Giải pháp chủ động phòng trừ dịch bệnh

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Đánh giá thực trạng mô hình nuôi cá thương phẩm trên đất một vụ lúa và những giải pháp nâng cao năng suất cá cho mô hình (Trang 33)

3. ý nghĩa của đề tài

3.4.8. Giải pháp chủ động phòng trừ dịch bệnh

Trong nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề dịch bệnh là một vấn đề hết sức quan trọng. Nguyên nhân là các hộ nuôi cá muốn tăng lợi nhuận nên tăng số lượng cá trong đàn cá nuôi trên một diện tích ao nuôi, do đó mật độ cá thả và lượng thức ăn sẽ tăng... Việc này rất dễ ảnh hưởng đến môi trường sống và đến sức đề kháng của cá, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Do đặc điểm cá sống ở dưới nước nên khi cá bị bệnh việc chữa trị gặp nhiều khó khăn và hiệu quả rất thấp. Vì vậy, trong nuôi cá việc chủ động phòng trừ dịch

bệnh là vấn đề rất quan trọng. Khi phòng bệnh cho cá ta cần áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng trị bệnh như [2]:

- Cải tạo môi trường sống: đa số bà con nông dân nuôi cá chỉ quan tâm ở mức độ thả cá mà chưa thấy hết tác hại của nguồn nước. Nguồn nước trong ao rất có thể bị ô nhiễm do nước thải từ các nhà máy sản xuất, nước thải sinh hoạt của con người, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ... Các nguyên nhân này ảnh hưởng tới nguồn nước qua đó ảnh hưởng tới sức khỏe, sự sinh trưởng và phát triển của cá nuôị Nếu nước bị ô nhiễm nhẹ sẽ làm cho cá chậm phát triển, nếu nước bị ô

nhiễm nặng sẽ làm cá mắc bệnh và có thể bị chết. Để hạn chế tác hại của sự ô

nhiễm nguồn nước ta cần phòng chống là chính, một số biện pháp phòng chống để nguồn nước không bị ô nhiễm:

+ Không cho các nguồn nước ô nhiễm chảy vào aọ + Sử dụng các sinh vật thuỷ sinh để cải tạo nguồn nước.

+ Những nguồn nước thải bị ô nhiễm phải kiểm soát, bằng cách đào cống dẫn nước thải vào một bể chứa hoặc một ao có diện tích nhỏ thả rong, bèọ.. để xử lý sau một thời gian mới đưa vào ao nuôị

+ Với các nước thải công nghiệp hoá chất, y tế...phải chú ý đến tính chất độc hại của hoá chất mà quyết định có nên cho nước thải chảy vào ao hay không.

Ngoài ra để cải tạo môi trường sống ta cần chuẩn bị ao nuôi đúng kĩ thuật, rắc vôi để tiêu diệt các mầm bệnh, ổn định các yếu tố như nhiệt độ, pH, nồng độ

oxy, nồng độ H2S, độ sâụ.. ở mức độ thích hợp để tạo ra môi trường thuận lợi cho

cá sinh trưởng và phát triển tốt.

- Tiêu diệt các mầm bệnh trong ao: để tiêu diệt các mầm bệnh trong ao ta có thể áp dụng một số biện pháp sau:

+ Chỉ thả các loại cá giống đã rõ nguồn gốc và không mang bệnh tật. Với

những cá giống nghi ngờ là mang mầm bệnh trước khi thả vào ao cần được sát trùng cơ thể cá, tắm trong dung dịch NaCl, CuSO4, formalin...

+ Vệ sinh bến ăn sạch sẽ, rắc vôi thường xuyên để ổn định pH, có thể treo túi vôi ở nơi cho ăn.

+ Phân gia súc từ các chuồng trại chăn nuôi có chứa nhiều mầm bệnh nên ta không đổ trực tiếp vào ao, cần được ủ với vôi bột trước khi đưa xuống aọ

+ Dùng thuốc phòng ngừa bệnh trước mùa dịch bệnh và lúc nghi cá có dấu hiệu bị bệnh.

