Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho các kỹ thuật viên của cở sở:

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm sú thâm canh đạt năng suất cao và bền vững về môi trường sinh thái tại một số huyện ven biển tỉnh Trà Vinh (Trang 26 - 31)

- Vật dụng riêng cho mổi ao Đo thông sốnước 2 lần/ngày

b. Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho các kỹ thuật viên của cở sở:

Tổ chức 3 lớp chuyển giao kỹ thuật cho các kỹ thuật viên của cơ sở nuôi tôm phối hợp theo hình thức cầm tay chỉ việc.

c.Thực nghiê ôm mô hình:

- Dự kiến sẽ thực hiện mô hình nuôi tôm sú thâm canh năng suất cao và bền vững tại 3 huyện: huyện Cầu Ngang, huyện Duyên Hải và Thị xã Duyên Hải, mỗi huyện thực hiện 1 mô hình. Thực nghiệm 1vụ/năm/mô hình. Quy mô về diện tích nuôi là 1 hamặt nước nuôi/1 mô hình.

Trong mỗi đợt sản xuất xác định và hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật của quy trình, giải pháp kỹ thuật sử dụng (chế phẩm sinh học, chất lượng môi trường...). Theo dõi các chỉ tiêu môi trường nước, tỷ lệ sống của tôm nuôi, kiểm tra bệnh lý xuất hiện trên tôm nuôi.

- Mô hình nuôi tôm sú thâm canh năng suất cao và bền vững môi trường đạt một số chỉ tiêu kỹ thuật như sau: tỷ lê ô sống >80%; FCR=1,4-1,6; năng suất 8- 10 tấn/ha/vụ; tôm thương phẩm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về các chỉ tiêu cảm quan và mức độ nhiễm bệnh theo tiêu chuẩn (cụ thể tôm thương phẩm có màu sắc tươi sáng, đạt kích cỡ thương phẩm, đạt yêu cầu chất lượng cho chế biến xuất khẩu).

- Quy mô về diện tích nuôi của mỗi mô hình nuôi (cơ sở nuôi)là 1 ha mặt nước nuôi tôm /1 mô hình (tương ứng 1,5-1,6 ha diện tích nuôi/mô hình), với năng suất đạt đượclà8-10 tấn/ha/vụ.

Sản xuất trong 2 vụ:

 Trong 1 vụ sản xuất của năm 2017. Phần ngân sách Nhà nước đầu tư cho các khoản sau:

 Chi phí xây dựng mô hình sản xuất 8-10 tấn/ha/vụ cho mỗi cơ sở gồm: kỹ thuật, con giống và tối đa 30% chi phí thức ăn, một phần chi phí men vi sinh, hóa chất.

 Hỗ trợ 1 phần chi phí lao động kỹ thuật trong giai đoạn ứng dụng sản xuất 8 -10 tấn/ha/trại.

 Trong 1 vụ sản xuất của năm 2018.Kinh phí cho triển khai lặp lại mô hình được người tham gia mô hình chi cho đầu tư sản xuất. Đề tài chỉ sẽ giám sát, hỗ trợ kỹ thuật; điều này nhằm giúp chủ mô hinh nắm bắt vững vàng về các khâu và các giải pháp kỹ thuật trong vận hành quy trình khi đề tài kết thúc.

 Sản phẩm thu được từ triển khai thực hiện mô hình (bao gồm cả phần ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư) sẽ được người tham gia mô hình thu, hưởng lợi.

Nội dung 3:Đánh giá hiê êu quả kỹ thuâ êt và hiê êu quả kinh tế của các mô hình thực nghiệm

- Đánh giá hiê ôu quả kỹ thuâ ôt của mô hình:các chỉ tiêu kỹ thuâ ôt như tốc đô ô tăng trưởng, tỷ lê ô sống, FCR, năng suất nuôi,các chỉ tiêu về môi trường nước và dịch bệnh trong quá trình nuôi, chất lượng tôm nuôi ...

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình: các chỉ tiêu như chi phí sản xuất, giá thành sản xuất, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận và thời gian hoàn vốn ...

