ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NỘI DUNG 3 1 Câu hỏi đánh giá

Một phần của tài liệu MODULE MN 24 BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MẦM NON (Bản word đã chỉnh sửa) (Trang 38 - 40)

1. Câu hỏi đánh giá

1. Khi tiến hành sử dụng phuơng pháp dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội chúng ta cần lưu ý điều gì?

2. Hãy sử dụng phương pháp dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho tre tuổi nhà trẻ.

3. Hãy sử dụng phương pháp dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ tuổi mẫu giáo.

2. Phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá

1. Khi tiến hành sử dụng phuơng pháp dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cần lưu ý:

- Xác định đúng đối tượng cụ thể mà ta cần giáo dục. - Xác định nội dung giáo dục.

- Xác định cơ sở và điều kiện tổ chức thục hiện.

2. Gợi ý cho câu hỏi 2 và 3: có thể tiến hành theo các bước - Xây dựng mục tiêu.

- Chuẩn bị dụng cụ dạy học.

- Xem xét địa điểm, cơ sở vật chất. - Soạn thảo tiến trình hoạt động.

3. Bài tập phát triến kỹ năng cho nội dung 3

Lập kế hoạch, tổ chức hoạt động giáo dục, tổ chức môi trường giáo dục cho một chủ đề dạy học nhằm mục đích phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội của đối tượng trẻ mà bản thân đang dạy.

D. KẾT LUẬN

Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục trẻ mầm non không phải là một phương pháp dạy học cụ thể, mà là một nhóm phuơng pháp dạy học được sử dụng nhằm hình thành và phát triển hoàn thiện nhân cách của trẻ, để trẻ thích ứng được với môi trường học tập tiếp theo và môi trường xã hội mà trẻ sống. Phuơng pháp dạy học tích cực không phải là những phương pháp dạy học mới, mà là cách thức khai thác và sử dụng hợp lí các phuơng pháp dạy học truyền

thống nhằm phát huy tính tích cực nhận thức và biểu đạt của trẻ theo từng độ tuổi.

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ mầm non là, cần phát triển phối kết hợp linh hoạt các phương pháp thực hành, các phương pháp trực quan theo kiểu khám phá, trải nghiệm và giải quyết các vấn đề. Chúng ta cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống các phương pháp đã quen thuộc, cũng đồng thời phải học tập vận dụng những phương pháp mới phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng địa phương để từng bước đổi mới phương pháp giáo dục trẻ.

Việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ cũng nhằm hướng tới kích thích tính tích cực tìm tòi, khám phá, tham gia hoạt động, đặc biệt là sự trải nghiệm của trẻ trong các hoạt động và tình huống hoạt động cụ thể, giúp cho đứa trẻ phát triển tốt phẩm chất nhân cách (tình cảm) và nâng lực của bản thân đáp ứng với yêu cầu của môi trường sống (kỹ năng xã hội).

E. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ1. Câu hỏi đánh giá 1. Câu hỏi đánh giá

1. Nêu những đặc điểm cơ bản nhất của nội dung phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ mầm non.

2. Nêu những đặc điểm cơ bản nhất của nội dung giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ mầm non.

3. Tại sao cần phải lựa chọn phương pháp dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ mầm non?

4. Hãy thiết kế hoạt động học tập theo một nội dung giáo dục phát triển tình cảm của trẻ mầm non do bạn lựa chọn.

2. Thông tin phản hồi

- Gợi ý câu 1: Đọc kỹ thông tin phản hồi cho chủ đề 1 và 2 của hoạt động 1,2 (Nội dung 1).

- Gợi ý câu 2: Đọc kỹ thông tin phản hồi cho chủ đề 1 và 2 của hoạt động 1,2 (nội dung 2).

- Gợi ý câu 3:

+ Căn cứ vào nội dung phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ mầm non. + Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của giáo dục mầm non.

+ Đọc kỹ thông tin phản hồi cho các chủ đề của hoạt động 1 (nội dung 3). - Gợi ý câu 4:

+ Dựa vào mục tiêu, nội đung chương trình giáo dục trẻ qua từng giai đoạn tuổi. + Dựa vào nội dung giáo dục phát triển nội dung tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ ở giai đoạn tuổi đó.

+ Những căn cứ xây dựng hoạt động giáo dục. + Cách thức xây dựng hoạt động giáo dục.

+ Tổ chức thục hiện kế hoạch hoạt động (tiến trình hoạt động).

- Đánh giá kết quả tổ chúc hoạt động: Dùng quan sát ghi chép hoạt động của trẻ; dựa trên các sản phẩm của trẻ; bảng đánh giá theo các tiêu chí về nội dung giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội (kết quả mong đợi).

F. TÀI LIỆU THAM KHAO

1. A.v. Petrovxki, Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục, 1902.

2. Nguyễn Ánh Tuyết- Nguyên Thị Như Mai, Giáo trình sự phát triển tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.

3. Nguyến Ánh Tuyết (Chú biên), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầmnon, NXB Đại học Sư phạm, 2011.

4. Bộ Giáo dục và đầo tạo, chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011.

5. Nguyên Thị Hòa, Giáo trình giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non, NXB Đại học Sư phạm, 2011.

6. Nguyên Thị Bích Hạnh - Nguyễn Thị Quỳnh Mai, GiĂo án ỉham khảo chưtmg trình giảo dục trẻ 3 -4 tuổi, NXB Hà Nội, 2011.

7. Nguyên Thị Hạnh - Nguyên Thị Mỹ Ngọc, Giáo án tham khảo chương trình gíao dục trẻ 4-5tuổi, NXB Hà Nội, 2011.

8. Nguyên Thị Bích Hạnh - Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Giáo án tham khảo chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi, NXB Hà Nội, 2011.

9. Trần Thị Ngọc Trâm (Chú biên), Hướng dân tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011.

Một phần của tài liệu MODULE MN 24 BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MẦM NON (Bản word đã chỉnh sửa) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w