Ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến sinh trưởng, năng suất và một số chỉ tiêu phẩm chất củ giống khoai tây KT3 (Trang 25 - 29)

3. Nội dung nghiên cứu

3.3.2. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến

hữu cơ trong củ của giống khoai tây KT3

Để đánh giá ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến một số chất hữu cơ trong củ của giống khoai tây KT3 chúng tôi tiến hành đánh giá 4 chỉ tiêu như: hàm lượng vitamin C, đường khử, tinh bột, protein tổng số. Kết quả này được trình bày trong bảng 3.5 và 3.6.

Bảng 3.5. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến một số chất hữu cơ trong củ tươi của giống khoai tây KT3

Chỉ tiêu CT

Vitamin C Đường khử Tinh bột Protein tổng số mg/100g củ tươi % so ĐC % củ tươi % so ĐC % củ tươi % so ĐC % củ tươi % so ĐC KT3.ĐC 34,64 100 0,168 100 11,72 100 2,07 100 KT3.K 34,78 102,39* 0,169 100,59 12,59 107,42* 2,06 99,51

Qua bảng 3.5, chúng tôi thấy: phun bổ sung dung dịch KCl lên lá làm tăng hàm lượng vitamin C và tăng hàm lượng tinh bột trong củ tươi so với đối chứng lần lượt là 102,39% và 107,42%. Hàm lượng đường khử và protein tổng số giữa các công thức thí nghiệm và đối chứng là tương đương nhaụ Chứng tỏ, phun bổ sung dung dịch KCl lên lá làm tăng hàm lượng vitamin C và tăng hàm lượng tinh bột trong củ tươi của giống khoai tây KT3. Kết quả này có thể được giải thích là do K+ có ảnh hưởng tích cực đến quá trình vận chuyển H+

qua màng trong quá trình photphoril hoá quang hợp tổng hợp ATP, NADPH. Các chất này là những nguồn năng lượng cần thiết để đồng hoá CO2 tổng hợp các chất hữu cơ như polisaccarit. Ngoài ra, K+ còn tham gia hoạt hoá các enzim tổng hợp tinh bột. Do đó K+ bổ sung làm tăng cường quá trình tổng hợp polisaccarit tích luỹ trong củ và cơ quan dự trữ của khoai tâỵ

Bảng 3.6. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên láđến một số chất hữu cơ trong củ khô của giống KT3 Chỉ tiêu

Công thức

Đường khử Tinh bột protein tổng số

% củ tươi % so ĐC % củ tươi % so ĐC % củ tươi % so ĐC

KT3.ĐC 1,03 100 72,05 100 12,77 100

KT3.K 1,04 100,97 74,56 103,48* 12,69 99,37

Ghi chú: * Các sai khác có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95%

Qua bảng 3.6, chúng tôi thấy: phun bổ sung dung dịch KCl lên lá không làm thay đổi hàm lượng đường khử và protein tổng số giữa các công thức thí nghiệm và đối chứng, nhưng lại làm tăng hàm lượng tinh bột so với đối chứng là 103,48%. Kết quả này có thể được giải thích là do K+ có ảnh hưởng tích cực đến quá trình vận chuyển H+ qua màng trong quá trình photphoril hoá quang hợp tổng hợp ATP, NADPH. Các chất này là những nguồn năng lượng cần thiết để đồng hoá CO2 tổng hợp các chất hữu cơ như polisaccarit. Ngoài ra, K+

còn tham gia hoạt hoá các enzim tổng hợp tinh bột. Do đó K bổ sung làm tăng cường quá trình tổng hợp polisaccarit tích luỹ trong củ và cơ quan dự trữ của khoai tâỵ

3.3.3. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến hàm lượng

các nguyên tố khoáng trong củ của giống khoai tây KT3

Để đánh giá ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến hàm lượng các nguyên tố khoáng trong củ của giống khoai tây KT3, chúng tôi tiến hành đánh giá hàm lượng của các nguyên tố khoáng như: K, P, Mn, Fe, Mg, Cụ Kết quả này được trình bày ở bảng 3.7

Bảng 3.7. ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến hàm lượng các nguyên tố khoáng trong củ của giống khoai tây KT3

Đơn vị: mg/kg chất khô Công thức Nguyên tố KT3.ĐC KT3.K % so ĐC K 19,4.103 23,3.103 120* P 22,0.103 22,3.103 101,5 Mn 0,022.103 0,023.103 101,5 Fe 6.103 4,75.103 79,16* Mg 0,6.103 0,5.103 83,33* Cu 0,0011.103 0,0014.103 127,27*

Ghi chú: * Các sai khác có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95%

Qua bảng 3.7, chúng tôi thấy: khi phun bổ sung dung dịch KCl lên lá thì đều làm thay đổi hàm lượng các nguyên tố khoáng ở các công thức thí nghiệm so với đối chứng. Các nguyên tố khoáng K, Cu đều tăng so với đối chứng lần lượt là 120%; 127,27%. Các nguyên tố khoáng Fe, Mg giảm so với đối chứng lần lượt là 79,16%; 83,33%. Riêng hàm lượng P và Mn giữa công thức thí nghiệm và đối chứng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Kết quả

thu được có thể là do mối quan hệ hỗ trợ (thúc đẩy) lẫn nhau giữa ion K và ion Cu2+ trong quá trình xâm nhập, khi có sự tăng cường hấp thụ ion K+ thì đồng thời thúc đẩy sự hấp thụ ion Cu2+. Ngoài ra, K+ còn làm tăng quá trình vận chuyển các ion này trong cây để tạo củ.

Chương 4. Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Ảnh hưởng của dung dịch KCl phun bổ sung lên lá đến sinh trưởng, năng suất và một số chỉ tiêu phẩm chất củ giống khoai tây KT3 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)