Sự sinh trưởng về chiều cao của cây đậu tương

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và năng suất các giống đậu tương trồng ở vùng trung du phía Bắc Việt Nam (Trang 29 - 31)

4. ý nghĩa lí luận và thực tiễn

3.2. Sự sinh trưởng về chiều cao của cây đậu tương

Quá trình sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của mọi quá trình sinh lý và trao đổi chất của cơ thể sinh vật.

Sự sinh trưởng về chiều cao là sự tăng về kích thước và trọng lượng của cây có liên quan tới sự tạo thành các cơ quan mới của cây và sự biến đổi cấu trúc của tế bàọ Chiều cao của cây là chỉ tiêu liên quan đến sự sinh trưởng và phát triển của câỵ Trên thực tế thường thấy rằng khi thân quá dài thì đốt thường thưa và số lượng quả trên đốt ít. Nhưng khi cây quá thấp thì số lượng đốt cũng ít tuy rằng số lượng quả hình thành trên mỗi đốt có thể nhiều hơn nhưng số đốt ít thì cũng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng [19].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chiều cao của cây đậu tương được trình bày ở bảng 3.4 và hình 3.4.

Qua bảng 3.4 và hình 3.4 chúng tôi thấy rằng: cả 16 giống đậu tương đang nghiên cứu đều có sự tăng trưởng chiều cao mạnh nhất ở giai đoạn ra hoa và quả non (0,76 – 1,84 cm/ngày). Sau đó, sự tăng trưởng chiều cao chậm lại và khi quả già chiều cao của các giống hầu như không tăng nữạ

Giai đoạn cây non (4 lá): DT96, ĐVN6, QX số 1 là những giống có chiều cao trung bình cao nhất, sau đó là VX92, D140, AK06. Các giống ĐT22 – 4, ĐT12, DT90 là những giống có chiều cao cây trung bình thấp nhất ở giai đoạn nàỵ

Giai đoạn ra hoa và giai đoạn quả non: nhìn chung ở giai đoạn này, tất cả các giống nghiên cứu có chiều cao trung bình tương đối lớn. Sở dĩ như vậy là trong giai đoạn này cây đang tập trung sinh trưởng sinh dưỡng. VX92 là giống có chiều cao trung bình lớn nhất, còn giống có chiều cao trung bình thấp nhất trong giai đoạn này là ĐT12.

Giai đoạn quả chắc và giai đoạn quả già: chiều cao cây trung bình của các giống có xu hướng ổn định, một số giống tăng nhưng không đáng kể, nguyên nhân là do các giống bước vào giai đoạn già, đỉnh sinh trưởng bị chết.

Bảng 3.4: Chiều cao cây của một số giống đậu tương Đơn vị: cm Giai đoạn

Giống

Cây non (4 lá) Ra hoa Quả non Quả chắc Quả già

X m X m X m X m X m DT84 15,450,18 30,070,42 46,330,62 47,660,73 48,130,78 DT90 13,500,27 26,830,41 42,400,45 45,930,51 46,220,67 DT96 17,670,21 30,370,57 51,930,76 54,870,62 55,690,63 VX92 16,030,19 28,230,41 54,770,92 57,530,89 56,760,83 ĐVN5 14,400,13 24,930,38 41,000,99 42,890,68 43,570,93 ĐVN6 17,320,29 29,070,54 45,870,92 48,190,76 48,350,98 V74 14,380,15 27,730,41 51,130,72 55,270,55 55,870,57 MA97 15,650,28 28,17 0,33 48,77 0,55 52,230,87 52,190,88 D140 16,100,20 29,570,53 54,500,73 58,330,93 60,071,03 D912 14,320,21 27,070,53 52,800,75 56,490,66 57,880,73 AK06 15,680,29 28,630,59 51,400,57 53,960,75 55,160,79 ĐT12 13,170,16 21,300,39 29,120,58 32,630,88 32,100,86 ĐT22 - 4 13,830,17 25,500,38 47,170,66 49,800,56 52,060,61 ĐT26 14,030,28 21,980,38 39,330,54 42,530,44 41,150,51 Đ2501 14,280,16 25,700,51 46,170,81 48,390,63 49,200,72 QX số 1 18,800,19 28,800,38 39,13 0,49 43,27 0,75 44,190,82

Hình 3.4. Động thái chiều cao các giống đậu tương

Như vậy, kết thúc quá trình sinh trưởng phát triển của cây thì VX92, V74, D140, D912 là những giống có chiều cao cây trung bình lớn, mặc dù ở giai đoạn cây non (4 lá) chiều cao cây trung bình của chúng thấp. Điều đó cho có thể cho thấy các giống này có sự sinh trưởng chiều cao mạnh nhất trong 16 giống nghiên cứụ

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và năng suất các giống đậu tương trồng ở vùng trung du phía Bắc Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)