4. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Từ láy với việc tạo cấu trúc câu thơ lục bát
Từ xưa đến nay các nhà nghiên cứu lục bát Truyện Kiều đều khẳng định: lục bát Truyện Kiều đạt đến mẫu mực, điển hình câu thơ lục bát thế kỉ XVIII nói riêng và lục bát Việt Nam nói chung. Các từ láy trong Truyện Kiều có tác dụng to lớn trong sự thể hiện những đặc điểm hình thức nghệ thuật của thể thơ nàỵ Trong đó giá trị nghệ thuật tiêu biểu nhất mà từ láy mang lại là tạo cho câu văn Kiều giàu có về nhạc tính và âm điệụ
Người viết nhận thấy rằng, các từ láy được sử dụng trong “Truyện Kiều” có sự phối kết hợp hài hoà và về nhịp điệu, thanh điệu và vần điệu,…làm cho câu thơ dễ đọc, dễ thuộc và dễ nhớ.
3.2.1.1. Từ láy tham gia hiệp vần
Thơ lục bát là thể thơ bao gồm một câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng (kế tiếp nhau).
Cách hiệp vần trong thể lục bát:
Tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu saụ
Khi khảo sát các từ láy tham gia hiệp vần, người viết thấy rằng, các từ láy này đều đứng ở vị trí cuối của câu sáu hoặc cuối của câu tám.
Trong lục bát “Truyện Kiều” số lần từ láy tham gia hiệp vần lưng: 23 (lần) - (từ láy đứng cuối câu sáu hiệp với tiếng thứ 6 của câu tám).
Số lần từ láy tham gia hiệp vần chân: 72 (lần) - (từ láy đứng cuối câu tám hiệp với tiếng cuối của câu sáu).
Cũng như các truyện Nôm khuyết danh: “Phan Trần”, “Truyện Hoa Tiên”, - Nguyễn Huy Tự, các từ láy chủ yếu tham gia hiệp phần chân. Tuy nhiên, so với hai chuyện Nôm “Phan Trần”, “Truyện Hoa Tiên”, số lần từ láy tham gia hiệp vần lưng (chiếm 30% số lần từ láy tham gia hiệp vần) trong Truyện Kiều đã tăng đáng kể (hai truyện Nôm trước chỉ khoảng 10%). Điều
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn
đó cho ta khẳng định rằng hiệp vần lục bát ngày càng phát triển phong phú và hoàn thiện hơn trên tiến trình phát triển của thơ lục bát cũng như những giá trị nghệ thuật mà hiệp vần mang lạị
Các từ láy tham gia hiệp vần làm cho câu thơ Kiều sinh động, nhẹ nhàng, uyển chuyển.
- “Kiếp hồng nhan có mong manh Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”
- “Lơ thơ tơ liễu buông mành Con oanh học nói trên cành mỉa mai
Mấy lần cửa đóng then cài Đầy thềm hoa rụng biết người ở đâu”.
3.2.1.2. Từ láy với việc tạo nhịp thơ
Nhịp điệu gồm các vế tương đương được chia cắt trong dòng thơ để tạo nên sự hài hoà nhịp nhàng của toàn văn bản thơ [5].
Tiêu chí để xác định một nhịp trong thơ - Về nghĩa: Một nhịp phải trọn vẹn về nghĩạ
- Về ngữ pháp: Một nhịp là một câu, một thành phần câu, một thành phần của ngữ trọn vẹn. Do vậy không được tách thành phần phụ của từ ra khỏi thành tố chính.
- Về ngữ âm: mỗi một nhịp được ngắt phải tạo nên sự cân đối hài hoà về số lượng âm tiết giữa các nhịp.
Vai trò ngắt nhịp của từ láy trong Truyện Kiều
Về mặt ngữ nghĩa: Mỗi từ láy mang một ý nghĩa hoàn chỉnh (có thể là cụ thể hoá hay khái quát hoá) nên nó có thể đảm nhiệm một vế của một nhịp.
