Vai trò của Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Nghị định thư Kyoto.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO (Trang 30 - 32)

định thư Kyoto.

Nghị định thư Kyoto không ràng buộc trách nhiệm cho các nước đang phát triển như Việt Nam, tuy nhiên, như đã được trình bày ở trên, với trách nhiệm của mình đối với tình trạng môi trường thế giới cũng như trong giới hạn những năng lực hiện tại của mình, thiết nghĩ Việt Nam cũng đóng một vai trò nhất định trong việc thực hiện nghị định thư Kyoto. Vai trò đó thể hiện dưới những khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, trong giới hạn của mình, có những hành động tích cực trong việc giảm

thiểu các khí thải. như đã được đề cập ở trên, dù không bị ràng buộc trách nhiệm nhưng từ khi gia nhập nghị định thư Kyoto chính phủ Việt Nam cũng đã có những hành động nhất định góp phần hiện thực hóa tinh thần của nghị định thư. Cụ thể như:

Tổ chức những chương trình nhằm giảm lượng khí thải trong mức có thể.

Siết chặc hơn nữa việc kiểm soát các nguồn khí thải từ các cơ sở kinh doanh trên địa bàn lãnh thổ.

Ban hành các văn bản pháp luật thể chế hóa một số các quy định của nghị định thư.

Đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống xử lí khí thải, sản xuất các sản phẩm không gây hại, thân thiện với môi trường bằng các biện pháp như giảm thuế,…

Bằng các phương tiện truyền thông, nâng cao ý thức của người dân nói chung và các doanh nghiệp về vấn đề môi trường,…

Thứ hai, tham gia tích cực vào chương trình phát triển sạch của nghị định thư

Kyoto. Theo nguyên tắc các bên cùng có lợi, việc Việt Nam tham gia vào chương trình này một mặt góp phần vào sự cải biến tình hình môi trường thế giới một mặt giúp cho các nước thuộc nhóm annex 1 hoàn thành nhiệm vụ của mình trong khuôn khổ nghị định thư Kyoto. Nói tóm lại, dù việc đầu tư vào các kế hoạch làm sạch môi trường dù với mục đích nào, hoàn thành nghĩa vụ của các nước annex 1 hay nhằm mục đích kinh tế bằng cách bán quyền phát thải CERs thì cũng nhằm hướng đến mục tiêu chung của công ước khí hậu toàn cầu, nghị định thư Kyoto là làm giảm thiểu các khí nhà kính gây hại, cải biến môi trường thế giới.

Thứ ba, một yếu tố mà có lẻ không được chú ý nhiều khi đề cập đến vai trò của

các nước non-annex 1 đối với việc thực thi nghị định thư Kyoto là việc mở rộng thương mại hóa đối với các sản phẩm công nghệ môi trường. với việc tham gia

vào chương trình phát triển sạch của nghị định thư Kyoto, các nước phát triển sẽ tựu mình hoặc thu hút các nước annex 1 đầu tư mua các dây chuyền công nghệ xử lí khí thải, các máy móc thân hoặc các sản phẩm thân thiện với môi trường. rõ ràng, dưới cách thức này sẽ giúp mở rộng tối đa thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghệ môi trường. và theo cách thức đó, các sản phẩm công nghệ môi trường sẽ dần trở nên phổ biến hơn, với xu hướng đó, các kế hoạch nghiên cứu đầu tư cho việc phát triển công nghệ môi trường cũng sẽ gia tăng. Thiết nghĩ, điều này sẽ giúp cho vấn đề đầu tư cho các công nghệ môi trường trong tương lai được thực hiện dễ dàng hơn và đặc biệt với một chi phí thấp hơn.

