IV. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI
4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn
4.3.1. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu
Bảng 4.3.1. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận sau thuế 296.783.481.409 409.005.366.262 34.504.721.836 Vốn chủ sở hữu bình quân 914.133.809.039 1.271.848.888.080 1.315.261.095.753
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở
hữu (ROE) 32,47% 32,16% 2,62%
Năm 2010 và 2011, chỉ tiêu ROE lần lượt đạt 32,47% và 32,16%; cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty khá tốt. Năm 2012, chỉ tiêu ROE giảm mạnh, chỉ đạt 2,62% cho thấy sức sinh lời của VCSH thấp, có thể làm công ty gặp khó khăn trong việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư.
Năm 2012, VCSH bình quân tăng so với năm 2010 và 2011 nhưng LNST lại giảm mạnh ; cho thấy công ty gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
4.3.2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay
Bảng 4.3.2. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận kế toán trước thuế và
lãi vay 392.762.651.565 1.110.269.989.495 114.040.828.386 Chi phí lãi vay 3.103.185.399 14.335.657.184 73.691.763.698 Hiệu quả sử dụng lãi vay 126,568 77,448 1,548
Chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay phản ánh độ an toán, khả năng thanh toán lãi tiền vay của công ty. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng sinh lời của vốn vay càng tốt.
Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 35
Năm 2010, chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay đạt 126,568. Như vậy, công ty đã sử dụng nguồn vốn vay rất tốt. Điều này sẽ hấp dẫn các tổ chức tín dụng vào hoạt động kinh doanh của công ty .
Năm 2011, chỉ tiệu này giảm nhiều sơ với năm 2010, đạt mức 77,448. Tuy vậy, chỉ tiêu này vẫn cho thấy độ an toàn, khả năng thanh toán lãi tiền vay của công ty vẫn khá ổn định. Mức độ của chỉ số vẫn đủ để thu hút các nhà tín dụng vào hoạt động kinh doanh của công ty
Năm 2012, chỉ tiệu này tụt giảm mạnh so với 2 năm trước và chỉ đạt mức 1,548. Cho thấy công ty không còn giữ được hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay. Điều này có thể gây lo ngại cho các ngà tín dụng về khả năng thanh toán các khoản lãi tiền vay của công ty.
4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 4.4.1. Giá vốn hàng bán 4.4.1. Giá vốn hàng bán
Bảng 4.4.1. Bảng phân tích khả năng sinh lời của giá vốn hàng bán
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận gộp về bán hàng 463.696.896.595 545.752.708.498 114.374.168.230 Giá vốn hàng bán 724.058.128.922 1.032.469.123.616 1.321.672.327.097
Tỷ suất sinh lời của giá vốn
hàng bán 64,04% 52,86% 8,65%
Năm 2010, Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán đạt 64,04%. Năm 2011, chỉ tiêu
này đạt 52,86%. Từ đó, ta có thể thấy công ty đã thực hiện tốt các kế hoạch về giá vốn hàng bán. Trong đó bào gồm các chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung.
Năm 2012, chỉ tiêu này chỉ đạt 8,65%. Nhân tố Giá vốn hàng bán là 1321 tỷ đồng, chỉ tăng 28% so với năm 2011; nhân tố Lợi nhuận gộp về bán hàng chỉ đạt 114 tỷ đồng, giảm gần 80% so với năm 2011. Những sự biến động không tốt này làm chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán giảm mạnh. Điều này có thể do công ty đang lãng phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, làm lợi nhuận của công ty giảm.
Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 36
4.4.2. Chi phí bán hàng
Bảng 4.4.1. Bảng phân tích khả năng sinh lời của chi phí bán hàng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 389.525.344.495 445.653.224.739 40.345.315.206 Chi phí bán hàng 16.521.210.050 17.265.962.863 9.907.904.305
Tỷ suất sinh lời của chi phí
bán hàng 2357,73% 2581,11% 407,20%
Nhìn chung, Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng có xu hướng giảm mạnh. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 2357,73%; năm 2011 đạt 2581,11%; năm 2012 giảm mạnh, chỉ đạt 407,2%. Điều này cho thấy công ty đang ngày càng lãng phí chi phí bán hàng, không tạo ra thêm được lợi nhuận. Hiệu quả sư dụng chi phí bán hàng thấp. Công ty cần phải điều chính lại kế hoạch chi tiêu cho bộ phận bán hàng để nâng cao chỉ tiêu này.
