Ảnh hưởng của lysin lên khả năng đáp ứng miễn dịch

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Ảnh hưởng của lysin và một số axit amin thiết yếu lên tăng trọng, chất lượng thân thịt và khả năng miễn dịch của gà ác từ 0 đến 8 tuần tuổi (Trang 26 - 30)

5.1 Ảnh hưởng của lysin lên tỉ lệ các cơ quan đáp ứng miễn dịch

Kết quả ở Bảng 9 cho thấy, tỉ lệ túi Fabricius và tỉ lệ tuyến ức của gà Ác được mổ khảo sát lúc 8 tuần tuổi khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tỉ lệ khối lượng của túi Fabricius tăng dần khi mức độ cộng thêm lysin vào khẩu phần tăng từ

5% lên đến 20%. Chẳng hạn với mức độ lysin thấp (đối chứng) chỉ cho tỉ lệ khối lượng 0,104% và tăng lên từ 0,123% lên đến 0,146% tương ứng với mức lysin được cộng thêm vào khẩu phần tăng từ 5% lên đến 20%.

Bảng 9: Ảnh hưởng của lysin lên tỉ lệ các cơ quan đáp ứng miễn dịch

Các chỉ tiêu

Nghiệm thức

P/SEM 1%Lys 1,05%Lys 1,1%Lys 1,15%Lys 1,2%Lys 1%Lys 1,05%Lys 1,1%Lys 1,15%Lys 1,2%Lys

Tỉ lệ lách, % 0,09 0,10 0,105 0,104 0,103 0,815/0,008

Tỉ lệ túi Fabricius, % 0,104b 0,123ab 0,134a 0,141a 0,146a 0,000/0,006

Tỉ lệ tuyến ức, % 0,382b 0,475ab 0,536a 0,542a 0,522a 0,001/0,025

Túi Fabricius là một tổ chức dạng lympho biểu mô được hình thành sớm ở gia cầm. Nếu cắt bỏ túi Fabricius ở phôi gà trước ngày thứ 17 thì gà không có khả năng đáp ứng tạo kháng thể, trong máu không có các globulin miễn dịch, vùng cư trú

26

các nang lympho. Như vậy túi Fabricius là nơi biệt hóa và trưởng thành của tế bào lympho B, là các tế bào có tiềm năng sinh kháng thể, chịu trách nhiệm chính trong đáp ứng miễn dịch dịch thể. Kết quả nghiên cứu của Mehrdad (2012) [33] cho thấy bổ sung lysin tổng hợp vào khẩu phần theo tiêu chuẩn của NRC (1994) [34] ở các

mức 10%, 20%, 30% và 40% đã làm cho tỉ lệ tuyến Fabricius tăng lên từ 0,1% lên

0,105%; 0,101%; 0,1087% và 0,1095%.

Bên cạnh đó, tỉ lệ khối lượng của tuyến ức của gà Ác cũng tăng lên khi bổ sung thêm lysin vào khẩu phần cơ bản. Khi bổ sung tăng thêm lysin từ 5%, 10%,

15% và 20% vào khẩu phần đối chứng đã làm cho tỉ lệ tuyến ức tăng lên ở các mức

0,475%; 0,536%; 0,542% và 0,522%. Tuyến ức là tổ chức lympho, là nơi tế bào lympho T trưởng thành trước khi đi vào hệ tuần hoàn đến cư trú tại các tổ chức lympho thứ cấp. Nếu cắt bỏ tuyến ức thì con vật sẽ giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, giảm số lượng tế bào lympho T trong máu và tổ chức lympho thứ cấp. Việc tăng hàm lượng lysin đã làm tăng tỉ lệ của tuyến ức trong cơ thể gà là do, lysin là

axit amin thiết yếu và giới hạn đầu tiên cần thiết để sản xuất protein như kháng thể,

do đó việc cung cấp đầy đủ axit amin sẽ làm cho hệ miễn dịch tạo kháng thể tối ưu.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả của Mehrdad (2012) [33] khi bổ sung lysin tổng hợp vào khẩu phần với hàm lượng vượt cao hơn so với mức tiêu chuẩn của NRC (1994) [34] đã làm cho tỉ lệ tuyến ức cũng tăng lên.