- Đánh giá tính ổn định của quy trình và bền vững về môi trường sinh thái:

+ Tính ổn định của quy trình: qua tỷ lệ thành công của các đợt thả nuôi và hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi

+ Tính bền vững về môi trường sinh thái: qua hàm lượng BOD5, COD,Chất rắn lơ lửng, Coliform theo QCVN 02 – 19 : 2014/BNNPTNT về Chất lượng nước thải từ ao xử lý nước thải trước khi ra môi trường bên ngoài.

Bảng: Chất lượng nước cấp vào ao nuôi và nước ao nuôi tôm Su

TT Thông số Đơn vị Giá trị cho phép

1 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 3,5

2 pH 7 ÷ 9, dao động trong

ngày không quá 0,5

3 Độ mặn %o 5 ÷ 35 4 Độ kiềm mg/l 60 ÷ 180 5 Độ trong cm 20 ÷ 50 6 NH3 mg/l < 0,3 7 H2S mg/l < 0,05 8 Nhiệt độ oC 18 ÷ 33 (Nguồn: QCVN 02 – 19 : 2014/BNNPTNT)

Bảng: Chất lượng nước thải từ ao xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài

TT Thông số Đơn vị Giá trị cho phép

1 pH 5,5 – 9

2 BOD5(200C) mg/l ≤ 50

3 COD mg/l ≤ 150

4 Chất rắn lơ lửng mg/l ≤ 100

5 Coliform MPN /100ml ≤ 5.000

(Nguồn: QCVN 02 – 19 : 2014/BNNPTNT)

Nô êi dung 4: Hoàn thiê ên quy trình nuôi tôm sú thâm canh đạt năng suất cao và bền vững về môi trường sinh thái phù hợp với điều kiê ên thực tế tỉnh Trà Vinh

Dựa trên các kết quả thực nghiê ôm ở nô ôi dung 1 và 2, điều chỉnh dự thảo quy trình kỹ thuâ ôt nuôi tôm sú thâm canh đạt năng suất cao và bền vững về môi trường để phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Trà Vinh.

Nội dung 5: Tổ chức hội thảo, tập huấn chuyển giao nhân rộng mô hình cho các hô ê nuôi tôm sú của tỉnh

- Tổ chức 6 lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật (đầu bờ) cho chuyển giao và nhân rộng kết quả nghiên cứu cho các hô ô nuôi nuôi tôm sú ở địa phương. Với quy mô: 6 lớp x 1 ngày/lớp x 50 người/lớp tại 3 huyện, thị xã thực hiện mô hình. Tổng cộng 300 người tham dự.

Các vấn đề chủ yếu cho tập huấn và chuyển giao trong quy trình kỹ thuật là: (1) Quản lý môi trường tôm nuôi, (2) Quản lý sức khỏe tôm nuôi, (3) Phòng và trị bệnh trên tôm nuôi.

- Hỗ trợ kỹ thuâ ôt cho ít nhất 10 hô ô nhân rô ông mô hình. Có ít nhất 10 hộ nuôi được lựa chọn cho hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật nuôi nhằm đạt mục tiêu mô hình nuôi được nhân rộng, phát triển trong vùng.

- Tổng kết, Hội thảo khoa học: 01 lớp x 1 ngày/lớp x 30 người/lớp

* Phương pháp thu mẫu:

- Định kỳ 15 ngày/lần thu mẫu xác định tăng trưởng của tôm;

- Định kỳ thu mẫu để phân tích các bệnh thường găp 1 lần/tháng hoặc ao nuôi có dấu hiệu bệnh.

- Nhiệt độ nước đo ngày 2 lần/ngày vào lúc 8h và 14h bằng nhiệt kế thủy ngân, độ chính xác 1%.

- Độ mặn của nước được đo 1lần/ngày bằng khúc xạ kế, độ chính xác 1‰. - pH nước được đo bằng máy đo pH cầm tay, độ chính xác 0,01.

- Oxy hòa tan, amonia, nitrite được đo bằng máy đo chuyên dụng định kỳ 1 lần/tuầnvà đo bằng testkit hàng ngày.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế: qua thu thập các chỉ tiêu như chi phí sản xuất, giá thành sản xuất, năng suất, lợi nhuận,...

- BOD5, COD, Chất rắn lơ lửng, Coliform được thu mẫu ngay trước khi xã thải ra môi trường ngoài và xác định theo phương pháp:

+ BOD5(200C) theo TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hoác sau n ngày – Phần 2: Phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng.

