4.1. Về khả năng chú ý của học sinh
Các kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số tập trung chú ý thay đổi theo lớp tuổi, điều này hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó. Điều này có thể giải thích bằng xác định phản xạ thị giác vận động và thời gian phản xạ thính giác vận động và mức độ hoàn thiên cấu trúc và chức năng của lão bộ.
Khả năng tập trung chú ý của nữ luôn cao hơn nam trong cùng lớp tuổii. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan, Nguyễn Văn Tường.
4.2. Về khả năng ghi nhớ của học sinh
Các kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng ghi nhớ của học sinh thay đổi theo lớp tuổi. Các kết quả trước đây cũng cho thấy khả năng ghi nhớ cũng có sự thay đổi theo lớp tuổi. Điều này có thể giải thích bằng thời gian phản xạ thị giác vận động - thời gian phản xạ thính giác vận động thay đổi theo lớp tuổi và khả năng chú ý cũng thay đổi theo lớp tuổi. Trong giai đoạn 5 - 20 tuổi thời gian phản xạ thị giác vận động và thời gian phản xạ thính giác vận động tăng dần (1,13). Các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả nước ngoài cũng cho thấy trong giai đoạn từ 18 - 20 khả năng hoạt động của cơ thay đổi nhiều, và từ 20 tuổi trở đi tốc độ hoạt động của cơ không tăng mà giảm dần, vì vậy thời gian phản xạ thị giác vận động tăng nhẹ ở lứa tuổi 16, 17. Sự tập trung chú ý là khả năng tạo ra các ổ hưng phấn cực đại tồn tại trong từng thời điểm nhất định đảm bảo phản ứng có thể xảy ra một cách hiệu quả theo đúng quy luật hoạt động của nãoi. ở lứa tuổi 16, 17 là giai đoạn phát triển nhanh chóng của hệ thần kinh, 17 tuổi trở đi thần kinh đã phát triển hoàn chỉnh thì mức độ tập trung chú ý theo tuổi không thay đổi nữa. Mặt khác việc thay đổi khả năng ghi nhớ theo tuổi còn phụ thuộc vào thay đổi cấu trúc, chức năng của các yếu
tố dậy thì, do đó có sự chuyển biến rõ rệt và sự hoàn thiện nhanh chóng của hệ thần kinh cơ để chuyển lên giai đoạn mới của cơ thể là bước sang tuổi thanh niên và ổn định ở lứa tuổi 18. Điểm khác nhau lưu ý ở đây nữa là, ngoài sự phát triển của hệ thần kinh thì khả năng ghi nhớ còn phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng cá thể, dẫn đến năng lực trí tuệ khác nhau thì khả năng ghi nhớ khác nhau. ở lứa tuổi 16 khả năng ghi nhớ tốt hơn ở lứa tuổi 17. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó.
Khả năng ghi nhớ của học sinh nam và học sinh nữ có sự chênh lệch nhau, khả năng ghi nhớ của nam tốt hơn của nữ. Điều này có thể liên quan đến chức năng thần kinh trung ương có tính chất đặc trưng cho giới như trí nhớ, phản xạ, ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài cơ thể. Trong độ tuổi 20 thì ở nữ chức năng này phát triển ổn định sớm hơn nam nhưng ở nữ khả năng chú ý và tính chính xác của chú ý thường không cao do bị ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý.
Khả năng ghi nhớ của học sinh lớp chọn và hệ B có sự chênh lệch đáng kể. Khả năng ghi nhớ của học sinh lớp chọn cao hơn lớp hệ B cùng lứa tuổi. Điều này giải thích do chất lượng tuyển đầu vào chặt chẽ, phù hợp với khả năng của từng đối tượng học sinh.
4.3. Học lực
Trường THPT Văn Lâm, Hưng Yên là một trường nông thôn, học sinh chủ yếu là con em gia đình nông dân, một số ở thị trấn, vì vậy mà việc học tập của các em còn bị nhiều hạn chế. Kết quả học lực chủ yếu là học sinh khá, học sinh giỏi, yếu chiếm tỉ lệ thấp.
Học sinh nữ có học lực cao hơn hẳn so với học sinh nam trong cùng lớp tuổi. Điều này được giải thích dựa vào đặc điểm đặc trưng cho giới đó là nữ giới thường có tính cần cù chăm chỉ hơn hẳn nam giới. Tuy nhiên, nam lại có độ tập trung chú ý và ghi nhớ tốt hơn nữ, do đó mà học sinh nam thường học giỏi hơn nữ.
4.4. Quan hệ giữa chú ý, ghi nhớ và học lực
Học sinh có khả năng chú ý, ghi nhớ tốt thường có học lực khá, giỏi thể hiện sự tương quan thuận giữa chú ý, ghi nhớ và học lực. Tuy nhiên, một số học sinh có khả năng chú ý cao, ghi nhớ tốt nhưng vẫn có học lực trung bình, thậm chí yếu, thể hiện sự tương quan không chặt chẽ.
Học sinh lớp hệ B có tỉ lệ học sinh trung bình chiếm tỉ lệ cao, ít có học lực giỏi và học lực khá. Điều này phù hợp với khả năng ghi nhớ của học sinh.
Lứa tuổi 16 học sinh có học lực khá giỏi nhiều hơn lứa tuổi 17 điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Thị Thêm.