Luôn giống nhau ở tất cả các vị trí trong hệ mạch

Một phần của tài liệu SKKN: Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia phần chuyển hóa vật chất và năng lượng (Trang 34 - 39)

Câu 6. Khi nói về trao đổi nito ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Rễ cây chỉ hấp thụ nito dưới 2 dạng NH4+ và NO3-

II. Quá trình hấp thụ nito luôn cần tiêu tốn năng lượng ATP. III. Quá trình chuyển hóa N2 thành NH3 được gọi là cố định đạm.

IV. Quá trình chuyển hóa NH4+ thành NO3- được gọi là nitrat hóa.

A. 1 B.2 C.3 D.4

Câu 7. Khi nói về quang hợp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cây quang hợp khi có ánh sáng và các điều kiện phù hợp. II. Sắc tố diệp lục được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, Mg.

III. Quá trình quang hợp luôn có 2 pha, trong đó pha sáng diễn ra trước pha tối. IV. Phân tử O2 được giải phóng có nguồn gốc từ H2O hoặc từ CO2.

A. 1 B.2 C.3 D.4

Câu 8. Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch máu ở hệ tuần hoàn của người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch máu. II. Huyết áp tỉ lệ thuận với vận tốc máu.

III. Vận tốc máu thấp nhất ở mao mạch. IV. Nếu tim đập nhanh thì huyết áp tăng.

A.1 B.2 C.3 D.4

Câu 9. Khi nói về trao đổi nước của thực vật trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nước được rễ cây hút vào thông qua các tế bào lông hút.

II. Nếu lượng nước hút vào bé hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo.

III. Cây thoát hơi nước theo 2 con đường, trong đó nước được thoát chủ yếu qua khí khổng.

IV. Dựa vào nhu cầu nước, thực vật trên cạn được chia thành các nhóm: ưa ẩm, trung sinh, hạn sinh.

A.1 B. 2 B.3 D.4

Câu 10. Khi nói về trao đổi khoáng của cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cây chỉ hấp thụ khoáng thông qua tế bào lông hút.

II. Cây chỉ hút khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước.

III. Trong cây, nguyên tố đa lượng là nguyên tố có hàm lượng từ 0.01% trở lên (tính theo hàm lượng chất khô).

IV. Hàm lượng ion khoáng trong đất càng cao thì tốc độ sinh trường của cây càng nhanh.

A.1 B. 2 B.3 D.4

I. Hoạt động lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường được gọi là hô hấp ngoài.

II. Động vật có bề mặt trao đổi khí càng rộng thì sẽ làm tăng hiệu quả bề mặt trao đổi khí.

III. Ở trong nước, cá xương là loài có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất; ở trên cạn, chim là loài có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất.

IV. Ở côn trùng, hệ thống ống khí sẽ đưa khí đến tận từng tế bào.

A.1 B. 2 B.3 D.4

Câu 12. Khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. Nếu không có O2 thì thực vật không phân giải chất hữu cơ. II. Hô hấp sáng không giải phóng năng lượng ATP.

III. Quá trình hô hấp chỉ diễn ra vào ban đêm mà không diễn ra vào ban ngày. IV. Nếu cây không sinh trưởng thì không xảy ra quá trình hô hấp.

A.1 B.2 C.3 D.4

Câu 13. Khinói về tiêu hóa của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tất cả các quá trình tiêu hóa đều biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản để cơ thể hấp thụ.

II. Động vật đơn bào chỉ có tiêu hóa nội bào; động vật đa bào bậc cao chỉ có tiêu hóa ngoại bào.

III. Các loài có túi tiêu hóa, vừa có tiêu háo ngoại bào vừa có tiêu hóa nội bào. IV. Động vật ăn thịt thường có ruột ngắn và có dạ dày bé hơn động vật ăn cỏ.

A.1 B.2 C.3 D.4

Câu 14. Khi nói về tiêu hóa của các loài thú ăn cỏ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Luôn có quá trình tiêu hóa sinh học.

II. Dạ dày có 4 túi và luôn có quá trình nhai lai.

III. Quá trình tiêu hóa sinh học của cừu diễn ra ở dạ cỏ, dạ tổ ong.

IV. Xenlulozo được vi sinh vật chuyển hóa thành glucozo, sau đó chuyển hóa thành protein.

A.1 B.2 C.3 D.4

Câu 15. Khi nói về tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Tất cả các loài động vật đều có hệ tuần hoàn.