Thứ tư, xét trong giai đoạn hiện tại, Việt Nam và các nước Non-annex I là các

nước đang phát triển, tuy nhiên với tốc độ toàn cầu hóa như hiện nay, có thể khẳng định họ là tương lai của công ước về khí hậu. Vì vậy, trong giai đoạn hiện tại, với sự tham gia của Việt Nam và các nước đang phát triển vào nghị định thư Kyoto, có điều kiện tiếp cận thường xuyên với các sản phẩm công nghệ môi trường, điều này sẽ tạo một thói quen giống như một nếp văn hóa mới. Các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất sẽ sử dụng các máy móc công nghệ không gây hại cho môi trường, người dân sẽ lựa chọn các sản phẩm từ các thương hiệu thân thiện với môi trường, …Lúc đó, khi mà một ý thức hệ được xây dựng trong tâm lý chung của các doanh nghiệp, của người dân thì công cuộc bảo vệ môi trường nói chung và việc thực hiện các công ước về khí hậu chắc chắn sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác, như đã được khẳng định ở trên, về tương lai của Việt Nam và các nước Non-annex I, sẽ là các cường quốc công nghiệp (một trong những ví dụ điển hình đó là Trung Quốc hay Ấn Độ) họ sẽ là tương lai của các công ước về khí hậu, đóng vai trò chính trong việc đảm bảo cho sự ổn định của toàn cầu.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rõ, xuất phát từ tính thống nhất của môi trường, dù là một nước phát triển hay đang phát triển, thậm chí là kém phát triển cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa các mục tiêu của nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, vai trò đó chỉ có thể được khi có sự phối hợp hành động giữa tập thể các quốc gia. Chính vì vậy, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển, cần nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc thực thi nghị định thư Kyoto nói riêng và trách nhiệm trong vấn đề khí hậu toàn cầu nói chung.

Đối với việt nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác, để có thể thực hiện tôt vai trò của mình, với tư cách là một thành viên của nghị định thư Kyoto và là tương lai của các công ước về khí hậu trong tương lai, cần thiết có những động thái tích cực hơn, đặc biệt là từ phía các chính sách vĩ mô của chính phủ. Vấn đề đầu tiên và cũng là quan trọng nhất chính là việc thay đổi hệ tư tưởng, cần nhận thức được vai trò của quốc gia mình trong công cuộc chung về môi trường của toàn thế giới. hiện nay có không ít các quốc gia đang phát triển mang tư tưởng tự đặt mình ra ngoài các vấn nạn về môi trường, xem đó là nhiệm vụ của các quốc gia giàu có, và cũng có không ít các quốc gia khác vì mục tiêu phát triển kinh tế

mà sẵn sang xem nhẹ, hi sinh môi trường sinh thái. Mục tiêu phát triển bền vững, phát triển trong mối tương quan với sự ổn định của môi trường sinh thái là một nhiệm vụ khá khó khăn, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như việt nam, nhưng thiết nghĩ không phải vì thế mà hi sinh tương lai nhân loại. những phương thức mà nghị định thư Kyoto đưa ra không giải quyết được triệt để những khó khăn đó cho các nước đang phát triển, tuy nhiên, nhìn nhận theo góc độ tích cực nó mang lại những cơ hội thật sự đáng giá cho các quốc gia này trong việc thực thi trách nhiệm của mình đối với “ngôi nhà chung của nhân loại”.

KẾT LUẬN

Nghị định thư Kyoto là Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển để bảo vệ hệ thống khí hậu trên trái đất, bảo đảm an ninh lương thực và tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người một cách bền vững. dù không chịu những rang buộc pháp lí trong việc cắt giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhưng các quốc gia đang phát triển vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nghị định thư Kyoto cũng như công cuộc bảo vệ môi trường thế giới. nhận thức được tầm quan trọng của mình sẽ giúp cho các quốc gia có những động thái tích cực hơn góp phần phát huy hiệu quả của nghị định thư Kyoto. Trong giới hạn của một tiểu luận kết môn, đề tài chỉ đưa ra những vấn đề khái quát nhất về nghị định thư Kyoto, phân tích tình trạng hiện tại của các thành viên, từ đó làm nối bật vai trò của các quốc gia đang phát triển, nhóm nước Non-annex I trong việc thực thi nghị định thư này. Đồng thời, phần cuối nhóm tác giả cũng cố gắn đưa ra một số vấn đề xung quanh việc việt nam thực thi nghị định thư này, những điểm tích cực và hạn chế. Và cuối cùng, mở ra tương lai của nhóm quốc gia này trong việc thực hiện các công ước về khí hậu toàn cầu trong tương lai.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w