- Tăng sức đề kháng cho cơ thể cá: nếu cá có sức đề kháng tốt hoặc đã mẫn cảm với tác nhân gây bệnh thì dù trong nước có mầm bệnh nhưng bệnh cũng khó có thể phát sinh được. Do đó, ta cần chú ý tăng sức đề kháng cho cá bằng cách:

+ Cung cấp đầy đủ thức ăn cho cá cả về chất và về lượng để cá có sức khoẻ, sinh trưởng và phát triển tốt.

+ ổn định các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy… ở mức

độ thuận lợị

+ Chọn cá giống phải khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt... 3.4.9. Giải pháp đánh tỉa thả bù

Để nâng cao năng suất và sản lượng cá nuôi thì một biện pháp kĩ thuật quan trọng cần áp dụng đó là biện pháp đánh tỉa thả bù. Cá nuôi chỉ sinh trưởng và phát triển nhanh ở một giai đoạn nhất định, khi đã qua mức độ đó thì tốc độ sinh trưởng chậm hơn; mặt khác lượng thức ăn đòi hỏi lớn. Khi nuôi cá ta chỉ nên nuôi đến một tiêu chuẩn khối lượng nhất định khi đó sẽ cho năng suất và thu nhập cao nhất. Do đó, việc đánh tỉa bớt các cá thịt đã đủ tiêu chuẩn sau đó thả bù cá giống vào là một biện pháp kĩ thuật quan trọng để tăng thu nhập cho người nuôi cá. Có các hình thức đánh tỉa thả bù:

- Thả giống ở thời vụ cố định sau 4 – 5 tháng nuôi đánh tỉa dần cá lớn đã đủ tiêu chuẩn thịt. Sau 7 – 10 tháng đánh tỉa lần 2, lần 3 cuối năm thu hoạch tổng thể.

- Đánh tỉa lần nào thả bù lần ấy, sau khi thả giống 4 – 5 tháng đánh tỉa một lần rồi thả bù giống, sau đó cứ một lần đánh tỉa thì thả bù giống lần đó.

Xuất phát từ cơ sở sinh thái sinh lý của cá nuôi ở ao, hồ. Từ yêu cầu và điều kiện nuôi cá, xem xét mối quan hệ giữa nuôi và khai thác cá ngành thuỷ sản đã quy định về khối lượng khi thu hoạch như sau:

Bảng 8. Tiêu chuẩn cá thịt [3, 6]

Loài cá Khối lượng cá khai thác (kg)

Cá mè trắng 0,8 – 1,2 Cá mè hoa 1 – 1,5 Cá chép 0,4 – 0,5 Cá rô phi 0,1 – 0,3 Cá trắm cỏ 2 – 3 Cá trôi 0,4 – 0,5

chương 4. kết luận và kiến nghị

4.1. Kết luận

1. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy ở địa điểm nghiên cứu nói riêng và nước ta nói chung rất có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt. Ngoài điều kiện tự nhiên ra, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi do nhu cầu về nguồn thực phẩm này rất lớn trong nhân dân, do đó có thể nói nuôi cá nước ngọt là một nghề chăn nuôi đầy tiềm năng. Đặc biệt là mô hình sản xuất một vụ cá, một vụ lúa ở vùng chiêm trũng. Nên cần được mở rộng và phát triển vì nó vừa phù hợp điều kiện tự nhiên, vừa tận dụng lao động nhàn rỗi của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế caọ

2. Tuy nhiên, việc nuôi thả cá ở các địa điểm nghiên cứu nói trên còn nhiều hạn chế và tồn tại, tình trạng nuôi thả còn tự phát, truyền thống, thiếu khoa học kỹ thuật làm năng suất cá còn thấp và không ổn định. Chưa phát huy hết tiềm năng của vùng, tình trạng bệnh tật ở cá khá phổ biến. Vì vậy, năng suất và sản lượng cá còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, do đó cần nhanh chóng cải tiến hình thức nuôi cá ở mô hình nàỵ

