Thực trạng công tác lãnh đạo tại cơ quan

Một phần của tài liệu CÂU 1 các nguyên tắc để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba TL kỹ NĂNG LÃNH đaọ QUẢN lý 14 (Trang 25 - 29)

Bộ máy hoạt động của Văn phòng gồm 01 Chánh Văn phòng, 02 Phó Chánh Văn phòng, và cán bộ chuyên viên được phân công phụ trách từng lĩnh vực cụ thể, hoạt động của cán bộ chuyên viên luôn gắn với nhiệm vụ chính trị và chương trình công tác đề ra. Các quan hệ công tác với các ngành, các địa phương và cấp trên để triển khai thực hiện nhiệm vụ đều tôn trọng các nguyên tắc tập trung dân chủ, bàn bạc thảo luận nhất trí, luôn tôn trọng quy chế dân chủ trong cơ quan, công khai minh bạch tài chính, thực hành tiết kiệm, quản lý tốt tài sản của cơ quan.

3.1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị giao

Với nhiệm vụ được giao hết sức nặng nề vừa làm tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Thường vụ lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN. Xây dựng chính quyền, đoàn thể, xây dựng Đảng trên phạm vi toàn huyện, khối lượng công việc nhiều, khó khăn không ít. Lãnh đạo Văn phòng đã phân công nhiệm vụ cho từng chuyên viên, phụ trách theo dõi từng lĩnh vực cụ thể và tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện, vừa lãnh đạo tốt chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng cấp uỷ cấp huyện. Đã có nhiều cố gắng trong việc chủ động tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện có kết quả chương trình công tác hoạt động toàn khoá, chương trình công tác hằng năm, quý, tháng, tuần cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, cân đối của cấp uỷ.

Trong lãnh đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ Văn phòng cấp uỷ, đội ngũ tuy có mỏng, chưa kinh qua thực tiễn nhiều nhưng các đồng chí đã có cố gắng hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được phân công. Lãnh đạo Văn phòng đã mối quan hệ làm việc thường xuyên với các cơ quan có liên quan trong việc tập hợp thông tin, báo cáo, phối hợp chuẩn bị có chất lượng, đúng thời gian các đề án, kế hoạch, Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Qua đó đã giúp cho cấp uỷ, Ban Thường vụ và Thường trực chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm các nội dung quan trọng nhằm tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi trong nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế nông nghiệp và nông thôn, củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở, thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, thông tin, đẩy nhanh các tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm.

Lãnh đạo Văn phòng tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc họp, phục vụ tốt các cuộc Hội nghị cho Ban Chấp hành – Ban Thường vụ phục vụ cho lãnh đạo đi công tác, tiếp khách chu đáo, các chế độ chính sách, lương chi

cho cán bộ kịp thời. Công tác tài chính Đảng không chỉ là công tác chuyên môn nghiệp vụ mà còn là một bộ phận quan trọng của công tác Xây dựng Đảng

Hoạt động của công tác Văn thư Lưu trữ, được Lãnh đạo Văn phòng chỉ đạo quản lý chặt chẽ, công tác xây dựng danh mục, lập hồ sơ lưu trữ được đầy đủ, chế độ làm biên bản và quản lý biên bản các Hội nghị Ban Chấp hành –Ban Thường vụ và Thường trực Thường vụ được thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, đã thực hiện tốt pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan.

Công tác quản trị mạng cũng đáp ứng được nhiệm vụ được giao cho Thường trực và các Ban Đảng.

* Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế nhất định, nhất là vấn đề công tác cán bộ cán bộ lãnh đạo.

- Một số cán bộ không chịu khó học tập để nâng cao trình độ cho phù hợp với yêu cầu mới của công việc, an phận, không cầu tiến.

- Việc đề bạt bố trí cán bộ vẫn theo kiểu “Sống lâu lên lão làng”, chưa mạnh dạn đề bạt những cán bộ trẻ, có năng lực.

- Vẫn còn tình trạng người làm không hết việc, còn người thì không biết làm gì cho hết thời gian.

- Tổ chức bộ máy chưa thật sự tinh gọn, cán bộ còn kiêm nhiệm nhiều việc, dẫn đến hiệu quả chưa cao.

- Lãnh đạo có lúc chưa quyết đoán làm cho người lãnh đạo chưa thật sự có uy quyền đối với cấp dưới.

- Việc nắm bắt thông tin, tổng hợp tình hình để đề xuất cho Thường trực, Ban Thường vụ giải quyết một số tình hình xảy ra ở địa phương còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nặng về công tác chuyên môn. Lãnh đạo có lúc có nơi thiếu sự bàn bạc thống nhất cao.

PHẦN III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TÂM LÝ – PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

Lãnh đạo là quá trình tác động và gây ảnh hưởng đến người khác làm cho nhân viên tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Vì lãnh đạo hiệu quả được xem là hết sức quan trọng đối với việc thành đạt mục tiêu của tổ chức. Do vậy, để nâng cao hiệu quả trong quản lý, đòi hỏi người lãnh đạo cần áp dụng một số nhân tố về tâm lý và phong cách lãnh đạo như sau:

Một phần của tài liệu CÂU 1 các nguyên tắc để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba TL kỹ NĂNG LÃNH đaọ QUẢN lý 14 (Trang 25 - 29)