CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của di cư trong nước đến phát triển kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 27 - 31)

4.1. Kết luận

Trong những năm gần đây thì ở nước ta cường độ di cư của tất cả các tỉnh thành đều tăng, cường độ di giai đoạn 2004 – 2009 tăng gấn 1,5 lần cường độ giai đoạn 1994

– 1999. Cũng theo kết quả của Tổng cục thống kê, năm 2015 có khoảng 13,6% dân số là người di cư (tương đương với 12,4 triệu người). Từ đó một lần nữa khẳng định mối quan hệ tương tác giữa di cư và phát triển kinh tế.

Trong các luồng di cư ở Việt Nam hiện nay thì luồng di cư nông thôn – thành thị vẫn chiếm ưu thế hơn cả, năm 2015 tỷ lệ di cư nông thôn – thành thị là 36%. Các vùng có quá trình đô thị hóa với quy mô và tốc độ lớn thì sẽ có lượng nhập cư chiếm tỉ lệ áp đảo, bởi đây là nơi tập trung các khu công nghiệp. Điều này phản ánh đúng thực trạng quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta, đồng thời cũng nói lên mối quan hệ tương tác giữa di cư và đô thị hóa.

Phù hợp với quy luật chung của di cư, người di cư trong nước chủ yếu là đối tượng trẻ, trong độ tuổi lao động, nhóm tuổi từ 19 – 24 chiếm tỉ lệ cao nhất. Mục đích di cư của những đối tượng này là muốn tìm kiếm việc làm tốt hơn, hoặc là Học sinh/Sinh viên/Người học việc di cư để phục vụ cho mục đích học tập. Điều này cho

thấy nguyên nhân chính của di cư nước ta trong 10 năm trở lại đây. Đồng thời cũng giải thích tại sao Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh lại là những nơi có lượng nhập cư cao.

Để phát huy những tác động tích cực của di cư và hạn chế những tiêu cực do chúng gây ra, thì các tổ chức chính quyền và các nhà hoạch định chính sách của vùng cần phải coi lao động nhập cư là một cấu thành của chiến lược phát triển bền vững, từ đó chú trọng hơn nữa việc đưa ra những chính sách về dân số, về phát triển kinh tế phù hợp với những đặc điểm luôn thay đổi theo từng giai đoạn của vùng.

Dо thời giаn nghiên cứu có hạn và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mоng nhận được những nhận xét và góp ý của thầy để bài tiểu luận được hоàn thiện hơn!

4.2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu, bài tiểu luận xin đưa ra một số kiến nghị sau:

 Di cư không phải là một hiện tượng tạm thời mà là một hiện tượng tất yếu và tồn tại một cách khách quan theo lịch sử phát triển của xã hội, là một thành tố cơ bản gắn liền với tăng trưởng kinh tế, là một phần không thể tách rời trong suốt quá trình phát triển của kinh tế. Vì vậy Chính phủ, các vùng và các địa phương phải có tầm nhìn lâu dài về chính sách di cư. Chính sách về di cư, định hướng của di cư phải là nội dung quan trọng trong vịêc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế.

 Cần có chính sách tạo ra sự công bằng xã hội. Các chính sách tạo ra sự công bằng xã hội liên quan đến người lao động nhập cư bao gồm: chính sách về giáo dục, về dịch vụ y tế văn hóa và chăm sóc sức khỏe, về vốn hỗ trợ, về bảo hiểm xã hội…các chính sách đó phải đảm bảo không có sự phân biệt giữa người nhập cư và người bản địa.

 Cần lồng ghép các vấn đề di cư khi xây dựng các chính sách và kế hoạch phát triển ở các cấp, các ngành. Để đảm bảo khai thác được lợi thế của di cư cho sự phát triển KT – XH cũng như là thích ứng với tình hình di cư của địa phương.

 Đẩy mạnh các chương trình phát triển bền vững, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo công

ăn việc làm, cải thiện môi trường sống và điều kiện sinh hoạt của người dân. Đặc biệt ở khu vực nông thôn nhằm góp phần giảm bớt khoảng cách giàu nghèo và điều kiện sống giữa thành thị và nông thôn. Điều này sẽ góp phần giảm sức ép cho luồng di cư từ nông thôn ra thành thị, đồng thời giúp định hướng lại các dòng di cư (thay vì di cư từ nông thôn ra thành phố lớn thì di cư từ nông thôn đến các thị trấn, khu đô thị nhỏ).

 Tóm lại, để có luồng di cư phù hợp với thực trạng và định hướng phát triển KT –

XH, Nhà nước cần quan tâm đến nơi có dân di chuyển để có sự điều chỉnh kịp thời. Có nhiều biện pháp, trong đó biện pháp cơ bản nhất vẫn là phát triển kinh tế phối hợp với các vùng, các địa phương trong việc điều chỉnh sự khác biệt về các điều kiện ảnh hưởng đến di cư nhằm chủ động đìều chỉnh các luồng di cư phù hợp để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế của cả nước và của từng địa phương.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của di cư trong nước đến phát triển kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 27 - 31)