về phát triển bền vững, trách nhiệm với người lao động, góp phần nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo trong xã hội.

Nhà trường với tư cách là nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền KT-XH nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Tất nhiên, đó phải là những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của xã hội. Trong khi đó về phía các DN lại đang đứng trước nhiều thách thức, giữa nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doạnh, đổi mới công nghệ nhưng lại khan hiếm đội ngũ lao động có học vấn và có tay nghề - nhân tố quyết định sự thành bại trong quá trình cạnh tranh trên thương trường, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đành rằng, trong thị trường lao động ở nước ta hiện nay không thiếu những người có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ hành nghề đang khao khát được có việc làm. Nhưng để tuyển dụng được số lao động đáp ứng đúng yêu cầu chuyên môn của doanh nghiệp thì lại không nhiều, mà nếu có tuyển dụng được thì phần lớn trong số đó phải được doanh nghiệp đào tạo lại mới có thể sử dụng được. Đó là một nghịch lý. Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, thì nghịch lý ấy ngày càng bộc lộ rõ nét, gây nên sự lãng phí rất lớn về công sức và tiền bạc của nhiều người. Để khắc phục nghịch lý ấy, chỉ cần nhà trường và các doanh nghiệp ngồi lại với nhau, thống nhất mục tiêu đào tạo, cam kết hỗ trợ và tuyển dụng theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Trong đó, sự chủ động từ phía nhà trường vẫn là quan trọng nhất vì muốn sản phẩm “bán” được thì phải bảo đảm chất lượng. Về phía Nhà nước, cần có những chính sách thông thoáng, phù hợp để nhà trường tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo của mình. Chẳng hạn, nhà trường được tự chủ trong việc tuyển chọn đối tượng thụ hưởng sản phẩm của mình;

Nhà doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm chung sức cùng NT trong quá trình đào tạo. Ở nhiều nước trên thế giới, DN phải trả phí đào tạo nếu muốn có được nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu của chính mình. Còn ở nước ta hiện nay, DN chỉ dừng lại ở việc nhận sinh viên thực tập (nhưng rất hạn chế); giao lưu với sinh viên; hỗ trợ một phần trang thiết bị nếu có ký kết đào tạo... Nhìn chung, hiện nay vẫn phổ biến tình trạng DN là người thụ hưởng nhưng lại chẳng mất công sức gì trong suốt quá trình “sản xuất” ra sản phẩm.

3.3.2. Các mô hình dự án

Nhà trường và doanh nghiệp ký kết các văn bản thoả thuận hợp tác toàn diện để đặt hàng, hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Kết hợp DN và NT trong giảng dạy, trong các công trình NCKH, chuyển giao công nghệ. Giảng viên vừa giỏi lý thuyết, có kinh nghiệm thực tế, có những ý tưởng khoa học khi đi thực tế, đồng thời các kỹ sư lành nghề có điều kiện phối hợp giảng dạy thực hành cho người học, NCKH. Doanh nghiệp đặt hàng nhân lực theo yêu cầu.

Kết hợp nhà trường doanh nghiệp trong công tác tổ chức cán bộ có sự lồng ghép giữa lãnh đạo trường và lãnh đạo doanh nghiệp; thành lập các hội đồng trường với sự tham gia của các bên trong và ngoài trường; kết hợp bộ môn và phân xưởng, dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp; kết hợp cùng thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng trong thực tiển tại doanh nghiệp.

Kết hợp đội ngũ giảng dạy thực hành là các kỹ sư có tay nghề bậc cao, có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc hướng dẫn và hợp tác trao đổi với đội ngũ giảng viên nhà trường.

Doanh nghiệp đặt hàng những đề tài nghiên cứu khoa học hoặc đề tài của nhà trường có giá trị thương mại được doanh nghiệp sử dụng, hoặc cả hai bên kết hợp nghiên cứu một đề tài cùng quan tâm kết hợp chuyển giao công nghệ

Kết hợp sử dụng và quản lý các trang thiết bị của doanh nghiệp trên cơ sở cả hai bên cùng có lợi.

Kết hợp xây dựng mục tiêu chương trình môn học và ngành học, mở ngành học mới khi thực tế đòi hỏi.

Kết hợp đào tạo và tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực phù hợp (HSSV đã

có thời thực hành, thực tập và làm quen với môi trường, kỷ luật doanh nghiệp) mà

không mất thời gian đào tạo lại.

