Chương 3 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4 0 đến hoạt động quản lí nhà nước đối với thị trường tài chính (Trang 25 - 29)

3.1. Kết luận

Trước các thách thức như vậy, ngành Tài chính Ngân hàng trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều dấu mốc quan trọng trong công cuộc cải cách công nghệ nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Như về mặt định hướng chiến lược, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020; Xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện… Về nguồn lực, NHNN đã thành lập Hội đồng Thanh toán và Công nghệ; Thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực Fintech… nhằm cập nhật các xu hướng công nghệ mới cũng như tìm kiếm các giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ sinh thái và khuôn khổ pháp lý cho các công ty Fintech.

Nhìn chung, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến thị trường tài chính ở Việt Nam là khá rõ ràng. Có thể nói, khu vực dịch vụ tài chính ngân hàng ở Việt Nam đã có phản ứng nhanh nhất so với các khu vực khác trong việc chủ động nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 vào đổi mới cách thức quản lí ngân hàng; đổi mới quan hệ khách hàng; hiện đại hóa cách thức thực hiện giao dịch, các kênh cung cấp, phân phối sản phẩm; ứng dụng dữ liệu lớn; ứng

dụng trí tuệ nhân tạo; ứng dụng điện toán đám mây; công nghệ Fintech trong thanh toán... Nguyên nhân của sự bứt phá này ở khu vực tài chính ngân hàng là: chi phí giảm thúc đẩy lan tỏa rộng rãi công nghệ trong khu vực tài chính ngân hàng; việc kết hợp nhiều loại hình công nghệ số, hội tụ công nghệ số với các công nghệ khác giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, làm cho quá trình vận hành trở nên đơn giản hơn, chính xác hơn; hệ thống tài chính ngân hàng hiện nay đang tiếp cận khá tốt với xu thế công nghệ trên thế giới.

Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền tảng công nghệ, cũng như phương thức giao dịch trên thị trường tài chính đang có những thay đổi nhanh và mạnh. Cuộc cách mạng này còn tác động làm thay đổi phương thức tiếp cận thông tin của nhà đầu tư, của cơ quan quản lý, các tổ chức tài chính.

Cuộc cách mạng 4.0 đang mang lại nhiều cơ hội cho thị trường tài chính tiền tệ . Đó là giúp nhà phát hành có nhiều cơ hội phát hành trái phiếu hơn khi độ rộng và sâu của thị trường có sự cải thiện. Các tổ chức tài chính có nhiều cơ hội để mở rộng cung cấp sản phẩm, dịch vụ, khi nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu không chỉ đa phần là các định chế mà ngày càng xuất hiện nhà đầu tư cá nhân nhiều hơn. Nhà đầu tư đa dạng cũng tạo thuận lợi cho bên phát hành.

Tuy nhiên, cùng với đó là không ít rủi ro và thách thức mà Việt Nam phải đổi mặt. Đó là khi thị trường tài chính phát triển nhanh dưới tác động của cách mạng 4.0 sẽ dẫn đến tạo áp lực cho phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng thông tin, pháp lý, dữ liệu về doanh nghiệp…, trong khi những mặt này chúng ta đang bộc lộ không ít khiếm khuyết.

Sự phát triển nhanh chóng, khó lường của công nghệ trong bối cảnh mới đặt ra vai trò, nhiệm vụ cao hơn, tinh xảo hơn để xây dựng khung pháp lý đón bắt cơ hội và

giảm thiểu tác động tiêu cực. Các lĩnh vực cốt yếu sau Nhà nước cần phải đóng vai trò chủ động, dẫn dắt trong dự báo, chủ động ứng phó hữu hiệu.