- Sượng sùng | giữ ý | rụt rè. - Ngại ngùng | một bước một xạ - Một nhà hoảng hốt | ngẩn ngơ.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn
- Song xa | vò võ | phương trờị - Tú Bà ghé lại | thong dong | dặn dò. - Làm cho đau đớn | ê trề | cho coị - Mừng mừng | tủi tủi | xiết bao sự tình. Về ngữ pháp
Từ láy trong Truyện Kiều có khi làm định ngữ cho danh từ, khi làm bổ ngữ cho động từ, tính từ để làm thành một ngữ. Cho nên không bao giờ có hiện tượng ngắt nhịp xảy ra trong ngữ.
- Dầu dầu ngọn cỏ | đầm đầm cành sương. - Mày râu nhẵn nhụi | áo quần bảnh baọ - Khi vào dúng dắng | khi ra vội vàng. - Mụ thì cầm cập | mắt nhìn hồn baỵ - Tơi bời tưới lửa | tìm người lao xaọ Về ngữ âm:
Vần điệu là một yếu tố quan trọng đối với ngắt nhịp thơ. Chính khả năng điệp vần của từ láy giúp chúng ta ngừng nhịp đúng chỗ.
- Đêm thâu đằng đẵng | nhặt cài then mâỵ - Khúc đâu đầm ấm | dương hoà.
- Bốn bề bát ngát | mênh mông.
Âm tiết thứ hai trong “đằng đẵng”, “đầm ấm”, “bát ngát” kết thúc một vần trong dòng thơ để chuyển sang một vần khác.
Như vậy tất cả các thành phần cấu tạo của từ láy đều mang những phẩm chất âm thanh, âm nhạc, góp phần tạo nên nhạc tính đặc trưng trong thơ lục bát Truyện Kiềụ
Theo khảo sát từ láy tham gia tạo nhịp lục bát Truyện Kiều phong phú. Trong tổng số 548 câu thơ chứa từ láy có tới 264 câu lục có chứa các từ láy tham gia tạo nhịp: Nhịp chẵn (chiếm 97%) - chủ yếu là nhịp 2/4 (chiếm 57%), nhịp 4/2 (chiếm 36%), nhịp 2/2/2 (chiếm 5%); nhịp lẻ (chiếm khoảng gần 3%)
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn
- nhịp 3/3 và nhịp 1/5. Trong đó nhịp 4/2, nhịp 2/2/2 các từ láy đứng cuối tạo thành một nhịp độc lập nên nó được mở rộng ý nghĩa từ - vừa để tả mà lại vừa để bình.
- Ghế trên ngồi tót/ sỗ sàng
- Một cơn mưa gió/ nặng nề
- Đất bằng nổi sang/ đùng đùng
Với 284 câu bát có chứa các từ láy, các từ láy tham gia tạo thành rất nhiều nhịp điệu phong phú. Nhịp chẵn (chiếm 97%) - chủ yếu là nhịp 4/4 (chiếm gần 50%), nhịp 2/4/2 (chiếm 25%), còn lại là các nhịp: 2/2/4, 4/2/2, 2/6, 6/2… ; nhịp lẻ (chiếm 3%) bao gồm các nhịp: 3/5, 2/1/3/2.
Nhịp 4/4 khẳng định vai trò to lớn của mình để tạo nên câu thơ có cấu trúc đối xứng. Điều đặc biệt, có 36 câu thơ nhịp 4/4 có sự tham gia của từ láy là những câu thơ chứa hai từ láỵ điều đó cho phép ta khẳng định chính từ láy đã tham gia sự phát triển hoàn thiện về mặt cấu trúc của lục bát, tạo thành truyền thống nhịp điệu có tính chất đối xứng của lục bát “ưa nhịp chẵn hơn là nhịp lẻ” (Hoài Thanh). Theo Trần Đình Sử “các thành phần có cấu trúc tương đẳng nhau có tác dụng làm mờ cú pháp phân tích để tạo nên một ấn tượng chỉnh thể, toàn bộ” [10]. Theo Phan Ngọc “Nếu lục bát không có đối xứng 4/4 nghe nó sẽ như vè, mất sắc thái thơ”. Như vậy, Nguyễn Du sử dụng từ láy để tham gia vào nhịp đối 4/4 làm cho “dây đàn nội tâm được ngân lên”, mỗi một từ láy như một cung âm để tạo nên bản hoà tấu của tâm, tình và sự.
