0
Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TÂM LÝ VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HIỆN NAY TL KỸ NĂNG LÃNH ĐAỌ QUẢN LÝ HẢI 3 (Trang 26 -30 )

- Trong bất cứ công việc gì, trong bất cứ điều kiện nào, hoàn cảnh nào, người lãnh đạo đều luôn luôn xuất phát từ quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét, đưa ra quyết định và xây dựng kế hoạch hành động, giải quyết mọi vấn đề, dũng cảm bảo vệ cái đúng, phê phán cái không đúng.

- Tổ chức lại bộ máy, mạnh dạn cắt bỏ các bộ phận kém hiệu quả, cho kiêm nhiệm để nâng cao đời sống cho nhân viên.

- Xây dựng phong cách làm việc dân chủ tập thể, thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân, thống nhất giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn, lời nói phải đi đôi với việc làm. Hãy nhìn những việc người thực hiện làm chứ không nên nghe những điều người đó nói.

- Trí tuệ cảm xúc được chứng minh là có liên hệ mật thiết với thành tích công việc ở tất cả các cấp độ. Nhưng nó trở nên đặc biệt quan trọng liên quan đến những công việc đòi hỏi mức độ tương tác với xã hội cao. Nhà lãnh đạo tài

ba thể hiện trí tuệ cảm xúc của họ thông qua năm thành tố chính: tự nhận thức, tự động viên, đồng cảm và kỹ năng xã hội. Do vậy, chọn người lãnh đạo giống như chọn nhạc trưởng, khúc nhạc hay là nhờ sự chỉ đạo của nhạc trưởng.

- Lòng trung thành của người lãnh đạp quản lý điều kiện cơ chế thị trường hiện nay phải được thể hiện ở lối tư duy sáng tạo, ở phong cách làm việc khoa học và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.

- Cuộc sống luôn luôn vận động và phát triển, rất phong phú và đa dạng, muôn màu muôn vẻ nhưng trong cái đó thì các chủ trương chính sách của Đảng dù có đúng đắn đến mấy cũng là sản phẩm của con người, do đó nó không thể là thuốc vạn năng chung cho tất cả các con bệnh, bởi vậy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị thì chúng ra phải giữ vững quan điểm lập trường, tính nguyên tắc đồng thời phải chủ động sáng tạo, nhanh nhạy với sự phát triển mới của tình hình để tìm tòi chọn cho được một giải pháp tối ưu. Có câu “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Cuộc sống quá ngắn để làm việc cho một kẻ khó chịu hay là trở thành một kẻ khó chịu. Do đó, người lãnh đạo có thể làm gương tốt cho các thành viên trong cơ quan và các đồng nghiệp, người lãnh đạo tạo ra văn hoá cơ quan. Cần đề nghị thăng chức cho những người có tác động cảm xúc tốt và không thăng chức cho những nhân viên khó chịu về mặt tâm lý. Người lãnh đao cần công khai các hướng dẫn làm gì cũng cần học hỏi, làm lãnh đạo không những cần học mà còn phải học nhiều hơn người khác, học liên tục không ngừng, học ở trường, ở lớp, học ở đồng nghiệp và học ở nhân dân.

- Làm gì cũng phải tận tuỵ, say mê, trăn trở với công việc thì người lãnh đạo mới có sự tìm tòi, sáng tạo, mới đề xuất được những ý kiến hay, mới có một phương án tốt đạt chất lượng và hiệu quả cao. Sự đem lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống của nhân dân khi thống nhất giữa tính trung thực và việc làm của người cán bộ lãnh đạo. Phải có chính kiến của riêng mình, thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh.

hình hiện tại. Max DePree đã từng nói trong cuốn sách có tựa đề Leadership Jazz: “Nhà lãnh đạo ban nhạc Jazz phải lựa chọn âm nhạc, tìm kiếm nhạc công thích hợp và trình bày trước công chúng. Nhưng hiệu quả của thành tích bị lệ thuộc vào nhiều điều: môi trường, người tình nguyện chơi cho ban nhạc, nhu cầu cần mọi người trình bày dưới góc độ cá nhân và nhóm, sự lệ thuộc tuyệt đối của nhà lãnh đạo vào các thành viên của ban nhạc, sự cần thiết đối với đồng nghiệp phải chơi tốt…Nhà lãnh đạo của ban nhạc Jazz có cơ hội tuyệt vời để chọn ra người tốt nhất từ các nhạc công khác nhau. Chúng ta phải học từ nhà lãnh đạo ban nhạc Jazz, đối với Jazz, giống như lãnh đạo, kết nối tính không dự báo trước được trong tương lai với các phần thưởng cho các cá nhân”.