3. Trong đề tài này, tôi đã đề ra một số giải pháp nhằm mục đích khắc phục những hạn chế, tồn tại ở các địa điểm nuôi thả cá trên đất ruộng trong các địa điểm nghiên cứu, tận dụng tối đa nguồn lợi tự nhiên, nguồn lao động nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình sản xuất nàỵ

4. Nhưng việc áp dụng các giải pháp của đề tài để nuôi thả cá cần linh hoạt, sáng tạọ Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm ao nuôi và cơ sở vật chất, vốn... mà áp dụng một số giải pháp hoặc toàn bộ giải pháp để đảm bảo giảm tối đa chi phí, tăng hiệu quả thu nhập

4.2. Kiến nghị

Khi nghiên cứu thực trạng nuôi thả cá của mô hình một vụ cá trên đất một vụ lúa ở các địa điểm nghiên cứu, bước đầu tôi đã rút ra được một số giải pháp nhằm tăng năng suất đàn cá cho mô hình. Tuy nhiên, để có thể đem lại hiệu quả sâu sắc và thiết thực hơn cho các hộ nuôi cá, tôi kiến nghị:

1. Cần có những nghiên cứu tiếp theo để bổ sung thêm giải pháp, mở rộng địa điểm nghiên cứu, thực hiện quá trình nuôi thử nghiệm để đánh giá chính xác hơn.

2. Các Phòng, Sở khuyến nông, các cấp trong tỉnh, thành phố cần tăng cường chính sách hỗ trợ vốn, mở các lớp tập huấn ngắn hạn để chuyển giao kỹ thuật tới từng hộ nuôi cá.

3. Thành lập hội những người nuôi cá để trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, con giống...

4. Phối hợp các cơ quan ban ngành kiện toàn hệ thống thuỷ lợi đảm bảo nguồn nước dồi dào cho ao nuôi cá.

5. Xã cần cho bà con đấu thầu dài hạn hơn để bà con mạnh dạn đầu tư, tu sửa ao đúng kỹ thuật.

tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Bình (2002), Thuỷ hoá, Nxb Nông nghiệp, Hà Nộị

2. Trần Thị Hà (2000), Bệnh ở động vật thuỷ sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nộị

3. Lê Văn Thắng (2000), Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nộị

4. Lê Văn Thắng (2000), Kỹ thuật nuôi đặc sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nộị

5. Lê Văn Thắng (2001), Dinh dưỡng và thức ăn cho cá tôm, Nxb Nông nghiệp.

6. Lê Văn Thắng (2002), Kỹ thuật nuôi cá thịt, Nxb Giao thông vận tảị

7. Nguyễn Văn Việt (2002), Kỹ thuật sản xuất cá giống, Nxb Giao thông vận tảị 8. http: www.Vietlinh.com.

9. http: www.Thuysan.com.vn.

10. Địa chính xã Thanh Lãng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo kiểm kê tình hình đất đai 2006, Bình Xuyên.

11. Trung tâm khi tượng thuỷ văn Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo tình hình thời tiết năm 2006, Vĩnh Phúc.

12. Uỷ ban nhân dân xã Thanh lãng (2006), Báo cáo thống kê tình hình dân cư

PHụ LụC

ảnh 1. Hình ảnh ao nuôi của mô hình nghiên cứụ

ảnh 2. Hình ảnh VAC (tận dụng bờ ao trồng cỏ Voi, tận dụng mặt nước

ảnh 3. Hình ảnh VAC (tận dụng ruộng cao để trồng thức ăn xanh cho cá).

ảnh 5. Hình ảnh bờ ngăn cá lúạ

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Đánh giá thực trạng mô hình nuôi cá thương phẩm trên đất một vụ lúa và những giải pháp nâng cao năng suất cá cho mô hình (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)