Rõ ràng, nhịp lục bát Truyện Kiều rất uyển chuyển, không đơn điệu, luôn luôn thúc đẩy người đọc suy nghĩ, tạo nên kiểu lựa chọn có giá trị biểu cảm.
3.2.1.3. Từ láy với việc đảm bảo luật bằng trắc trong câu thơ lục bát Truyện Kiều
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn
Luật thơ lục bát là cách sắp đặt tiếng bằng - trắc theo âm luật:
1 2 3 4 5 6 7 8
Câu sáu b B t T b B
Câu tám b B t T b B t B
( B = Bằng, T = Trắc; b và t = bằng và trắc nhưng không bắt buộc phải theo đúng luật).
- Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoạ
B T B B
- Thờ ơ gió trúc mưa mai
B T B
- Ngẩn ngơ trăm nỗi dùi mài một thân
B T B B
- Bày hàng cổ xuý xôn xao
B T B
- Hớt hơ hớt hải nhìn nhau
B T B
- Nỉ non thánh thót dễ say lòng người
B T B B
Đa số câu thơ có chứa các từ láy ở vị trí yêu cầu của luật bằng trắc bắt buộc, các từ láy trong truyện Kiều luôn đảm bảo nghiêm khắc, mẫu mực, sự phối hợp bằng - trắc. Đó là tiếng thứ 2 - 6 - 8 thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc. Mô hình B - T này làm cho câu thơ trong truyện Kiều có sự cân đối, hài hoà, nhịp nhàng, dễ đi vào lòng người như những nốt nhạc, êm đềm, thánh thót. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp Nguyễn Du phá lệ ưu tiên cho sự diễn đạt các ý, tình ẩn trong ngữ nghĩa của các từ láy đồng thời giảm bớt sự bằng bặn đơn điệu trong âm hưởng lục bát ở một truyện dài như Truyện Kiềụ Ví dụ: (1 lần) ông đã đặt thanh trắc ở vị trí thứ hai để tạo nên nhịp 3/3.
Đau đớn thay/ phận đàn bà
Tiếng Câu
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn
Khi khảo sát 136 lần từ láy đứng ở vị trí đầu, người viết nhận thấy đa số âm tiết thứ 2 của từ láy (vần bằng) mang thanh huyền - thanh thấp (chiếm 71%). 185 lần từ láy đứng ở vị trí cuối tiếng láy ở vị trí cuối cùng của câu 6 và câu 8 mang thanh ngang nhiều hơn chiếm 53%. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Du ưa thích bắt đầu câu thơ bằng một âm điệu trầm và thấp (thanh huyền) bắt buộc ở tiếng thứ 2 trong mỗi câu lục bát, để rồi đi lên một âm điệu cao và bổng (thanh ngang) bắt buộc ở vị trí cuối cùng của câu lục và câu bát.