4.4.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bảng 4.4.1. Bảng phân tích khả năng sinh lời của giá vốn hàng bán
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 389.525.344.495 445.653.224.739 40.345.315.206 Chi phí QLDN 76.236.879.607 93.367.447.731 -14.317.735.875
Tỷ suất sinh lời của chi phí
quản lý doanh nghiệp 510,94% 477,31% -281,79%
Tỷ suất sinh lời của chi phí QLDN liên tục giảm trong 3 năm liên tiếp, tử 2010 – 2012. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 510,94%, có nghĩa công ty bỏ ra 100 đồng chi phí QLDN thì thu lại được 510,94 đồng lợi nhuận. Năm 2011, chỉ tiêu này giảm nhẹ xuống còn 477,31%. Năm 2012, chỉ tiệt này giảm sâu xuống mức – 281,79%, có nghĩa công ty bỏ ra 100 đồng thì bị lỗ 281,79 đồng. Cho thấy công ty đang lãng phí nhiều chi vào bộ phận quản lý doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Công ty cần phải xem xét lại hệ thống
Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 37
quản lý doanh nghiệp và các chi phí quản lý doanh nghiệp đi kèm để nâng cao chỉ số này lên.
V. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HĐKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
* Nhận định chung về ngành đường Việt Nam
- Năm 2010 là năm phát triển với ngành mía đường. Các doanh nghiệp ngành mía đường đều đạt kết quả kinh doanh ấn tượng. Giá đường trong nướ bình quân tăng 40 – 50% so với 2009.
- Bắt đầu từ giữa năm 2011, ngành mía đường bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Lượng tiêu thụ đường giảm, giá đường giảm mạnh. Đồng thời, ngành mía đường nội địa phải đối mặt với các sản phẩm đường nhập từ nước ngoài. Ngoài ra, đường nhập lậu từ nước ngoài cũng là một thách thức cho ngành đường.
- Năm 2012 là năm khá ảm đạm cho toàn ngành đường. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Mía đường không đạt được như mong muốn.
* Về Công ty CP Mía đường Lam Sơn
- Sự phát triển của công ty CP Mía đường Lam Sơn không nằm ngoài những khó khăn chung của toàn ngành đường. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Lasuco vẫn được đánh giá cao. Lasuco vinh dự được tôn vinh trong Top 200 doanh nghiệp xuất sắc Châu Á Thái Bình Dương, Top 50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam.
- Về dài hạn, Lasuco vẫn là doanh nghiệp đầu ngành, có lợi thế về nguyện liệu. - Năm 2012 là năm không mấy thành công đối với Lasuco. Do kế hoạch đưa Nhà máy 2 vào hoạt động kinh doanh chậm nên giá thành sản xuất sản phẩm tăng, đem lại doanh thu cao nhưng lợi nhuận lại thấp. Năm 2013, Nhà máy 2 đi vào hoạt động ổn đinh nên ta hoàn toàn có thể tin vào sự phát triển bền vững của Lasuco
Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 38
Contents
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN ... 1
1.1. Quá trình thành lập và phát triển ... 1
1.2. Lĩnh vực hoạt động ... 1
1.3. Cơ cấu tổ chức ... 2
1.4. Thị phần của công ty ... 3
II. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH... 4
2.1. Phân tích cơ cấu tài sản ... 4
2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn ... 10
2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn ... 14
III. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN... 16
3.1. Phân tích tình hình các khoản phải thu ... 16
3.2. Phân tích tình hình công nợ phải trả ... 18
3.3. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ... 22
3.4. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn ... 23
IV. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI ... 24
4.1. Đánh giá khải quát hiệu quả kinh doanh ... 24
4.1.1. Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) ... 24
4.1.2. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) ... 25
4.1.3. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) ... 25
4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ... 26
4.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung ... 26
4.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ... 29
4.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn ... 33
4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn ... 34
4.3.1. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu... 34
4.3.2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ... 34
4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ... 35
4.4.1. Giá vốn hàng bán ... 35
4.4.2. Chi phí bán hàng ... 36
4.4.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp ... 36
V. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HĐKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN ... 37