Về phương diện thực tiễn: 1 Về chương trình SGK:

Một phần của tài liệu SKKN: Một số kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm lượng giác (Trang 35 - 36)

2.1. Về chương trình SGK:

Kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm lượng giác trong SGK khá đơn giản và ít mà thực tế trong các đề thi lại khá dài, đa dạng và khó; HS cần phải nắm chắc kiến thức về lượng giác. Thế nhưng thời lượng dành cho phần này không nhiều nên giáo viên không có nhiều thời gian để rèn kỹ năng áp dụng các kiến thức đã học vào bài tập cũng như không có đủ thời gian chữa hết các dạng toán thường gặp của chủ đề này.

- Hơn nữa, thực tế một số dạng bài tập nâng cao thường gặp thường yêu cầu học sinh phải biết vận dụng linh hoạt các công thức liên quan đến lượng giác vào việc giải bài toán. Vì vậy nội dung ôn tập phần này rất đa dạng và phong phú, đôi khi HS lúng túng khi không biết phải bắt đầu từ đâu.

Vì thế, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những dạng chủ yếu của chủ đề: “Một số kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm lượng giác” và có thời gian hợp lý giúp các em củng cố các kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng áp dụng các kiến thức đó vào giải bài tập vừa góp phần giúp các em có kiến thức vững chắc, tự

34

tin trong quá trình học tập một cách chủ động, tích cực tránh được cách tiếp cận thụ động hoặc cảm tính, tùy tiện khá phổ biến hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ tốt cho nội dung ôn thi THPT quốc gia sắp tới.

2.2. Về phía người dạy:

- Do nội dung, chương trình SGK cũ chưa quan tâm nhiều tới việc cung cấp nhiều hệ thống các bài tập trắc nghiệm nên đa số giáo viên còn chưa chú ý nhiều tới việc hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức, kỹ năng cơ bản vào giải các bài tập trắc nghiệm, mà chỉ thiên về việc giảng giải cho HS những nội dung chính trong bài.

- Một số giáo viên tuy đã chú ý tới nhưng chưa có tính hệ thống, đôi khi còn quá lệ thuộc vào hệ thống các ví dụ, bài tập trong SGK, hoặc tài liệu có sẵn nên chất lượng và hiệu quả giảng dạy chưa cao.

- Khi dạy ôn nâng cao cho HS phục vụ cho chuyên đề, một số GV chưa có sự đầu tư nghiên cứu, sáng tạo ra các bài tập.

Áp dụng chủ đề “Một số kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm lượng giác” giúp giáo viên chủ động và sáng tạo trong việc tổ chức cho học sinh học tập theo những dạng bài tập trắc nghiệm, giúp các em phát triển năng lực một cách khoa học, có hệ thống, vừa tránh được lối dạy tủ, học lệch, vừa góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy.

2.3.Về phía người học:

- Không ít học sinh còn chưa sử dụng thành thạo các kỹ năng, các thao tác cơ bản khi làm một bài tập trắc nghiệm lượng giác. Rèn luyện áp dụng các kiến thức, kỹ năng cơ bản vào giải các bài tập trắc nghiệm để giúp HS nâng cao năng lực tư duy, khả năng diễn đạt, tạo điều kiện cho các em tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức mới, các phương pháp giải sáng tạo đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu SKKN: Một số kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm lượng giác (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)