Các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường KCN

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Bước đầu đánh giá tác động môi trường của quá trình sau xây dựng của khu công nghiệp Quang Minh - Mê linh - Vĩnh Phúc (THE QUANG MINH INDUSTRIAL PARK)và giải pháp (Trang 34 - 41)

3. ý nghĩa của đề tài

3.4.2. Các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường KCN

3.4.2.1.Các giải pháp về thể chế chính sách

Uỷ ban nhân dân huyện và tỉnh cùng phối hợp thực hiện: Rà soát lại hệ thống các văn bản hướng dẫn luật trong bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu lực thi hành Luật Tài nguyên nước và Luật khác.

Ban hành chính sách xã hội hoá, khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất hàng hoá áp dụng công nghệ sạch, nghiêm khắc xử phạt các doanh nghiệp vi phạm, thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải…

3.4.2.2. Giải pháp về tổ chức, tăng cường quản lí môi trường về giáo dục , nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường.

Phấn đấu 2010 có 80 % phường xã có cán bộ kiêm nhiệm về BVMT. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đầu tư trang thiết bị và phương tiện cho cơ quan giám định môi trường..

Nâng cao năng lực quan trắc môi trường: Từ khâu khảo sát, lấy mẫu, phân tích mẫu gắn với hệ thống môi trường quốc gia trên cơ sở áp dụng mô hình hoá môi trường về chất lượng nước, không khí, đất sử dụng triệt để công nghệ thông tin; ưu tiên các dự án trong giai đoạn 2006- 2010: Xây dựng 3 trạm quan trắc xử lí nước thải tại 3 KCN ( Tiền Phong, Kim Hoa, Quang Minh), xây dựng khu xử lí chất thải cho KCN…

Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với bảo vệ môi trường.

3.4.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu thành lập bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường nhằm phát hiện và dự báo môi trường từ đó đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường

3.4.2.4. Giải pháp cụ thể xử lí nước thải của KCN Quang Minh

Đến 2010 tổng lượng nước thải của các KCN trong vùng Thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh đạt 27.205 m3/ngày đêm; tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải là: TSS-7.009,4 kg/ngày, BOD5-4709,9kg/ngày, COD-7508,1kg/ngày, trong

giàu: Al3+; Pb2+; AS3+, hàm lượng Coliform, Fecal Colifrom….do vậy lượng nước thải này phải được xử lý triệt để: Nước mưa và nước thải phải được xử lí riêng.

Nước mưa: Thu gom bằng mạng lưới cống dẫn dọc các trục đường trong KCN đảm bảo thu hút hết nước mặt một cách nhanh chóng. Nước mưa sau đó đi vào bể thu gom dầu mỡ cuối KCN trước khi đổ vào Đầm Và.

Nước thải của từng nhà máy xí nghiệp phải được xử lí theo quy trình công nghệ khác nhau, ưu tiên công nghệ xử lí bằng phương pháp sinh học.

Sơ đồ mô phỏng chung như sau:

Nước thải sản xuất Song chắn rác Bể lắng cát Bể điều hoà lưu lượng Bể lọc cát Bể lọc than hoạt tính Nguồn tiếp nhận.

Nước thải phải đạt chất lượng loại B. Cuối KCN xây dựng một khu xử lí chung trước khi đổ vào kênh dẫn.

Có thể giảm lượng nước thải vào môi trường bằng sử dụng công nghệ xanh, sạch, chú ý tái sử dụng chất thải tại khu vực nhà máy, quy hoạch riêng khu rác thải công nghiệp. Dùng lại nước thải sau khi xử lí tuần hoàn hoặc cho quá trình sau.

Hiện nay KCN Quang Minh cũng có trạm xử lí nước thải song quy mô còn nhỏ hẹp, thiết bị nghèo nàn mặc dù hoạt động hết công suất song các trạm này không đủ công suất cung cấp nước sạch do nhu cầu ngày càng tăng cao và số lượng nhà máy đi vào sản xuất ngày càng nhiều. Vậy mục đích đặt ra là phải xây dựng thêm các trạm xử lí với dung lượng 10.000 m3/ngày, nước thải sau xử lí đạt loại A.

Đối với khu vực Đầm Và: Sử dụng phí môi trường từ các doanh nghiệp thải nước ra đầm, áp dụng các biện pháp xử lí đối với đầm, hồ sinh học ba bậc làm sạch nước thải trong điều kiện tự nhiên trước khi đổ ra sông Hồng.