+ COD theo TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa học.

+ Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) theo TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước–Xác địnhchất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua các sợi thủy tinh

+ Coliform theo TCVN 8775:2011 Chất lượng nước – Xác địnhColiform tổng số.

* Phương pháp xử lý số liệu:

Sử dụng phần mềm Statistica để phân tích thống kê mô tả và kiểm định ANOVA. Phần mềm MS-Exel được sử dụng trong việc lưu trữ số liệu, tính toán các số liệu đơn giản và vẽ các đồ thị.

Công thức tính tốc độ tăng trưởng:

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (Daily Weight Gain, DWG)

2 1 2 1 W W DWG t t    (g/ngày)

2 12 1 2 1 L L DLG t t    (cm/ngày)

- Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng (Weight-Specific Growth Rate, W.SGR) 2 1 2 1 . LnW LnW 100 W SGR x t t    (%/ngày)

Trong đó: W1 khối lượng (g) tại thời điểm ban đầu t1 W2 khối lượng (g) tại thời điểm t2

- Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài (Length-Specific Growth Rate, L.SGR) 2 1 2 1 . LnL LnL 100 L SGR x t t    (%/ngày)

Trong đó: L1 chiều dài (cm) tại thời điểm ban đầu t1 L2 chiều dài (cm) tại thời điểm t2

- Đánh giá mức độ đồng đều của tôm thông qua hệ số biến thiên về khối lượng: Xác định hệ số biến thiên để đánh giá mức độ đồng đều của tôm nuôi ở các mô hình khác nhau vào lúc bắt đầu và lúc kết thúc thí nghiệm.

100

Cvx

(%)

Trong đó: Cv (%): Hệ số biến thiên (Coefficient of variation)

 : Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

 : Giá trị trung bình (Mean)

- Tỷ lệ sống nuôi thương phẩm (%) = (Số lượng tôm thu hoạch / Số lượng tôm thả) x 100

- Hệ số FCR = Số lượng thức ăn tiêu tốn / 1 kg tôm

- Năng suất nuôi (kg/ha) = (Khối lượng tôm thu / diện tích nuôi) x 1 ha - Lợi nhuận = tổng thu nhập - tổng chi phí

- Tỷ suất lợi nhuận = lợi nhuận/ chi phí

18.3. Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:

Các kết quả nghiên cứu ở các đề tài cấp cao hơn (Bộ, Nhà nước) do Viện Nghiên cứu NTTS III chủ trì thực hiện được áp dụng và chuyển giao vào sản xuất trong điều kiện thực tế của tỉnh Trà Vinh. Những điểm mới, độc đáo có thể kể đến là:

- Mô hình nuôi tôm sú thâm canh đạt năng suất cao và bền vững về môi trường là mô hình mới tại Trà Vinh.

- Mô hình nuôi mới sẽ đưa ra các giải pháp xữ lý mang tính trực diện vào cơ chế diễn biến của môi trường nuôi và sức khỏe tôm nuôi; các giải pháp quản lý, xữ lý kỹ thuật mang đậm tính khoa học và tính thực tiễn địa phương/tỉnh,

giải quyết các vấn đề còn tồn tại mang tính kinh nghiệm trong nuôi thương phẩm tôm sú hiện nay.

- Quy trình kỹ thuật nuôi được ứng dụng giải pháp quản lý môi trường và chăm sóc sức khỏe vâ ôt nuôi tốt hơn qua sử dụng chế phẩm sinh học và các giải pháp kỹ thuật đồng bộ của cả quy trình nuôi thương phẩm hướng đến an toàn sinh học, hạn chế tối da việc sử dụng hóa chất và kháng sinh. Do vậy, môi trường vùng nuôi sẽ cải thiện tốt hơn và hướng đến tính ổn định, bền vững hơn.

- Các kiến thức, các vấn đề trong quy trình được phổ cập trong tập huấn với số lượng lớn người tham dự (300 người) và nhiều hộ (ít nhất 10 hô ô) trong vùng nuôi được hỗ trợ kỹ thuâ ôt là điều kiện thuận lợi cho nhân rô ông mô hình sau khi đề tài kết thúc.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm sú thâm canh đạt năng suất cao và bền vững về môi trường sinh thái tại một số huyện ven biển tỉnh Trà Vinh (Trang 26 - 31)