Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác giảng dạy trong thời gian tới (nếu có)

Một phần của tài liệu Tổng hợp các biện pháp nâng cao chất lượng GD thi giáo viên dạy giỏi môn vật lý theo TT 22 (mới) (Trang 28 - 31)

- Khảo sát chất lượng đầu năm học của khối 8 để tìm ra học sinh khá và giỏi.

3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác giảng dạy trong thời gian tới (nếu có)

giảng dạy trong thời gian tới (nếu có)

Để góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học, tăng thêm hứng thu học tập cho học sinh với môn vật lý thì trong thới gian tới ngoài các bài tập trên giáo viên cần sưu tầm thêm sách tham khảo, nâng cao lựa chọn những bài tập có chủ đề phù hợp với bài tập phương trình cân bằng nhiệt để bổ sung kịp thời cho học sinh

GIÁO VIÊN DỰ THI

Bùi Thị Lơ XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

TRƯỜNG THCS QUỲNH YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quỳnh Yên, ngày 06 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)

Họ tên: Nguyễn Duy Hải

Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Yên Chức vụ hiện giữ: Giáo viên

Môn dự thi: Vật lý SBD: ………...

1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân

- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019-2020: Dạy học môn Vật lý 7, 8, 9; bồi dưỡng HSG môn Vật lý 8, 9

- Thành tích đã được trong thời gian qua (chỉ nêu thành tích đã được được trong

hoạt động chuyên môn) : Đạt giáo viên giỏi huyên chu kỳ 2017 – 2019; giáo viên

giỏi trường các năm học 2018 – 2019, 2019 – 2020.

2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tácgiảng dạy giảng dạy

2.1. Tên biện pháp: Nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Vật lý ở trường THCS Quỳnh Yên.

2.2. Nội dung biện pháp:

Hiện nay ở nhiều trường trong đó có trường THCS Quỳnh Yên, môn vật lý là trong những môn mà học sinh và phụ huynh học sinh xem là môn phụ(môn không quan trọng). Từ quan điểm đó mà nhiều em học sinh không yêu thích, không ham học, đầu tư thời gian rất ít, thậm chí trong giờ vật lý còn đưa các môn khác yêu thích hơn ra để học. Vì vậy trong nhiều năm liền chất lượng học sinh giỏi môn Vật lý nói riêng và chất học sinh giỏi toàn trường nói chung chưa cao. Thậm chí một số năm không có học sinh nào đăng ký thi học sinh giỏi môn Vật lý.

Từ năm học 2018 – 2019 tôi được cấp trên điều động về công tác tại trường THCS Quỳnh Yên. Từ đó đến nay, tôi đã áp dụng một số giải pháp trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý và đã đạt được một số kết quả nho nhỏ góp phần kích thích phong trào thi đua học tập của học sinh và nâng cao chất lượng học sinh giỏi trong trường.

Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc rất khó khăn, nó còn khó khăn hơn nữa ở những vùng, đơn vị khó khăn như Quỳnh Yên. Vì vậy đòi hỏi giáo viên

phải là người có tính kiên trì, nhẫn nãi, có biện pháp phù hợp. Theo kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng, tôi thường thực hiện theo các bước sau đây:

+ Tuyển chọn học sinh: Đây là khâu đầu tiên để lựa chọn những học sinh có tố chất, có niềm yêu thích, đam mê đối với môn học.

Trong quá trình giảng dạy giáo viên phát hiện và lựa chọn. Nói là lựa chọn nhưng thực tế trong đơn vị việc vận động học sinh tham gia bồi dưỡng môn mình dạy là một khó khăn rất lớn. Tìm đủ số lượng bồi dưỡng đã rất khó, còn để được lựa chọn học sinh là một điều rất xa vời. Vì vậy để thu hút được học sinh tham gia thì :

Ngay ở trên lớp, trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải thật sự nhiệt tình, tâm huyết với học sinh. Giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học từ đó khơi dậy được niểm cảm hứng của học sinh từ đó tạo cho các em niềm tin, yêu thích môn học.

Vận động học sinh: Tìm hiểu xem học sinh thích sau này làm nghề gì, thích học môn nào, gia đình (bố, mẹ, anh, chị…) định hướng như thế nào… Từ đó phân tích, tư vấn, động viên học sinh tham gia (theo định hướng như vậy thì em cân thi trường nào, khối nào, thi những môn nào…). Cuối cùng phải tôn trọng quyết định của học sinh. Giáo viên, nhà trường không ép buộc học sinh. Bắt đầu chọn đội tuyển và bồi dưỡng từ năm học sinh đang học lớp 8.

