Các chỉ tiêu về năng suất

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm So sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống khoai tây được bảo quản trong điều kiện nhà lạnh và bình thường (Trang 30)

3. Nội dung nghiên cứu

3.2. Các chỉ tiêu về năng suất

Để đánh giá năng suất của 2 giống khoai tây: Diamant, Solara bảo quản giống khác nhau chúng tôi tiến hành đánh giá một số yếu tố cấu thành năng suất. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7 và hình 3.5.

Bảng 3.7. Các chỉ tiêu năng suất và năng suất thực tế của giống khoai tây Diamant và Solara

Kiểu bảo quản Giống

Các chỉ tiêu

Số củ/khóm Khối lượng

củ/khóm (g/khóm)

Năng suất thực thu (kg/360 m2) Kho lạnh I Diamant 10,52 ± 0,05 501,12 ± 1,23 901,82 ± 2,34 Bình thường II 11,56 ± 0,21 445,71 ± 2,34 802,27 ± 4,34 So sánh I và II (%) 91,00% 112,43% 112,41% Kho lạnh I Solara 11,12 ± 0,06 489,45 ± 2,13 881,01 ± 3,13 Bình thường II 10,57 ± 0,45 426,02 ± 3,45 765,76 ± 3,67 So sánh I và II (%) 105,205 114,89% 115,05%

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Diamant - Bảo

quản lạnh Diamant- Bảoquản bình thường

Solara - Bảo

quản lạnh Solara - Bảoquản bình thường

Năng suất TB

Hình 3.5. Biểu đồ năng suất trung bình của 2 giống khoai tây trên 1 sào Bắc Bộ (kg/sào)

Qua bảng 3.7 và hình 3.5 chúng tôi có một số nhận xét sau:

Số củ/khóm của 2 giống khoai tây trong điều kiện để giống trong nhà lạnh và đặt giống trong điều kiện bình thường dao động trong khoảng (10,52 ± 0,05 → 11,56 ± 0,21).

Khối lượng củ trên khóm của 2 giống khoai tây dao động trong khoảng (426,02 ± 3,45 → 501,12 ± 1,23).

Năng suất cao hay thấp cho thấy cây sinh trưởng tốt hay xấu, ở một mức độ nào đó khả năng cho năng suất cao của các giống khoai tây phụ thuộc vào yếu tố di truyền nhưng đặc tính này cũng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như khí hậu, đất đai, chế độ chăm sóc (nước, chất dinh dưỡng, khoáng,…). Năng suất là đích cuối cùng của kiểm tra, nghiên cứu và là điều kiện cần thiết nhất với những người trồng trọt. Kết quả năng suất thực tế của các giống khoai tây được biểu hiện ở hình 3.5.

Qua phân tích ta thấy sự dao động của các giống khoai tây trong khoảng (765,76 ± 3,67 → 901,82 ± 2,34). Trong đó giống Diamant có năng suất thực tế cao hơn giống Solara. Như vậy, ta có thể thấy giống được bảo

quản lạnh cho năng suất cao hơn giống bảo quản bình thường, do trong quá trình sống giống bảo quản lạnh có khả năng sinh trưởng, phát triển và tích lũy chất hữu cơ tốt hơn giống bảo quản bình thường.

* Đánh giá chung về năng suất của 2 giống khoai tây

Trong 2 giống Diamant và Solara được bảo quản trong điều kiện nhà lạnh và bình thường có số lượng thương phẩm trên khóm, năng suất có sự chênh lệch tương đối lớn. Hai giống được bảo quản trong điều kiện nhà lạnh cho năng suất cao hơn giống được bảo quản trong điều kiện bình thường.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu so sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của 2 giống khoai tây: Diamant và Solara được bảo quản trong điều kiện nhà lạnh và bình thường trên nền đất Xuân Hoà – Phúc Yên – Vĩnh Phúc chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1, Các giống được bảo quản trong điều kiện bình thường có khả năng mọc mầm nhanh hơn, số nhánh/khóm cũng nhiều hơn.

2, Các giống bảo quản trong nhà lạnh tuy giai đoạn đầu (20 ngày đầu) chiều cao cây, đường kính thân cây, trọng lượng tươi – khô của thân – lá thấp hơn giống cùng loại bảo quản bình thường nhưng càng về sau tốc độ sinh trưởng càng nhanh và vượt trội so với bảo quản giống thông thường.

