Hiệu quả lựa chọn nhóm nguy cơ cao can thiệp dự phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả sàng lọc bệnh lý tiền sản giật sản giật bằng xét nghiệm PAPP a, siêu âm doppler động mạch tử cung và hiệu quả điều trị dự phòng tt (Trang 25 - 26)

Nghiên cứu phát hiện những hạn chế khi chọn nhóm can thiệp dự phòng dựa vào duy nhất yếu tố nguy cơ mẹ. Sử dụng mô hình sàng lọc phối hợp xác định được gần 22% trường hợp nguy cơ cao cho mọi rối loạn tăng HA trong thai kỳ (nguy cơ ≥ 1%). Trong số những trường hợp này nếu điều trị dự phòng, gần 84% trường hợp sẽ được xác định bằng mô hình sàng lọc phối hợp, 41% trường hợp được xác định dựa vào khuyến cáo dự phòng của NICE và khoảng 21% trường hợp được xác định dựa vào khuyến cáo dự phòng TSG của ACOG.

Chúng tôi đề xuất điểm cắt nguy cơ 1/100 (1%) và 1/50 (2%) của mô hình sàng lọc phối hợp là điểm cắt có thể có thể áp dụng trên lâm sàng để xác định nhóm nguy cơ cao cần can thiệp dự phòng.

4.3.3. Hiệu quả điều trị dự phòng tiền sản giật bằng aspirin liều thấp

Can thiệp aspirin liều thấp 81 mg/ngày làm giảm nguy cơ tương đối cho mọi trường hợp TSG là 50%, (RR 0,50; 95%CI: 0,30 - 0,84), trong khi đó can thiệp này không có ý nghĩa giảm nguy cơ các rối loạn tăng HA trong thai kỳ, p = 0,100. Hiệu chỉnh RR theo phương

22

pháp Bayes củng cố thêm kết quả can thiệp aspirin liều thấp đến nguy cơ TSG. Kết quả này phù hợp với những bằng chứng gần đây cho thấy aspirin có hiệu quả khi can thiệp sớm trong thai kỳ. Một phân tích gộp năm 2017 kết luận can thiệp aspirin liều thấp trước 16 tuần thai kỳ liên quan đến giảm 43% nguy cơ TSG (RR 0,57; 95% CI: 0,43 - 0,75). Trong khi can thiệp sau 16 tuần thai kỳ giảm không đáng kể nguy cơ TSG (RR 0,81; 95% CI: 0,66 - 0,99).

Thử nghiệm ASPRE nghiên cứu hiệu quả dự phòng TSG bằng aspirin liều thấp theo thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, đa trung tâm, sử dụng aspirin liều thấp bắt đầu từ 11 - 14 tuần thai kỳ. Kết quả nghiên cứu chứng minh can thiệp aspirin làm giảm đến 62% nguy cơ TSG trước 37 tuần (OR 0,38; 95% CI: 0,2 - 0,74). Nghiên cứu chúng tôi phát hiện hiệu quả dự phòng aspirin chủ yếu ở nhóm TSG ≤ 37 tuần (RR 0,21; 95% CI: 0,07 - 0,59) và hạn chế ở nhóm TSG > 37 tuần, TSG có dấu hiệu nặng.

Ngoài ra, nghiên cứu chúng tôi chưa phát hiện can thiệp này có hiệu quả dự phòng đối với nhóm tăng HA thai nghén và TSG trên những người tăng HA mạn tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả sàng lọc bệnh lý tiền sản giật sản giật bằng xét nghiệm PAPP a, siêu âm doppler động mạch tử cung và hiệu quả điều trị dự phòng tt (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)