3.4.2.5. Giải pháp cụ thể trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại KCN Quang Minh

Mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các KCN phụ thuộc lớn vào quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2010 của vùng kinh tế trọng điểm Phúc Yên- Mê Linh và Vĩnh Phúc nói chung; đặc biệt là quy hoạch các ngành công nghiệp, đô thị hoá, giao thông. Do vậy, đối với:

Các cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện: Tiếp tục hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng Quang Minh I, Quang Minh II, Quang Minh mở rộng với tổng diện tích dự kiến 870 ha, lấp đầy dự án 2020 trên cơ sở nâng cấp quốc lộ II tuyến đường nội thị Phúc Yên- Xuân Hoà, nút giao thông giai đoạn I gồm cầu chui và đường gom giữa đường đô thị mới Quang Minh với Bắc Thăng Long-Nội Bài thuận lợi cho vận chuyển đất đá, vật liệu xây dựng, giảm thiểu bụi.

Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp đăng ký hoạt động trước hết phải đăng ký nguồn rác thải, các chất gây ô nhiễm môi trường không khí ( bụi, tiếng ồn, chất độc hại) kèm theo các cam kết và phương án xử lí.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp cần đặt xa khu dân cư về phía cuối các hướng gió thịnh hành, khu dân cư nên ở cách khu vực sản xuất ngoài bán kính 56 km, tối thiểu ngoài bán kính 2 km. Giữa nhà máy và khu dân cư phải có khu vệ sinh công nghiệp, kích thước được xác định tỷ lệ thuận với khoảng cách từ nguồn chất thải đến khu vực dân cư.

Đối với các KCN đi vào hoạt động: Phân loại khí thải, đầu tư thiết bị lọc tĩnh điện, gây dựng mạng lưới cây xanh hợp lí vì cây xanh vừa có tác dụng giảm nồng độ bụi trong không khí 2065%, giảm lượng khí độc hại 1035%, hút ẩm, giảm tiếng ồn, tăng tính sát trùng, tạo ozon tươi trong không khí… Nên trồng các loại cây gỗ cao lớn, có bộ lá rộng xanh quanh năm như: Xà cừ, sao đen muốm

Kết luận và kiến nghị

Với mục tiêu của Đảng bộ Vĩnh Phúc biến tỉnh trở thành tỉnh “ Bình Dương thứ 2” của Việt Nam, nhanh chóng triển khai chiến lược giai đoạn 2006- 2010 hướng đến 2020 thị xã Phúc Yên- huyện Mê Linh trở thành khu vực công nghiệp hoá cao của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, mở rộng KCN Quang Minh. Nhiều vấn đề “ nóng” về môi trường đã và đang nảy sinh ở nhiều quy mô phức tạp cần thiết phải được xem xét. Tôi và cộng sự Nguyễn Thị Thuỳ Vân đã bắt đầu nghiên cứu KCN Quang Minh-Mê Linh-Vĩnh Phúc từ 06/2004. Qua điều tra, quan sát, thu thập số liệu đã cho một số kết luận sau:

Thứ nhất: Khu công nghiệp Quang Minh được hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển như: Lợi thế địa lí, lợi thế khi san lấp và giải phóng mặt bằng… Cùng với chính sách đầu tư thông thoáng hợp lí khu công nghiệp Quang Minh đã cơ bản được hoàn thiện và bước đầu đi vào hoạt động và thực tế hoạt động ngày càng hiệu quả cao biểu hiện ở tổng số dự án đầu tư trong và ngoài nước liên tục tăng đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách cho tỉnh, giải quyết một lượng lao động nông nghiệp dư dôi khi các hộ dân này chuyển đất cho khu công nghiệp.

Thứ hai: Khu công nghiệp Quang Minh đi vào hoạt động với nhiều ngành nghề khác nhau, sản phẩm sản xuất rất đa dạng và phong phú…..Tuy nhiên các ngành công nghiệp nhẹ, công nghệ cao hoạt động kém hiệu quả chủ yếu do thiếu sức cạnh tranh về vận chuyển. Nếu cân nhắc giữa điểm mạnh - điểm yếu, nguồn lực- lãnh vực từ đó thận trọng trong tập trung vào một số ngành sớm mang lại lợi

nhuận như sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh và thương mại đang có nhu cầu rất cao tạo tiền đề phát triển các ngành công nghệ cao trong tương lai.

