KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu đầu tiên về tiêu hao oxy, C. ornata không cho thấy bất kỳ ảnh hưởng nào từ 6°C cao hơn mức trung bình 27°C trong khi tăng trưởng tốt hơn ở nhiệt độ cao hơn. C. ornata hoạt động tốt dưới nhiệt độ cao và điều kiện thiếu oxy là do khả năng hô hấp khí trời mà cá có thể đáp ứng nhu cầu oxy tăng khi nhiệt độ tăng. Do đó, kết quả này có thể được sử dụng để khuyến cáo cho nông dân khi nuôi cá thát lát còm khi nhiệt độ môi trường cao bằng cách duy trì sục khí tốt sẽ mang lại năng suất và hiệu quả tốt hơn. Khả năng biến đổi cấu trúc mang của cá thát lát còm C. ornata cho phép cá thích ứng với môi trường O2 thấp và sự thay đổi nhiệt độ, thí nghiệm được thực hiện trong nghiên cứu thứ hai. Nhiệt độ tăng cao làm tăng SA nhanh hơn so với tình trạng thiếu oxy trong khi khoảng cách khuếch tán máu và nước bị giảm đi do thiếu oxy nhanh hơn. Phát hiện này trên cá thát lát (C. ornata)cho thấy rằng sự biến đổi cấu trúc mang rất có thể là một đặc điểm di truyền cổ xưa và từng tồn tại ít nhất 300 triệu năm trước. Kết quả của nghiên cứu này được coi là có đóng góp quan trọng đáng kể góp phần ảnh hưởng đến nhiều loài cá hiện nay có thể cũng kế thừa khả năng biến đổi cấu trúc mang để đối phó với những thay đổi môi trường.
Trong nghiên cứu thứ ba và thứ thứ, phản ứng hô hấp tim mạch của C. ornata được điều khiển bởi ít nhất là các thụ cảm CO2/H+ định hướng bên trong, đây được xem là một phát hiện mới ở loài cá hô hấp khí trời. Các thụ cảm CO2/H+ định hướng bên trong có nhiệm vụ phản ứng lại tình trạng axit-base của máu và dịch não tủy trong khi các thụ cảm CO2/H+ định hướng bên ngoài định hướng bên ngoài chỉ phản ứng lại những thay đổi CO2/H+ trong môi trường xung quanh. Do đó, các thụ cảm định hướng bên trong cho thấy mức độ tiến hóa của các loài cá, trên thực tế, vẫn tồn tại của thụ cảm CO2/H+ trung ương tìm thấy ở loài phổi và tetrapods đã được chỉ ra trong các nghiên cứu trước đó. Điều quan trọng ở đây là phải thực hiện thêm các nghiên cứu để xác định trực tiếp thụ cảm CO2/H+ trung tâm trên C. ornata.
Do đó, các tác động của biến đổi khí hậu lên loài thát lát còm có thể được giảm nhẹ và các loài cá chưa được nghiên cứu khác do có thể thừa hưởng các yếu tố tiến hóa trong giai đoạn môi trường khắc nghiệt hơn hiện nay mà các yếu tố tiến hóa vẫn được thừa hưởng bởi các loài cá hiện nay. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu về tác động kết hợp của các yếu tố môi trường phức tạp này đến sinh trưởng của cá cũng như các chỉ tiêu khác của sinh vật như thế nào.