Tuy nhiên nghiên cứu của nhóm mới chỉ nghiên cứu chung về ảnh hưởng của cách mạng 4.0 đến quản lý nhà nước trong thị trường tài chính mà chưa tập trung nghiên cứu chuyên sâu về từng mảng nhỏ hơn của thị trường tài chính. Vì vậy nếu có cơ hội nghiên cứu sâu hơn, nhóm sẽ tập trung vào những mảng này để nghiên cứu thêm sâu sắc, hoàn thiện cũng như gợi ý chính về chính sách thiết thực hơn.

3.2. Gợi ý chính sách

Cần thiết lập hệ thống thông tin với cơ sở dữ liệu luôn cập nhật đầy đủ và công bố công khai về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; về chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; về các kế hoạch, chương trình, dự án hoạt động của Nhà nước (trừ những chương trình, dự án bí mật quốc gia); thông tin về hoạt động, nghiên cứu trao đổi, tham khảo của các cơ quan, tổ chức về mọi mặt liên quan đến đời sống của DN, cũng như kinh nghiệm quốc tế.

Dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0, đòi hỏi nhân sự trong khu vực quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp phải luôn đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, để khi xuất hiện các dịch vụ tài chính mới là nhanh chóng triển khai ra thị trường.

Kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực tài chính cho thấy, các doanh nghiệp cần dẫn dắt cuộc cách mạng này thì mang lại nhiều thành quả tích cực.

Tuy đóng vai trò dẫn dắt, tiên phong, nhưng kinh nghiệm quốc tế còn cho thấy cơ chế hợp tác công - tư là giải pháp quan trọng không chỉ cho hiện tại, mà cả cho

tương lai nhằm giúp khu vực tài chính phát triển hiệu quả hơn. Trong đó, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng nhất giúp cho thị trường không chỉ đón bắt hiệu quả, mà còn có những đóng góp mang tính sáng tạo cho liên tục làm mới cuộc cách mạng 4.0.

Kinh nghiệm ở thị trường Anh cho thấy, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu tài chính mang lại những kết quả tích cực. Hay ở Thụy Điển, việc số hóa các dữ liệu lĩnh vực tài chính, ngoài giúp cho người dân và doanh nghiệp giảm thiểu chi phí tuân thủ, còn giúp cho thị trường phát triển minh bạch và hiệu quả hơn. Cần chú trọng và tăng cường quản lý an ninh mạng. Ngoài việc đầu tư, trang bị cho mình những công cụ bảo mật mới đối với hệ thống thông tin và dữ liệu khách hàng, thì cần quan tâm hơn nữa tới việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dự phòng và nâng cao nhận thức về bảo mật và an toàn thông tin trong toàn hệ thống.

Các cơ quan quản lý tài chính và các định chế tài chính cần tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ hỗ trợ cho sự phát triển của toàn hệ thống tài chính. Trong đó, Nhà nước tập trung đầu tư tài chính để phát triển hạ tầng công nghệ (đặc biệt là hạ tầng thanh toán quốc gia) phục vụ cho sự phát triển các sản phẩm dịch vụ của các tổ chức tài chính, các định chế tài chính; đồng thời xây dựng các chính sách khuyến khích các tổ chức tài chính, các định chế tài chính phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng dựa trên công nghệ số. Các tổ chức tài chính tín dụng không ngừng nghiên cứu các thành tựu của CMCN 4.0 để ứng dụng vào hoạt động kinh doanh, trong đó tập trung khai thác ba thành tựu cơ bản gồm: Vạn vật kết nối, Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo… bởi chúng gắn liền với việc vận hành cũng như cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hiện đáp, phù hợp với thị hiếu, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.

Cơ quan nhà nước cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành tài chính. Trong đó, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, tăng khả năng ứng dụng công nghệ. Việc đào tạo, quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực công nghệ cao được thực hiện trên toàn hệ thống tài chính. Từ đó hệ thống quản lí nhà nước trở nên thuận tiện và dễ dàng nắm bắt, kiểm soát hơn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4 0 đến hoạt động quản lí nhà nước đối với thị trường tài chính (Trang 25 - 29)