27

5.2 Ảnh hưởng của lysin lên khả năng tạo kháng thể

Bảng 10: Ảnh hưởng của lysin lên khả năng tạo kháng thể cúm (H5N1)

Nghiệm thức

Số mẫu

Kết quả hiệu giá kháng thể HI Log2 GMT Tỉ lệ bảo hộ (%) <3 3 4 5 6 7 8 9 Lúc 4 tuần Ctrl 11 6 0 0 2 2 1 0 0 5,8 45,45 Ctrl +5% 12 2 1 1 1 2 4 0 1 6,1 83,33 Ctrl +10% 12 5 1 1 2 1 2 0 0 5,29 58,33 Ctrl +15% 12 3 1 1 0 2 3 2 0 6,22 75 Ctrl +20% 12 3 2 1 3 1 2 0 0 5,0 75 Lúc 6 tuần Ctrl 12 1 1 0 0 3 3 2 2 6,81 91,66 Ctrl +5% 12 0 0 0 1 2 3 2 4 7,5 100 Ctrl +10% 12 0 0 1 1 2 0 0 7 7,64 100 Ctrl +15% 12 2 0 1 1 2 1 4 1 7,08 83,33 Ctrl +20% 12 2 0 2 0 0 1 5 2 7,28 83,33 Lúc 8 tuần Ctrl 12 0 1 1 1 2 2 2 3 6,75 100 Ctrl +5% 12 1 0 0 1 0 4 2 4 7,72 91,66 Ctrl +10% 12 0 0 0 1 2 3 2 4 7,5 100 Ctrl +15% 12 0 0 0 0 4 2 4 2 7,33 100 Ctrl +20% 13 0 0 0 2 2 3 4 2 7,18 100

Ghi chú: GMT: hiệu giá kháng thể

Khả năng tạo kháng thể thụ động bệnh cúm (H5N1) ở các khẩu phần có mức lysin khác nhau được trình bày ở Bảng 10. Hiệu giá kháng thể HI log2trung bình ở các nghiệm thức có khuynh hướng tăng lên tương ứng với hàm lượng lysin tăng trong khẩu phần ở cả 3 lần lấy mẫu máu. Đồng thời, tỉ lệ bảo hộ bệnh cúm của gà cũng có khuynh hướng tăng theo mức tăng lysin.

28

Qua bảng 11 cho thấy tỉ lệ bảo hộ bệnh Newcastle của gà thấp (dưới 50%) ở các nghiệm thức.

Bảng 11: Ảnh hưởng của lysin lên khả năng tạo kháng thể Newcastle Nghiệm

thức

Số mẫu

Kết quả hiệu giá kháng thể HI Log2

GMT Tỉ lệ bảo Tỉ lệ bảo hộ (%) <3 3 4 5 6 7 8 9 Lúc 4 tuần Ctrl 11 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Ctrl +5% 12 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Ctrl +10% 12 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Ctrl +15% 12 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Ctrl +20% 12 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lúc 6 tuần Ctrl 12 8 0 0 2 0 0 2 0 6,5 33,33 Ctrl +5% 12 9 0 0 0 1 0 2 0 7 25 Ctrl +10% 12 10 0 0 0 0 1 0 0 7 16,66 Ctrl +15% 12 10 0 0 0 0 1 0 1 8 16,66 Ctrl +20% 12 12 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lúc 8 tuần Ctrl 12 7 0 0 1 1 2 0 1 6,75 41,66 Ctrl +5% 12 8 1 1 0 1 0 0 1 5,67 33,33 Ctrl +10% 12 10 1 0 0 0 1 0 0 5 16,66 Ctrl +15% 12 10 0 0 0 0 0 1 1 8,5 16,66 Ctrl +20% 13 13 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Ghi chú: GMT: hiệu giá kháng thể.

Điều này có thể do việc chủng ngừa vắc xin có nhiều vấn đề không phù hợp dẫn đến khả năng tạo kháng thể của gà làm cho tỉ lệ bảo hộ đàn gà không cao. Tuy

nhiên, kết quả về xác định hiệu giá kháng thể cho thấy khi lysin được cộng thêm từ

29

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Ảnh hưởng của lysin và một số axit amin thiết yếu lên tăng trọng, chất lượng thân thịt và khả năng miễn dịch của gà ác từ 0 đến 8 tuần tuổi (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)