Bài học kinh nghiệm từ thương mại điện tử của Trung Quốc:

Một phần của tài liệu giải pháp cho thương mại điện tử việt nam (Trang 33 - 37)

Qua việc nghiên cứu thương mại điện tử Trung Quốc ta thấy mọtt so vấn đề cần chú trọng đối với thương mại điện tử Việt Nam,đó là:Thanh toán qua mạng,chính sách thuế,dịch vụ chứng thực điện tử.

Thanh toán qua mạng đóng vai trò quan trọng trong thương mại điện tử. Song sự an toàn, thuận tiện cũng như hiệu quả của loại hình này là một đòi hỏi không thể thiếu. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề đó ở Trung Quốc vẫn chưa cao.

Mặt khác, do thiếu các chế tài bảo vệ của pháp luật, trọng tài kinh tế và sự hiểu biết về trách nhiệm pháp lý nên rất khó khăn khi có tranh chấp xảy ra. Thêm vào đó, hiệu quả thanh toán qua mạng của Trung Quốc vẫn còn rất thấp, thời gian thanh toán qua ngân hàng thường kéo dài (khoảng 10 ngày), chi phí lại cao...Bởi vậy chúng ta cần chú trọng hơn nữa đối viêc thanh toán qua mạng,đảm bảo sự an toàn đối với khách hàng và doanh nghiệp.

Thứ hai là vấn đề thuế. Trong khi thương mại điện tử là một loại hình kinh doanh hoàn toàn mới, khác xa so với các loại hình truyền thống, Trung Quốc vẫn chưa có chính sách thuế cho lĩnh vực này. Bản báo cáo của Bộ Thương mại đề xuất với chính phủ các dự thảo luật phù hợp để đảm bảo cho sự phát triển thương mại điện tử trong tương lai.

Trên thực tế, các quốc gia có nền kinh tế phát triển ở mức độ khác nhau sẽ có chính sách thuế khác nhau đối với thương mại điện tử. Chẳng hạn, ở Mỹ, thương mại điện tử, các sản phẩm kỹ thuật số và truy cập Internet được miễn thuế hoàn toàn, trong khi ở châu Âu chỉ tính thuế giá trị gia tăng đối với thương mại điện tử.

Thứ ba là hạn chế trong hệ thống dịch vụ chứng thực điện tử của Trung Quốc. Trong số các tập đoàn cung cấp dịch vụ này cho thương mại điện tử nước này, khoảng 1.000 tập đoàn là làm việc theo lối truyền thống với chất

lượng dịch vụ không cao. Do vậy, nhu cầu phải cung cấp một dịch vụ giao nhận và giao dịch nhanh chóng hiện đại đang rất bức thiết tại Trung Quốc.

Qua đó Thương mại điện tử Việt Nam phải cố gắng khắc phục tất cả những yếu kém nhược điểm của nước đã đi trước la Trung Quốc đã gặp phải,để hoàn thiện hơn nữa ngành thương mại điện tử.

2)Phương hướng phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới:

Hiện nay Thương mại điện tử ở Việt Nam được tận dụng phục vụ việc marketing, bán hàng cho doanh nghiệp là chính. Ngoài ra, một số website sàn giao dịch B2B, siêu thị điện tử B2C, website C2C như rao vặt, đấu giá..., website thông tin (tin tức là chính)... đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. Thanh toán qua mạng trong và ngoài nước vẫn còn rất ít ỏi và bất tiện. Doanh số từ mô hình B2B vẫn hầu như chưa có, trong khi doanh số B2B xấp xỉ 80 – 90% tổng giá trị giao dịch Thương mại điện tử trên toàn cầu. Trong giai đoạn 2006 – 2010, xu hướng phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ đi theo 03 nhóm:

-Các doanh nghiệp tận dụng Thương mại điện tử phục vụ marketing, bán hàng, hỗ trợ khách hàng, mở rộng thị trường, xuất khẩu...

-Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại điện tử với những website Thương mại điện tử, kinh doanh trên mạng.

-Doanh nghiệp bắt đầu tận dụng Thương mại điện tử trong B2B để mua sắm nguyên vật liệu phục vụ việc kinh doanh sản xuất một cách tự động hoặc bán tự động.

Tiềm năng phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam là cao, vì các lý do sau:

Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng, TMĐT giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng trên toàn thế giới.

Việt Nam có thể “xuất khẩu” dịch vụ, sản phẩm thông tin, sản phẩm tri thức bằng cách bán qua mạng Internet.