+ Bồi dưỡng: Giáo viên cần lập kế hoạch cụ thể về thời gian và chương trình bồi dưỡng.

Về thời gian thì do chuyên môn nhà trường quy định, thường lớp 8 là 8 buổi, còn lớp 9 là 15 buổi. Giáo viên có thể điều học sinh đi học tăng cường thêm một số buổi nhưng không được trùng lặp với môn khác.

Nội dung bồi dưỡng: Ở lớp 8, tôi phân chia ra các chủ đề nhỏ, mỗi chủ đề dạy trong một buổi và theo thứ tự sau: Chuyển động đều; chuyển động không đều; tổng hợp vận tốc; áp suất; bình thông nhau; lực đẩy ác si mét-sự nổi; công-công suất; nhiệt học(công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt). Ở lớp 9 mỗi chủ đề 2 buổi: Định luật Ôm (mạch điện nối tiếp, song song, hỗn hợp); mạch điện tương đương; vai trò của vôn kế và ampe kế trong sơ đồ; công suất điện; công thức điện trở và biến trở; nhiệt điện(định luật Jun – len xơ). Thời gian còn lại giáo viên ôn tập tổng hợp và cho học sinh làm đề.

Phương pháp: Luyện từng chủ đề nhỏ, dạy tổng hợp và làm đề. Dựa vào trình độ học sinh và cấu trúc đề có thể điều chỉnh thời lượng từng chủ đề, thêm hoặc bỏ một số chủ đề khó để tập trung vào các chủ đề khác. Dạy chắc phần cơ bản rồi dạy nâng cao, thông qua các bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy- dạy kiểu bài có tính quy luật, bài có tính đơn lẻ rồi luyện các dạng bài có tính tổng quát. Chương trình dạy cũng phân hóa ra hai đối tượng (học sinh giỏi huyện và sơ tuyển tỉnh; đậu và có giải).

Hướng dẫn học sinh mua sách tham khảo và tự học ở nhà: Ngoài học trên lớp và học tập trung bồi dưỡng, giáo viên cần ra bài tập về nhà, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Thường xuyên quan tâm nhắc nhở, giúp đỡ học sinh nếu có khó khăn. Hướng dẫn học sinh mua sách tham khảo để tự đọc, tự học. Trao đổi thông

tin với gia đình học sinh để các em có sự quan tâm của gia đình về cả vật chất và tinh thần. Giáo viên sưu tầm ngân hàng đề thi, đề thi hsg hàng năm của huyện nhà hoặc các tỉnh, huyện khác, photo cho học sinh để các em tiếp xúc, làm quen và va chạm với các dạng đề.

+ Hướng dẫn làm bài thi: Thông nếu học sinh chưa có kinh nghiệm thường mắc phải những lỗi như lạc đề do đọc đề không kỹ, tính toán bị sai, phân phối thời gian không hợp lý, làm vào giấy nháp nhưng không kịp ghi lại vào giấy thi … Nếu có sự định hướng trước và được thi thử trước thì sẽ hạn chế được những sai sót trên.

2.3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác giảng dạy ở cơ sở:

Với những giải pháp trên, trong gần hai năm học qua, với nhiệm vụ được giao hai lần thi học sinh giỏi sơ tuyển tỉnh cũng như học sinh giỏi huyện tôi đã thu được một số kết quả như sau:

Năm học 2018 – 2019 có 5 em đăng ký dự thi (tiêu chuẩn là 4 em) thì đậu 2 em giải 3, trong đó có một em được vào đội sơ tuyển thi tỉnh.

Năm học 2019 – 2020 có 4 em đăng ký dự thi (tiêu chuẩn là 3 em), chọn 3 em vào đội tuyển thì đậu 2 em trong đó có một giải 3, một giải khuyến khích, và một em đạt 4,5đ (với 5 đ là đạt giải khuyến khích).

Trong khi đó ở những năm học trước thì hầu như có rất ít học sinh của trường dự thi và đậu học sinh giỏi môn Vật lý.

Kết quả đạt được trên đã góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi chung toàn trường, thúc đẩy phong trào thi đua học tập của học sinh lên cao hơn.

GIÁO VIÊN DỰ THI

Nguyễn Duy Hải

Một phần của tài liệu Tổng hợp các biện pháp nâng cao chất lượng GD thi giáo viên dạy giỏi môn vật lý theo TT 22 (mới) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w