3, Năng suất thực tế của giống được bảo quản trong điều kiện nhà lạnh cao hơn so với giống được bảo quản trong điều kiện bình thường. Giống Diamant cho năng suất thực tế cao hơn giống Solara.

4, Giống được bảo quản trong điều kiện nhà lạnh có số khoai tây thương phẩm và khối lượng trung bình từng củ cao hơn giống bảo quản trong điều kiện bình thường.

Vì vậy, để đảm bảo cho cây khoai tây sinh trưởng, phát triển tốt người nông dân nên sử dụng giống được bảo quản trong nhà lạnh, hạn chế sử dụng giống bảo quản bình thường (trong kho tán xạ).

2. Kiến nghị

Do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu trên đây mới chỉ là bước đầu. Để thu được kết quả chính xác và sâu sắc hơn thì đề tài cần được nghiên cứu trên quy mô rộng hơn, kỹ lưỡng hơn nữa. Có như vậy mới đánh giá thật chính xác khả năng sinh trưởng cũng như năng suất các giống khoai tây được bảo quản trong những điều kiện khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hồ Hữu An, Đinh Thế Lộc (2006), Cây có củ và kỹ thuật thâm canh - quyển 6, cây khoai tây, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội.

[2]. Bùi Chí Bửu, Phạm Đồng Quảng, Nguyễn Thiều Lương, Trịnh Khắc Quang (2005), “Nghiên cứu và chọn tạo giống cây trồng gắn với tăng trưởng kinh tế nông thôn giai đoạn 1986 – 2005”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn - số 13.

[3]. Nguyễn Công Chức (2006), “Một số ý kiến và phát triển khoai tây bền vững ở Việt Nam” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn.

[4]. Trịnh Mạnh Dũng, Trần Như Nguyệt, P. Vander Zaag (1990), “Nghiên cứu sản xuất củ giống khoai tây trọng lượng nhỏ”, Một số tiến bộ nghiên cứu khoa học cây khoai tây (1986 - 1990), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[5]. Trương Đích (2002), kỹ thuật trồng các giống lạc, đậu, đỗ, rau quả và các cây có củ mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Văn Đính (2003), “Bước đầu khảo sát khả năng thích ứng của một số giống khoai tây trên đất Cao Minh – Mê Linh – Vĩnh Phúc”,

Thông báo khoa học các trường Đại học.

[7]. Nguyễn Văn Đĩnh (1990), “Nghiên cứu một số giống nhện hại khoai tây”, Một số tiến bộ nghiên cứu khoa học khoai tây (1986 – 1990), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Thị Hoa, Trương Văn Hộ, Trịnh Thị Loan (1990), “Biện pháp nhân nhanh giống khoai tây bằng mầm và ngọn ở đồng bằng Bắc Bộ”,

Một số kết quả nghiên cứu khoa học khoai tây (1986 - 1990), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[9]. Trương Văn Hộ, Đào Duy Chiến, Ngô Doãn Cảnh và cộng tác viên (1990), “Biện pháp khoai tây bằng hạt lai”, Báo cáo tại Hội nghị tổng kết trồng khoai tây bằng hạt lai, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp.

[10]. Trương Văn Hộ, Trịnh Quốc Mỹ, Nguyễn Văn Đĩnh, P. Vander Zaag (1990), “Điều tra nghiên cứu về bảo quản khoai tây giống ở đồng bằng Bắc Bộ”, Một số kết quả nghiên cứu khoa học cây khoai tây (1986 – 1990), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[11]. Trần Thị Mai (2001), Bảo quản khoai tây thương phẩm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[12]. Lê Sĩ Lợi, Nguyễn Thị Lân, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Văn Viết (2006), “Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và năng suất khoai tây vụ đông tại Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn – Số 13. [13]. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Lý Anh,

Phạm Văn Tuấn, Lại Đức Lưu (2005), “Nghiên cứu sản xuất củ giống gốc khoai tây minituber từ củ in vitro”, Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I.

