PHẦN KẾT LUẬN 1.Kết quả đề tài và thảo luận

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnh thành của Việt Nam (Trang 27 - 29)

1.Kết quả đề tài và thảo luận

Nghiên cứu đã đánh giá thực nghiệm tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công cho mẫu tổng thể gồm 52 tỉnh/thành của Việt Nam và so sánh các tác động này ở ba khu vực miền Bắc, Trung, và Nam trong giai đoạn 2005 – 2014 bằng phương pháp ước lượng GMM sai phân bảng Arellano-Bond.

Kết quả ước lượng cho thấy chất lượng thể chế có tác động dương ý nghĩa ở mẫu tổng thể, khu vực miền Bắc và miền Trung trong khi có ảnh hưởng âm ý nghĩa ở miền Nam. Điều này cho thấy chất lượng thể chế có vai trò quan trọng đối với đầu tư công ở Việt Nam.

Ngoài ra, kết quả ước lượng còn cho thấy một số điểm đáng chú ý như sau:

- Sự hội tụ về tỷ lệ của đầu tư công theo GDP không chỉ diễn ra ở khắp các tỉnh/thành trên cả nước mà còn ở mỗi khu vực Bắc, Trung và Nam. Điều này cũng có nghĩa là trong dài hạn, tỷ lệ đầu tư công theo % GDP ở một số tỉnh/thành tăng lên nhưng đồng thời ở một số tỉnh/thành giảm xuống và hướng đến một giá trị trung bình chung nhất.

- Chi thường xuyên có tác động dương ý nghĩa lên đầu tư công ở mẫu tổng thể và ba khu vực miền Bắc, Trung và Nam. Nguồn thu ngân sách có tác động dương ý nghĩa lên đầu tư công ở mẫu tổng thể và miền Trung trong khi có tác động âm ý nghĩa ở miền Nam. Tác động của chỉ số giá tiêu dùng lên đầu tư công có ý nghĩa dương ở mẫu tổng thể, miền Trung và miền Bắc. Ngoài ra, độ mở thương mại có tác động âm ý nghĩa lên đầu tư công ở mẫu tổng thể và miền Bắc

Đứng trên quan điểm về chính sách, các phát hiện này đưa đến một số khuyến nghị như sau:

1. Chính quyền địa phương ở các tỉnh/thành trong cả nước nên liên tục cải thiện và nâng cao chất lượng thể chế ở địa phương để đảm bảo việc đầu tư công được thực hiện hiệu quả và thỏa mãn được các nhu cầu cho hoạt động động kinh tế và đáp ứng được nhu cầu lợi ích của người dân địa phương. Để đảm bảo chất lượng thể chế tốt, chính quyền địa phương ở các tỉnh thành nên cải cách và hoàn thiện các thủ tục hành chính; lắng nghe và tham khảo các ý kiến đóng góp của

các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước trước khi ban hành các chính sách mới; công khai các thủ tục và các chính sách ở địa phương;

2. Ngoài ra, các địa phương nên chú ý đến các yếu tố tác động có ý nghĩa lên đầu tư công như chi thường xuyên, thu ngân sách, chỉ số giá tiêu dùng và độ mở thương mại bởi vì các chính sách liên quan đến việc thúc đẩy hay cắt giảm đầu tư công phải tính đến các yếu tố vĩ mô này. Đặc biệt, việc gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng chỉ khiến các công trình đầu tư công đội thêm vốn nên các chính quyền địa phương, đặc biệt Chính phủ Việt Nam, cần thận trọng trong các chính sách liên quan đến lạm phát để tránh gây bất lợi cho các công trình đầu tư công.

2.Kiến nghị

(1) Chủ nhiệm đề tài đề xuất được báo cáo kết quả và đề nghị Hội đồng Khoa học nghiệm thu đề tài nghiên cứu.

(2) Bằng phương pháp nghiên cứu của đề tài và bộ dữ liệu có thể sử dụng để nghiên cứu các đề tài tiếp theo như: mối liên hệ thể chế, đầu tư công và đầu tư tư nhân; đầu tư công và giảm nghèo...

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnh thành của Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)