Đặc biệt để đảm bảo B - T và hiệp vần, Nguyễn Du còn sử dụng “ảo thuật ngôn từ “từ láy đảo” và “láy giãn cách”. ảo thuật này không chỉ là kỹ thuật, nghệ thuật ngôn từ mà có tác dụng to lớn trong việc thể hiện đúng, sâu nội dung tư tưởng mà Nguyễn Du muốn nói với chúng ta:
- Tan sương đã thấy bóng người Quang tương ra ý tìm tòi ngẩn ngơ
- Ngọn đèn khi tỏ khi mờ
Khiến người ngồi đó mà ngơ ngẩn sầu - Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân 3.2.2. Từ láy với việc tạo các mảng văn bản Truyện Kiều
Phan Ngọc trong “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều” có đưa ra ý kiến “Nguyễn Du sử dụng bốn nhân tố là sự việc và hành động, phân tích nội tâm, đối thoại của các nhân vật, nhận xét của tác giả để tạo nên sự phân chia bản trường ca: Truyện Kiều” [9]. Qua khảo sát từ láy truyện Kiều, chúng tôi nhận thấy một số đoạn mảng văn bản đã được phân chia trong tiểu thuyết thơ ấy có sự tham gia tích cực của từ láỵ Các từ láy được sử dụng với mức độ đậm đặc mang lại lớp lớp, tầng tầng ý nghĩa biểu đạt nội dung tương đối hoàn chỉnh và sâu sắc. Tiêu biểu như đoạn văn bản “Buổi chiều thanh minh”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích” hay “Kim Trọng trở lại vườn Thuý. Với ý nghĩa này, từ láy đóng một vai trò quan trọng trong thao tác kỹ thuật sáng tác của một tác phẩm thơ dàị
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn
Phần kết luận
1. Từ láy và giá trị từ láy trong Truyện Kiều - Nguyễn Du
Mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều có quyền tự hào về các danh nhân văn hoá và những kiệt tác văn học của mình. Nước Anh có “Sechpia nói mãi không cùng”, nước Nga có “Puskin nói mãi không cùng”, Trung Quốc có “Lỗ Tấn nói mãi không cùng” và đến lượt mình, chúng ta cũng có “Truyện Kiều nói mãi không cùng”, “Nguyễn Du nói mãi không cùng”.
Do đó tìm hiểu, tiếp cận Truyện Kiều ngày nay vẫn là “vô cùng”. Mỗi một bài viết, mỗi một phương diện khám phá sẽ góp phần mở ra những chiều sâu mới cho tác phẩm.
“Từ láy và giá trị từ láy trong Truyện Kiều - Nguyễn Du” chỉ là một cách tiếp cận trong muôn vàn cách tiếp cận Truyện Kiều từ phương diện ngôn ngữ, để làm sâu sắc hơn giá trị ngôn ngữ nghệ thuật của từ thuần Việt trong văn chương Truyện Kiềụ
Từ láy trong “Truyện Kiều” đa dạng, phong phú ở số lượng, kiểu loại và giàu có về ý nghĩa biểu đạt, phần nào đó đã khẳng định tính dân tộc, tính nhân dân trong kiệt tác “Truyện Kiều”. “Con chữ bầu lên nhà thơ” Nguyễn Du đã trở thành một tấm gương chói lọi đánh dấu sự thăng hoa, chín muồi của ngôn ngữ nghệ thuật dân tộc. Do đó từ láy được sử dụng trong tác phẩm có khả năng diễn tả mọi biến thái tinh vi của cảnh, của ngườị Nguyễn Du đã truyền thần nhân vật, tạo nên những bức tranh phong cảnh tuyệt tác cũng chính bằng những từ láy có sắc thái hoá ý người cụ thể để thể hiện đúng thần vía ruột gan nhân vật và thần thái của cảnh vật cũng như đánh giá thể hiện thái độ tư tưởng của tác giả.
Từ láy trong truyện Kiều là từ láy của thể thơ lục bát nên nó là một yếu tố ngôn ngữ tham gia vào khẳng định đặc điểm của thể thơ này khác các thể thơ khác.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn
Có thể nói mỗi từ láy là “một nốt nhạc về âm thanh chứa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan và cũng như cảm thụ chư quan, những cách đánh giá và những thái độ vàu người nói trước sự vật hiện tượng. Qua đó mà tạo ra các tác động mạnh mẽ từ người nói đến với người nghe thừ người viết đến người đọc” [1].