Du lịch Việt Nam cần tận dụng TMĐT để quảng bá, cho đặt dịch vụ qua mạng, thanh toán qua mạng, hỗ trợ du khách qua mạng...

Nhà nước chủ trương thúc đẩy TMĐT phát triển.

CNTT, Internet ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển nhanh. Chính những khả năng, lợi ích TMĐT mang lại cho doanh nghiệp, nhà đầu tư... là động cơ lớn thúc đẩy doanh nghiệp tham gia TMĐT.

Nhân lực Việt Nam tiếp thu công nghệ mới nhanh, đặc biệt là CNTT .

3)Giải pháp cho thương mại điện tử Việt Nam:

Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.Đặt ra thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước khi tham gia giao diện điện tử.Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước những trước những gian lận thường trực trên internet vấp phải những rào cản về thể chế chính trị,ranh giới địa lí trong khi thương mại điện tử lại mang tính toàn cầu.Các đối tượng vi phạm dễ dàng lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật và việc thi hành việc phán quyết xuyên quốc gia rất tốn kém,khó thu thập đầy đủ chứng cứ,tài liệu phục vụ quy trình giải quyết tranh chấp.Vì vậy chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp khắc phục tinh trạng này:

- Nâng cao nhận biết của người tiêu dùng và doanh nghiệp về các hành vi gian lận thương mại trực tuyến.

- Hợp tác quốc tế trong việc thực thi các phán quyết của các cơ quan quốc gia trong giải quyết tranh chấp.

- Hoàn chỉnh khung pháp lí đối với người tiêu dùng.

- Nâng pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng thành luật(1999).

- Hợp tác chia sẻ thông tin điều tra lien quan đến tội phạm công nghệ cao.

- Tham gia vào các tổ chức kinh tế địa phương.

- Thành lập ủy ban điều phối và bảo vệ người tiêu dùng để bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thời kì hội nhập WTO.

Bên cạnh đó ngành thương mại điện tử nói chung muốn phát triển thì rất cần sự can thiệp của nhà nước,thể hiện qua một số giải pháp:

- Nhà nước phải tạo điều kiện môi trường cho ngành thương mại điện tử còn non trẻ phát triển hết mức.

- Có một hành lang pháp lí rõ rang đẻ tránh gian lận trong thương mại điện tử.

- Phát triển kết cấu hạ tầng cở sở tạo điều kiện cho công nghệ thông tin phát triển từ đó thương mại điện tử mới có thể phát triển.Đặc biẹt chú trọng phát triển và ở rộng mạng lưới internet,bởi internet chính là thị trường của thương mại điện tử.

KẾT LUẬN

Có thể nói thương mại điện tử Trung Quốc đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn khiến cả thế giới phải ngạc nhiên,điển hinh là tập đoàn Alibaba.Với chất lượng dịch vụ tốt,số lượng khách hàng dăng kí sử dụng Alibaba ngày càng tăng lên. Alibaba.com có hai website con là Alibaba International và Alibaba China.

Alibaba International hiện là cổng thương mại điện tử cho giao dịch giữa các doanh nghiệp lớn nhất thế giới với 2.5 triệu người đăng ký sử dụng từ hơn 200 quốc gia. Mỗi ngày, có hơn 500.000 người truy cập vào trang này. Nhờ website, một cơ sở sản xuất đồ chơi quy mô gia đình của Trung Quốc cũng có thể bán hàng trực tiếp cho một công ty Mỹ.

Còn Alibaba China đã trở thành website thương mại điện tử tiếng Trung lớn nhất thế giới, với khoảng 14 triệu người đăng ký sử dụng. Năm 2006, doanh thu của Alibaba.com là 200 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2005. Dự báo, đến năm 2009, doanh thu của công ty sẽ là 1,3 tỷ USD.

Tuy nhiên Trung Quốc không phải là không có những khó khăn nhất định đối với ngành thương mại điện tử của mình.

Và qua việc nghiên cứu thương mại điện tử Trung Quốc,Việt Nam đã rút ra được những bài học hết sức to lớn,từ đó tạo điều kiện phát triển thương mại điện tử lên một tầm cao mới.Nhưng Việt Nam cũng có lối đi riêng của mình bởi hoàn cảnh kinh tế xã hội điều kiện cơ sở hạ tầng của 2 nước la hoàn toàn khác nhau.

Một phần của tài liệu giải pháp cho thương mại điện tử việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w