- Làm tốt công tác cán bộ, bố trí sử dụng cán bộ đúng chuyên môn, nghiệp vụ, không chen tình cảm riêng tư vào trong công tác cán bộ, bỏ cơ chế con ông cháu cha thiếu năng lực. Có chính sách, chế độ thu hút nguồn nhân tài.

- Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức chính trị. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại nói rằng: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

- Bản thân người lãnh đạo phải không ngừng đổi mới phong cách, lề lối làm việc có khoa học, hợp lý, nhằm nâng cáo tính năng động, tính sáng tạo đa dạng và phong phú. Làm việc có hiệu quả, chất lượng, thiết thực với chức năng công việc của mình đảm nhiệm phụ trách, theo dõi, quản lý ở từng cơ quan, đơn vị.

- Người lãnh đạo cần chú ý quan tâm đến tính quy hoạch, tính kế thừa nhằm tạo ra nguồn nhân lực về lâu dài nên chú ý đến chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong công tác đào tạo. Người lãnh đạo muốn đứng vững phải có tâm và đủ tầm.

- Người lãnh đạo phải luôn cải thiện thành tích của mình mỗi năm. Nếu người lãnh đạo muốn làm việc hiệu quả và là người được kính trọng thì phải là một người biết học tập suốt đời để xứng đáng với vị trí của mình.

Trên đây là một số giải pháp về tâm lý và phong cách lãnh đạo, bản thân hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tại đơn vị mình trong thời gian đến.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, người lãnh đạo quản lý phải có tầm nhìn xa, trông rộng, có quan điểm đúng đắn hướng tới sự sáng tạo, năng động, chất lượng, hiệu quả, xây dựng cuộc sống và môi trường xã hội trong sáng, lành mạnh trên nền tảng thế giới quan khoa học. Loại trừ tư tưởng cục bộ, địa phương, bè phái, thực dụng, hẹp hòi, ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, đặc quyền, đặc lợi.

Con đường hiệu quả nhất nhất giúp người lãnh đạo quản lý hoàn thiện nhân cách là tự mình nhận thức và tự bồi dưỡng, trang bị cho mình những tri thức khoa học, kỹ năng lãnh đạo quản lý và tự rèn luyện những phẩm chất nhân cách của mình. Việc áp dụng các nhân tố trong tâm lý và phong cách lãnh đạo là một vấn đề mới và quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với người lãnh đạo quản lý. Mỗi người lãnh đạo, quản lý đều phải quan tâm và có nhiệm vụ nghiên cứu vận dụng sáng tạo và bổ sung hoàn chỉnh thường xuyên phương pháp và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý trong tất cả các lĩnh vực, phải hiểu đặc điểm tâm lý của từng nhân viên.

Lãnh đạo quản lý là quá trình chỉ huy và điều khiển trong một hệ thống xã hội nhất định. Chỉ huy là xác định mục tiêu và truyền đạt mục tiêu, tìm ra biện pháp thực hiện mục tiêu, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu. Mục tiêu đó chính là xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, lúc nào đặt quyền lợi của nhân dân lên hàng đầu. Đó chính là cái “TÂM” của người lãnh đạo quản lý.

Phong cách lãnh đạo liên quan đến uy tín của người lãnh đạo, quản lý. Lựa chọn được phong cách quản lý đúng là rất quan trọng đối với người lãnh đạo, nó ảnh hưởng ngay đến uy tín của họ. Phong cách lãnh đạo là điều kiện, phương tiện quan trọng để đem lại hiệu quả công việc. Điều quan trọng đối với người lãnh đạo là lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với công việc hiện tại, với từng đối tượng, với từng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn lịch sử.Lãnh đạo, quản lý tốt thì mọi việc sẽ thành công.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TÂM LÝ VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HIỆN NAY TL KỸ NĂNG LÃNH ĐAỌ QUẢN LÝ HẢI 3 (Trang 26 -30 )

×