Tất cả giá trị từ láy trong “Truyện Kiều” hợp xướng tạo thành một “bản ca xoang ngọt ngào”, trong “khúc tiêu dao não ruột” của Nguyễn Dụ
2. Nhận diện và phân tích tác dụng của từ láy trong học văn
“Láy là một phương thức tạo từ đặc sắc của Tiếng Việt. Từ láy là sản phẩm tuyệt vời thần diệu của phương thức đó” [1]. Để nhận diện được từ láy ta phải căn cứ vào ba tiêu chí:
(1) Tiêu chí về cơ chế cấu tạo: Từ láy là sự hoà phối về mặt ngữ âm cho nên xem xét một từ láy phải chú ý tới nguyên tắc về thanh (cùng nhóm), và nguyên tắc về âm và vần (đối - điệp).
(2) Tiêu chí về tính chất của hình vị từ láy: Trong từ láy chỉ có một hình vị có nghĩa (hình vị cơ sở), hình vị còn lại mất nghĩa hoặc không có nghĩạ
(3) Tiêu chí ngữ nghĩa: ý nghĩa sắc thái của từ láy mang tính hình tượng và biểu cảm.
Muốn hiểu, phân tích tác dụng của từ láy trong các văn bản văn học của phổ thông nói riêng và văn bản văn học nói chung, trước hết phải nắm được nghĩa gốc của hình vị cơ sở. Tiếp đó hiểu được ý nghĩa sắc thái hoá của từ láy và đặt từ láy vào phạm vi sử dụng cụ thể để thấy được giá trị biểu đạt của các từ láy (phong phú về mặt ý nghĩa và chức năng biểu vật).
Hiểu được tác dụng của từ láy thì sẽ có cơ sở hiểu đúng, hiểu trúng, hiểu sâu về cái hay cái đẹp trong ngôn từ và hình tượng trong tác phẩm văn chương.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn
Phụ lục
Bảng thống kê từ láy Trong truyện kiều
1.Láy đôi
1.1. Láy hoàn toàn
Stt Từ láy Trong câu thơ Stt Từ láy Trong câu thơ
1 Ai ai (2390), (2492) ,(3092) 2 ào ào (121), (575) 3 ầm ầm (938), (1054), (1642), (2250), (2524) 4 Bằn bặt (989) 5 Bời bời (178), (547), (761), (857), (1389), (2246) 6 Canh cánh (246) 7 Cầm cập (990) 8 Cười cười (1983) 9 Chan chan (3163) 10 Chênh chênh (185) 11 Chênh chếch (170) 12 Chề chề (895) 13 Chiền chiền (1697) 14 Con con (138), (1633) 15 Dàu dàu (58), (784) 16 Dày dày (1312) 17 Dằng dặc (2786), (3236) 18 Dần dần (496), (2538) 19 Dầu dầu (1002),(1051) 20 Đăm đăm (910), (2248), (2992) 21 Đằng đẵng (2232) 22 Đâu đâu (1582) 23 Đầm đầm (83),(784) 24 Đêm đêm (942) 25 Đùng đùng (907), (1177), (1405), (1557), (2296), (2619), (2924) 26 Đờng đờng (78), (2169), (2481) 27 Gần gần (134) 28 Hằm hằm (1134) 29 Hàng hàng (1316) 30 Hiển hiện (129)
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn 31 Hiu hiu (98), (744) 32 Khăng khăng (1764) 33 Kh kh (2662) 34 Lâng lâng (2688) 35 Làu làu (2738) 36 Lần lần (269), (1269), (1789), (3236) 37 Lòng lòng (2308) 38 Lồng lộng (2381) 39 Lời lời (1316) 40 Lớp lớp (211) 41 Mành mành (213) 42 Mảy may (213) 43 Mơn mởn (1283) 44 Mừng mừng (3016) 45 Nao nao (55), (493)