* Các giải pháp:

- Nhà trường cần thành lập bộ phận tư vấn nghề nghiệp và việc làm quan hệ thường xuyên với phòng tổ chức nhân sự doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động, hội cựu sinh viên nhà trường. Mở hội nghị khách hàng là các nhà quản lý doanh nghiệp thành đạt và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo, để nắm bắt thông tin và phối hợp hoạt động. Thăm dò thông tin phụ huynh HSSV là các nhà doanh nghiệp (thông qua hội phụ huynh) để tìm hiểu nhu cầu nhân lực, nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ để cùng phối hợp hoạt động.

- Tổ chức các cuộc hội thảo về việc làm, giới thiệu các đề tài nghiên cứu khoa học, nguồn nhân lực đang đào tạo để doanh nghiệp biết và đặt hàng.

- Đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Trên cơ sở hai bên cùng quan tâm tiến tới bàn bạc xây dựng các dự án khả thi để thực hiện tạo “ sản phẩm chung”. Ký kết các văn bản thoả thuận hợp tác trực tiếp với các doanh nghiệp để

đặt hàng, hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, tạo cơ sở thực tập cho SV, tiếp nhận SV khi ra trường, cử chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm phối hợp đào tạo, thậm chí góp vốn, hoặc cơ sở vật chất trang thiết bị, nhà xưởng để cùng đào tạo và cùng hưởng lợi nhuận.

- Phối hợp đào tạo theo kiểu kèm cặp, giảng viên được phân công làm việc với giảng viên thỉnh giảng (lý thuyết và thực hành) thông qua dự giờ, quan sát, trao đổi, tranh luận, phản biện.... Phối hợp hướng dẫn sinh viên trên dây chuyền sản xuất thử của các doanh nghiệp, qua đó nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của người thầy.

- Cùng hợp tác chuyển giao công nghệ mới. Công nghệ mới đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải phối hợp với các giảng viên đã nghiên cứu để thực hiện quá trình hướng dẫn các công nhân thực hiện các quy trình công nghệ đòi hỏi giảng viên phải nghiên cứu tài liệu, hỏi các chuyên gia sản xuất và thực hành, vận hành thử trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.

viên, sinh viên sớm tiếp cận với doanh nghiệp. Mỗi giảng viên phải có khách hàng riêng của mình là doanh nghiệp và gia tăng các mối quan hệ hợp tác trao đổi theo thời gian.

- Gắn doanh nghiệp với đào tạo- đào tạo và đào tạo lại nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên gia, có tính chất liên tục để những người làm việc có thể thích nghi kịp thời và năng động với các công nghệ mới các loại hình tổ chức lao động mới. Trong bối cảnh tuổi thọ của các kiến thức ngày càng ngắn, tính chất hoạt động sản xuất thường xuyên thay đổi.

Liên kết đào tạo theo mô hình dự án giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm phát huy lợi thế của hai bên. Là giải pháp chi phí thấp rút ngắn khoảng cách từ trường học đến thế giới việc làm vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực góp phần hiện đại hoá trường học và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên và SV trong nhà trường.

3.3.3. Một số mô hình cụ thể

1. Cán bộ khoa học của doanh nghiệp tham gia vào đào tạo

Doanh nghiệp Đổi mới và điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp và nhu cầu xã hội.

Mở thêm các ngành nghề mới mà doanh nghiệp, thị trường lao động có nhu cầu, đặc biệt chú ý đến công nghệ mới, ngành mới phát triển trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng, hợp lý về số lượng, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ đào tạo.

Chương trình đào tạo vừa là chuẩn mực đào tạo, vừa là chuẩn mực để đánh giá chất lượng đào tạo, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng đào tạo. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phải đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo theo hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội, chức không phải đào tạo cái nhà trường có, giảng viên có điều kiện tổ chức các hoạt động dạy học tích cực, giảm những nội dung, thông tin ghi nhớ máy móc, hàn lâm, sách vở, kết luận áp đặt, tăng cường nêu vấn đề, gợi ý, kích thích khả năng sáng tạo của người học, để họ tự nghiên cứu. Cần cắt giảm đáng kể các phần lý thuyết ít liên quan đến nghề nghiệp hoặc chung chung trừu tượng. Tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống và làm việc trong môi trường kỷ luật công nghiệp cho

Để làm được điều này điều kiện tiên quyết phải tập trung trí tuệ của các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà nghiên cứu, đội ngũ giảng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở khoa học và công nghệ thành phố Hồ Chí Minh thông quan việc vận dụng mô hình quản trị sáu Sig (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)