Thứ ba: Môi trường quanh thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh tuy chưa có điểm “ nóng thực sự” tuy nhiên đã có những biểu hiện về ô nhiễm nước mặt như sông Cà Lồ, Đầm Và. Khu vực chất lượng môi trường xấu phân bố ở các đô thị xung quanh khu công nghiệp. Trong đó, khu công nghiệp Quang Minh mới đi vào hoạt động nên môi trường khu công nghiệp chưa có mấy biểu hiện bức xúc. Tuy nhiên, khi khu công nghiệp được lấp đầy và đi vào hoạt động sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh đặc biệt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước, không khí, đến sức khoẻ và đời sống dân cư khu công nghiệp và vùng phụ cận. Nếu dựa trên phân tích chi phí- lợi ích các doanh nghiệp chi phí rất ít cho xử lí chất thải song luôn mong muốn khai thác thật nhiều tài nguyên thiên nhiên trước mắt các doanh nghiệp được lợi nhưng trong tương lai rất gần khi nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn kiệt, trong khi đó doanh nghiệp chưa thu hồi lại vốn sản xuất. Sản xuất mang tính chất “ Ăn xổi ở thì” dẫn đến doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản.

Thứ tư: Đề tài đã xác định được một trong hai nguyên nhân dẫn đến gây ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp là nguồn thải và chất nguy hại từ đô thị khu công nghiệp không được xử lí đổ thẳng ra môi trường. Bên cạnh nhận thức của nhà sản xuất, người dân vốn vẫn rất “ thờ ơ” trong công tác bảo vệ môi trường vẫn coi đây là nhiệm vụ của nhà nước, do vậy chưa có ý thức triệt để bảo vệ môi trường như Luật yêu cầu. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng dự báo các biến động về môi trường ( dựa vào các định hướng môi trường 2010 và 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc). Từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp nhằm giảm thiểu và cải thiện môi trường những biện pháp cụ thể này không chỉ riêng cho khu công nghiệp Quang Minh mà còn có ý nghĩa cho các khu công nghiệp khác.

Để thực hiện được giải pháp này đề nghị các bộ ngành của huyện Mê Linh, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc xem xét những vấn đề cơ bản trong đề tài, triển khai thực hiện phối hợp các bước trong đó đặc biệt chú ý:

- Huy động vốn tổ chức xây dựng trạm xử lí nước thải trước khi khu công nghiệp đi vào đồng bộ. Các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật môi trường, xử lí nghiêm minh cơ sở vi phạm, thậm chí cho ngừng hoạt động …

- Hoàn thiện trường dạy nghề tại xã Quang Minh nhằm đào tạo nhanh nguồn lao động, giải quyết việc làm cho nông dân vùng dự kiến xây dựng khu công nghiệp và vùng khu công nghiệp nhằm giải quyết bài toán “ lao động-việc làm” đang gây xung đột gay gắt ở khu công nghiệp Quang Minh.

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo: Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc đến 2010 và định hướng đến 2020.

2. Phạm Ngọc Đăng ( 1997), Môi trường không khí, Nxb KH & KT.

3. Nguyễn Thị Hiền và nnk, Kết quả quan trắc phân tích số liệu ô nhiễm MTKK thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh tháng 5/2006.

4. Hoàng Hưng ( 2000) , Con người và môi trường, Nxb Trẻ, TPHCM.

5. Lã Thế Khanh ( 2005), “ Vĩnh Phúc đất đơm hoa”, Báo Văn nghệ, ( 5+6+7), tr.28.

6. Niên giám thống kê huyện Mê Linh 2004.

7. Sở tài nguyên môi trường Vĩnh Phúc ( 2005) , Báo cáo hiện trạng môi trường Vĩnh Phúc.

8. Nguyễn Cảnh Tuấn ( 2005), “ Trải thảm đỏ đón đầu tư”, Báo Văn nghệ, (5+6+7), tr.29.

9. Ngô Đình Tuấn ( 1999), Quản lí tổng hợp tài nguyên nước, Trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội.

10. UBND huyện Mê Linh, Phòng Tài nguyên và môi trường, Các tài liệu thống kê quy hoạch sử dụng đất đến 2010.

11. P.H.Collin (1996), Dictionary of Ecology and Environ ment, Universal Book stall, Reprint. 12. www.moi.gov.vn 13. www.nea.gov.vn 14. www.va.21.org/uutien/3congnghiephoa_main.htm 15. www.vinhphuc.dost.gov.vn 16. www.vinhphuc.gov.vn

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Bước đầu đánh giá tác động môi trường của quá trình sau xây dựng của khu công nghiệp Quang Minh - Mê linh - Vĩnh Phúc (THE QUANG MINH INDUSTRIAL PARK)và giải pháp (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)