II. Ở động vật có tuần hoàn hở, máu được chảy với áp lực thấp.

III. Ở tất cả động vật, hệ tuần hoàn luôn làm nhiệm vụ vận chuyển khí. IV. Hệ tuần hoàn hở có ở các loài côn trùng.

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Đáp án

1A 2C 3D 4A 5B 6C 7B 8C 9D 10D

11D 12A 13D 14C 15C

7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến

Sau khi thực hiện tổ chức dạy học đề tài ở trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc, tôi nhận thấy kết quả học tập của các em được nâng lên.

Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm cho các em HS lớp 12, ôn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Trần Hưng Đạo. Vì đặc thù của trường tôi chỉ có 1 lớp 12 theo ban KHTN nên khi dạy thực nghiệm tôi không thể tiến hành trên hai lớp (thực nghiệm và đối chứng). Do đó tôi chỉ có 1 lớp để dạy và sau khi dạy đề tài tôi đã tiến hành khảo sát hai lần với thời gian 45 phút (30 câu hỏi trắc nghiệm) và thu được kết quả như sau:

Bảng 1 : Kết quả thực nghiệm Khảo

sát Lớp

Số học sinh

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Lần 1 12A5 36 18 50 13 36.2 5 13.8 0 0

Lần 2 12A5 36 22 61 12 33.3 2 5.7 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ việc kiểm chứng và so sánh, tôi nhận thấy áp dụng bộ câu hỏi ôn tập chuyển hóa vật chất và năng lượng để ôn thi THPT Quốc gia đạt hiệu quả rõ rệt, được biểu hiện thông qua số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên đáng kể, số lượng học sinh yếu kém giảm rõ rệt. Nếu so sánh với kết quả thi THPT Quốc gia của năm trước, tôi thấy khi áp dụng đề tài này HS đạt được kết quả cao hơn và lấy được trọn điểm trong phần kiến thức chuyển hóa vật chất và năng lượng. Kết quả đó cho thấy, việc vận dụng bộ câu hỏi ôn tập này trong ôn thi THPT Quốc

gia là có hiệu quả, điều này phần nào chứng tỏ khả năng rất lớn để có thể áp dụng đề tài này vào thực tế dạy học.

8. Những thông tin cần được bảo mật: Không.

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến9.1. Về phía giáo viên 9.1. Về phía giáo viên

Khi sử dụng tài liệu này giáo viên cần lưu ý là tùy theo đối tượng học sinh để thầy cô lựa chọn câu hỏi ôn tập cho phù hợp.

9.2. Về phía nhà trường

Hỗ trợ về cơ sở vật chất, thông tin, tư liệu, để hỗ trợ kịp thời cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.

Sự quan tâm chỉ đạo sát sao, động viên kịp thời từ Ban lãnh đạo nhà trường là rất cần thiết.

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử.

10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụngsáng kiến theo ý kiến của tác giả. sáng kiến theo ý kiến của tác giả.

Với các nội dung kiến thức được trình bày như trên, chuyên đề đã được tôi dạy học thực nghiệm cho các em học sinh lớp 12, ôn thi THPT Quốc gia trường THPT Trần Hưng Đạo và thu được kết quả tốt. Học sinh hiểu bản chất vấn đề và tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức của chuyên đề.

Sáng kiến này sẽ là một trong những tài liệu học tập tốt giúp cho học sinh hệ thống hóa kiến phần chuyển hóa vật chất và năng lượng, để các em học sinh ôn thi THPT Quốc gia đạt được kết quả tốt nhất.

10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụngsáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

Thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn, thì sáng kiến trên được tổ - nhóm chuyên môn đánh giá cao. Kết qủa khả quan được đánh giá thông qua các bài kiểm tra của học sinh.

Sáng kiến là tài liệu tham khảo cho Giáo viên và học sinh ôn thi THPT Quốc gia và ôn tập sinh học 11.

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc ápdụng sáng kiến lần đầu dụng sáng kiến lần đầu

TT nhân áp dụng sáng kiến

1 Trần Thị Hiền Trường THPT Trần Hưng Đạo Sinh học

2 Lớp 12A5 Trường THPT Trần Hưng Đạo Sinh học

Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tuy đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng và thời gian thực hiện còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự ủng hộ đóng góp của các quý đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

..., ngày...tháng...năm...

Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương

(Ký tên, đóng dấu) ..., ngày...tháng...năm... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) ..., ngày...tháng...năm... Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Trần Thị Hiền PHỤ LỤC ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH I. MA TRẬN

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Chủ đề 1

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

Một phần của tài liệu SKKN: Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia phần chuyển hóa vật chất và năng lượng (Trang 34 - 39)