Củng cố: (4 phút)

Một phần của tài liệu SKKN: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua các câu hỏi thực tiễn phần: “Thành phần hoá học của tế bào” Sinh học 10, cơ bản (Trang 33 - 36)

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1 Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

4.Củng cố: (4 phút)

Những câu hỏi liên hệ thực tiễn:

Câu 1: Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn một số

các món ăn ưa thích?

=> Đáp án: Cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho tế bào, cơ thể.

Câu 2: Người ta cho chuối chín vào ngăn đá của tủ lạnh để nó đông cứng lại,

sau đó lấy ra để tan đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích?

=> Đáp án: quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ nên liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định. Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá ->tế bào bị vỡ ->khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa -> quả chuối sẽ mềm hơn.

Câu 3: Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó

giải thích các hiện tượng sau:

+ Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?

+ Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được? => Đáp án:

- Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực.

- Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động giống như tấm bạt lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước.

– Nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo thành cột nước liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

5. Dặn dò: (1 phút)

- Đọc mục: “Em có biết”.

- Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập SGK trang 18 và vận dụng giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến nội dung bài học.

PHỤ LỤC 3: ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Iôt là nguyên tố vi lượng tham gia vào thành phần hoocmon của?

A. Tuyến thượng thận B. Tuyến yên

C. Tuyến tụy D. Tuyến giáp

Câu 2: Cho các ý sau:

(1) Uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. (2) Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy. (3) Ăn nhiều hoa quả mọng nước.

(4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt.

Trong các ý trên có mấy ý là những việc làm quan tròn giúp chúng ta có thể đảm bảo đủ nước cho cơ thể trong những trạng thái khác nhau?

A. 1. B. 2.

C. 3. D. 4.

Câu 3: Để bảo quản rau quả chúng ta không nên làm điều gì?

A. Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh B. Giữ rau quả trong ngăn mát của tủ lạnh C. Sấy khô rau quả

D. Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường.

Câu 4: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Bệnh còi xương B. Bệnh bướu cổ

C. Bệnh cận thị D. Bệnh tự kỉ

Câu 5: Ơstrogen là hoocmon sinh dục có bản chất lipit. Loại lipit cấu tạo nên hoocmon này là?

A. Steroit B. Phôtpholipit

C. Dầu thực vật D. Mỡ động vật

Câu 6: Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây?

A. Bệnh gút B. Bệnh bướu cổ

C. Bệnh còi xương D. Bệnh tiểu đường

Câu 7: Cho các hiện tượng sau:

(1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộn

(2) Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua (3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng

(4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục

Có mấy hiện tưởng thể hiện sự biến tính của protein?

Câu 8: Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể?

A. Insulin có trong tuyến tụy B. Kêratin có trong tóc

C. Côlagen có trong da D. Hêmoglobin có trong hồng cầu

Câu 9: Saccarozo là loại đường có trong?

A. Sữa động vật. B. Cây mía.

C. Mạch nha. D. Tinh bột.

Câu 10: Cho các ý sau:

(1) Là liên kết yếu, mang năng lượng nhỏ. (2) Là liên kết mạnh, mang năng lượng lớn. (3) Dễ hình thành nhưng cũng dễ bị phá vỡ.

(4) Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hidro. Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của liên kết hidro?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 11: Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào là chủ yếu?

A. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định. B. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào. C. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.

D. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào.

Câu 12: Phân tích thành phần các loại Nu trong một mẫu Axitnucleic ta thu được các kết quả như sau: A=22%; G=20%; T=28%; X=30%. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Axitnucleic này là ARN chuỗi kép B. Axitnucleic này là ARN chuỗi đơn C. Axitnucleic này là ADN chuỗi đơn D. Axitnucleic này là ADN chuỗi kép

Câu 13: Nếu ăn quá nhiều protein (chất đạm), cơ thể có thể mắc bệnh gì sau đây?

A. Bệnh gút B. Bệnh mỡ máu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. Bệnh tiểu đường D. Bệnh đau dạ dày

Câu 14: Điểm giống nhau giữa protein là lipit là?

A. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân. B. Gồm các nguyên tố C, H, O.

C. Đều có liên kết hidro trong cấu trúc phân tử.

Câu 15: Trình tự các đơn phân trên mạch 1 của một đoạn ADN xoắn kép là

- GATGGXAA -. Trình tự các đơn phân ở đoạn mạch kí sẽ là:

A. – TAAXXGTT – B. – XTAXXGTT –

C. – UAAXXGTT – D. – UAAXXGTT –

Đáp án (ĐA):

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Một phần của tài liệu SKKN: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua các câu hỏi thực tiễn phần: “Thành phần hoá học của tế bào” Sinh học 10, cơ bản (Trang 33 - 36)