[14]. Đoàn Thị Thanh, Hồ Hữu Nhị (1990), “nghiên cứu bệnh vi khuẩn chân đen hại khoai tây”, Một số tiến bộ nghiên cứu khoa học khoai tây (1986 – 1990), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[15]. Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), “Nghiên cứu một số kỹ thuật trồng củ giống khoai tây siêu bi”,Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – số 8.

[16]. Ngô Đức Thiệu (1990), “Nhận xét một số chỉ tiêu hình thành năngsuất khoai tây vùng đồng bằng Sông Hồng”, Một số kết quả nghiên cứu khoa học cây khoai tây (1986 – 1990), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [17]. Trương Công Tuyền, Phạm Xuân Tùng, Đặng Thị Huế, Nguyễn Đạt

Toại, Pharlin, Peter Dawson (2003), “Kết quả chọn lọc giống khoai tây Eben theo hướng chế biến tại vùng đồng bằng sông Hồng”, Kết quả chọn lọc khoai tây theo hướng chế biến 2001 – 2003.

[18]. Lâm Thế Viễn (1971), “Tăng vụ và thâm canh khoai tây”, Tạp chí KHKT Nông nghiệp 201/1971.

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn Đính đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận của mình. Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Sinh – KTNN, các anh chị trong thư viện và các bạn sinh viên cùng nhóm.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh Viên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khoá luận được hoàn thành là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu trong luận văn là trung thực, không sao chép, không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu trước.

Sinh viên

Vi Văn Thái

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Sự nảy mầm của giống khoai tây Diamant và Solara

Bảng 3.2. Số nhánh/khóm của giống khoai tây Diamant và Solara

Bảng 3.3. Chiều cao của giống khoai tây Diamant và Solara

Bảng 3.4. Đường kính thân của giống khoai tây Diamant và Solara

Bảng 3.5. Khối lượng tươi trung bình thân – lá của giống khoai tây Diamant và Solara

Bảng 3.6. Khối lượng khô trung bình thân – lá của giống khoai tây Diamant và Solara

Bảng 3.7. Các chỉ tiêu năng suất và năng suất thực tế của giống khoai tây Diamant và Solara

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình 3.1. Động thái tăng chiều cao của giống khoai tây Diamant và Solara trong điều kiện để giống trong nhà lạnh và đặt giống trong điều kiện bình thường (cm/cây).

Hình 3.2. Động thái tăng đường kính thân của giống khoai tây Diamant và Solara trong điều kiện để giống trong nhà lạnh và đặt giống trong điều kiện bình thường (cm/cây).

Hình 3.3.a. Đồ thị tăng trưởng khối lượng tươi trung bình thân của giống khoai tây Diamant và Solara (g/cây).

Hình 3.3.b. Đồ thị tăng trưởng khối lượng tươi trung bình lá của giống khoai tây Diamant và Solara (g/cây).

Hình 3.4.a. Đồ thị tăng trưởng khối lượng khô trung bình thân của giống khoai tây Diamant và Solara (g/cây).

Hình 3.4.b. Đồ thị tăng trưởng khối lượng khô trung bình lá của giống khoai tây Diamant và Solara (g/cây).

Hình 3.5. Biểu đồ năng suất trung bình của 2 giống khoai tây trên 1 sào Bắc Bộ (kg/sào)

MỤC LỤC

Phần 1: Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài ... 1

2. Mục đích nghiên cứu ... 2

3. Nội dung nghiên cứu ... 2

Phần 2: Nội dung Chương 1: Tổng quan tài liệu ... 3

1.1. Nguồn gốc, đặc điểm sinh học của cây khoai tây ... 3

1.1.1. Đặc điểm hình thái của cây khoai tây ... 3

1.1.2. Các thời kì sinh trưởng chủ yếu của cây khoai tây ... 5

1.1.3. Các yêu cầu sinh thái của cây khoai tây ... 6

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của cây khoai tây ... 8

1.2. Tình hình nghiên cứu trên đối tượng khoai tây ... 9

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ... 13

2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 13

2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 14

2.2.1. Bố trí thí nghiệm ... 14

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ... 15

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ... 17

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ... 18

3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng ... 18

3.2. Các chỉ tiêu về năng suất ... 29

Phần 3: Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận ... 32

4.2. Kiến nghị ... 32

Tài liệu tham khảo... 33

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm So sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống khoai tây được bảo quản trong điều kiện nhà lạnh và bình thường (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)