Bất ổn chính trị gây thiệt hại rất lớn tới nền kinh tế Thái Lan – một nƣớc có nền kinh tế khá vững chắc. Trong ngắn hạn, Thái Lan hiện có dự trữ ngoại hối ở mức đáng ghen tỵ so với các nƣớc mới nổi. Bãi biển và cuộc sống về đêm ở đây vẫn khiến khách du lịch khắp nơi kéo đến. Xuất khẩu sang các nền kinh tế khác trong khu vực năm ngoái cũng tăng trƣởng tốt, dù thƣơng mại với Trung Quốc đang đi xuống, do kinh tế Trung Quốc chậm lại và căng thẳng thƣơng mại Mỹ - Trung.
Trong dài hạn, Bloomberg cho rằng chính phủ mới của Thái Lan sẽ phải giải quyết các thách thức mang tính nền tảng: năng suất lao động giảm, dân số già đi, ... Trong những năm gần đây, đầu tƣ vào Thái Lan cũng suy giảm cũng cho thấy sức hấp dẫn đang thấp hơn nhiều nƣớc cùng nhóm.
Kể cả các thế mạnh của nền kinh tế này cũng đang phản tác dụng. Cán cân thanh toán thặng dƣ khiến đồng Baht tăng giá, làm giảm lợi thế cạnh tranh hàng xuất khẩu của Thái Lan. Đồng baht đã tăng 2,5% giá trị so với đồng USD trong vòng ba tháng qua và tăng khoảng 5,5% trong vòng một năm nay.
Xuất khẩu trong nền kinh tế dựa vào thƣơng mại của Thái Lan đã giảm trong tháng 5/2019, trong khi ngành chế tạo và du lịch cũng bị ảnh hƣởng. Mức tăng trƣởng kinh tế 2,8% trong quý 1/2019 là mức thấp nhất kể từ năm 2014.
Bất ổn chính trị cũng ảnh hƣởng khá lớn đến hoạt động du lịch tại Thái Lan. Bất ổn chính trị khi số lƣợng du khách đặt chân đến Thái Lan giảm mạnh, khiến nền kinh tế du lịch biển ở Thái Lan vốn là thế mạnh đang dần trở nên kém hấp dẫn.
Ảnh hưởng đến Việt Nam: Ngày 27, 28/2: Việt Nam diễn ra Cuộc Hội nghị thƣợng đỉnh Mỹ Triều. Và chính vì việc bất ổn trong bầu cử chính trị ở quốc gia này đã giúp Việt Nam có cơ hội đƣợc tổ chức một hội nghị thƣợng đỉnh lớn, giúp cho Việt Nam thu hút thêm đƣợc nhiều lƣợt báo đài đến xem, và lúc này, đồng Việt Nam tăng giá.