Thảo luận chung

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Huỳnh quang diệp lục trong quá trình sinh trưởng và phát triển của đậu tương (Trang 25 - 30)

3. ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3.4. Thảo luận chung

Qua phân tích các giá trị Fo, Fm, Fv/m ta thấy được sự biến đổi các giá trị ở các giống khác nhaụ Sự biến đổi giá trị Fo chia thành hai nhóm theo hai quy luật lớn còn Fm biến đổi chủ yếu các giống tăng ở thời kỳ quả non riêng ở ba giống DT90, V74, Đ2501, tăng ở thời kỳ quả chắc.

Fv/m cũng chia thành hai nhóm lớn như ở các nhóm biến đổi của Fọ Qua kết quả trên ta thấy giá trị Fv/m thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào giá trị Fo, còn Fm ít ảnh hưởng đến giá trị Fv/m. ở thời kỳ quả non thể hiện điều này rõ nhất khi Fo giảm thì làm cho Fv/m tăng, khi Fo tăng thì làm cho Fv/m giảm. ở thời kỳ quả già giá trị Fo cũng giảm nhưng Fv/m cũng giảm là do giá trị Fm giảm. Vì vậy trong các tham số Fo, Fm, Fv/m có mối liên hệ mật thiết với nhau nhưng giá trị Fo ảnh hưởng lớn hơn giá trị Fm.

Kết luận và đề nghị

Qua kết quả nghiên cứu huỳnh quang diệp lục của lá đậu tương trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở 16 giống đậu tương ta có thể chia chúng thành hai nhóm lớn theo hai quy luật khác nhaụ

Nhóm thứ nhất: DT84, DT96, V74, D140, ĐT22-4, Đ2501, QXsố 1 có huỳnh quang diệp lục biến đổi theo quy luật saụ

Huỳnh quang ổn định (Fo) tăng chậm ở thời kỳ ra hoa, thời kỳ quả non giảm mạnh sau đó tăng lên ở thời kỳ quả chắc đạt giá trị tương đương với thời kỳ ra hoa, giảm chậm ở thời kỳ quả già.

Huỳnh quang cực đại (Fm) của các giống này đều ổn định ở thời kỳ cây non và ra hoa, thời kỳ quả non tăng cao sau đó giảm dần ở thời kỳ quả chắc và quả già (trừ V74 và Đ2501 tăng cao ở thời kỳ quả chắc).

Hiệu suất huỳnh quang biến đổi (Fv/m) ổn định ở thời kỳ cây non và ra hoa, sau đó tăng cao ở thời kỳ quả non và giảm chậm ở thời kỳ quả chắc và quả già.

Nhóm thứ hai: DT90, VX92, ĐVN5, ĐVN6, MA97, D912, AKO6, ĐT12, ĐT26 có quy luật biến đổi là: ở các thời kỳ cây non, ra hoa, quả chắc, quả già có các tham số Fo, Fv/m biến đổi tương tự các giống ở nhóm thứ nhất. ở thời kỳ quả non Fo tăng mạnh còn Fv/m giảm nhiềụ Riêng Fm thì ở tất cả các thời kỳ biến đổi như ở nhóm thứ nhất (trừ DT90)

Phương pháp huỳnh quang diệp lục có thể dùng để đánh giá gián tiếp hiệu quả sử dụng năng lượng trong các phản ứng quang hoá thông qua ba tham số Fo, Fm, Fv/m.

PHụ LụC

ảnh 1: Ruộng thí nghiệm thời kỳ quả non

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Diễm Hồng, Vennendiktov P.S, Chemeric YỤK. (1996), “Bản chất sự mất hoạt tính của quang hệ II (PSII) của tế bào chlorella ở trong tối và nhiệt độ cao”, Tạp chí Sinh học, tập 18, số 2, tr 21- 28.

2. Đặng Diễm Hồng, “Huỳnh quang Chlorophyll và quang hợp ở tảo và thực vật phù du”.

3. Nguyễn Như Khanh, Mã Ngọc Cảm (1997), “Huỳnh quang diệp lục của lá một số giống cà chua trong điều kiện mùa hè Hà Nội”, Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số1, tr 29-32.

4. Đỗ Tất Lợi (1997), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật.

5. Nguyễn Văn Mã (2000), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá trong điều kiện gây hạn đậu tương”, Tạp chí Sinh học, tập 4, tr 47- 52. 6. Nguyễn Văn Mã, Nguyễn Minh Điệu (2006), “Sử dụng huỳnh quang

diệp lục trong nghiên cứu khả năng chịu hạn của cây lạc”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Tập 44, số 6, tr 61- 66.

7. Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Đình Long, Nguyễn Hữu Tiến (1985),

Kinh tế cây có dầu, Nxb Nông nghiệp.

8. Đinh Thị Phòng, Đặng Diễm Hồng, Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (2004), “Đánh giá khả năng chịu hạn bằng phương pháp đo huỳnh quang diệp lục ở lúa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 42, số 1, tr 59- 63. 9. Nguyễn Quốc Thống, Lê Thị Oanh, Nguyễn Văn Thiết (2002), “Nghiên

cứu tác động của khô hạn lên cây nhãn bằng xác định huỳnh quang diệp lục”, Tạp chí Sinh học, tập 22, số3, tr 59- 63.

10. Võ Minh Thứ, Nguyễn Như Khanh (1998), “ảnh hưởng của NaCl, KClO3 đến hàm lượng và huỳnh quang diệp lục của giống lúa TH85”,

Tạp chí Sinh học, tập 20, số 4.

11. Phạm Văn Thiều (1999), Kỹ thuật trồng đậu tương, Nxb Nông nghiệp. 12. D. D. Hong, T. H. Kim, M. S. Hwang, Ị K. Chung, C. H. Lee – J

Finish Sci Tech. (1998) 122 – 128.

13. Lavorelc Jetienne (1997) Topic in photosynthesis, ed.j.Baber.2. P. 203- 268. Amsterdam. Elsevier.

14. Papagergiou G (1975). In Bioenergeties of photosynthesis.ed. Govindiee P. 320- 366. New York. Academic.

15. B. R. Sthapit, J. R. Witcombe, J. M. Wilson – Crop Scị 35 (1995) 90 - 94.

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Huỳnh quang diệp lục trong quá trình sinh trưởng và phát triển của đậu tương (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)