SKKN này được áp dụng thực tiển tại trường THCS Lương Thế Vinh - Huyện Krông Ana các năm học 2015 – 2016; 2016 – 2017; 2017 – 2018; 2018 – 2019.
Đối tượng là đội tuyển học sinh lớp 8, 9 ở bậc trung học cơ sở Trường THCS Lương Thế Vinh - Huyện Krông Ana các năm học 2015 – 2016; 2016 – 2017; 2017 – 2018; 2018 – 2019.
Qua quá trình tích lũy và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi thấy trước hết tôi đã tích lũy cho mình được vốn kiến thức nho nhỏ về bất đẳng thức để có thể vận dụng vào các vấn đề liên quan. Đối với học sinh, sau mỗi năm bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 8, 9 tôi nhận thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt trong lập luận, trong trình bày lời giải bài toán về bất dẳng thức. Đa số các em đã biết tích lũy kiến thức cơ bản, nhiều em trong số đó đạt kết quả cao trong học tập, đạt giải cao trong thi học sinh giỏi các môn về Toán học, mà đặc biệt các bài toán về bất đẳng thức các em đã có sự thích thú và say sưa nghiên cứu.
Cụ thể trong những năm qua, kết quả của chủ đề các bài toán về bất đẳng thức mà tôi bổ trợ cho học sinh đã đạt kết quả như sau:
Năm học 2015 – 2016 Năm học 2016 – 2017 Năm học 2017– 2018 Năm học 2018– 2019 Các em trong đội
tuyển tôi bồi dưỡng chỉ thích thú với dạng bài tập tính toán đơn giản về bất dẳng thức.
Các em trong đội tuyển tôi bồi dưỡng rèn được cách trình bày bài toán.
Kết quả 1 em đạt giải giải khuyến
Các em trong đội tuyển tôi bồi dưỡng rèn được cách trình bày bài toán, bình tĩnh suy nghĩ tìm hướng giải cẩn thận.
Các em trong đội tuyển tôi bồi dưỡng hứng thú và phản xạ đạt yêu cầu với những dạng bài tập nêu
Kết quả 1 em đạt giải khuyến khích cấp huyện giải khuyến khích cấp tỉnh môn Toán 9 ; 1 em đạt giải khuyến khích cấp huyện giải khuyến khích cấp tỉnh môn giải toán bằng Máy tính cầm tay 9. khích, 1 công nhận cấp huyện môn Toán 8; 1 em đạt ba, 2 em đạt giải khuyến khích cấp huyện 1 em đạt giải nhì, 1 em đạt giải ba, 1 em đạt giải khuyến khích cấp cấp tỉnh môn giải toán bằng Máy tính cầm tay 9.
Kết quả 1 em đạt giải nhất và giải khuyến khích cấp huyện môn Toán 8.
trên. Kết quả 1 em đạt giải ba cấp huyện giải khuyến khích cấp tỉnh môn Toán 9.
Sau khi thực hiện SKKN thì 80% đội tuyển học sinh giỏi chiếm trọn vẹn điểm về mảng bất đẳng thức.
Theo tôi nghĩ nội dung nghiên cứu này sẽ đáp ứng được lượng kiến thức cần thiết cho các em học sinh có thể tự học, tự rèn luyện thêm, đồng thời đối với mỗi giáo viên, đã tạo cho chúng ta nhiều suy nghĩ để mỗi người tự tích lũy thêm cho bản thân vốn kiến thức ngày một trọn vẹn để mỗi ngày dạy tốt hơn, có nhiều kinh nghiệm, sáng kiến sau này hay và giá trị hơn những ý tưởng có trước.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận.
Nội dung kiến thức về bất đẳng thức là một phần kiến thức rất quan trọng trong lớp 8, 9 nói riêng và bậc trung học cơ sở nói chung. Nhưng nhiều khi các em nắm được lý thuyết nhưng lại chưa biết áp dụng vào bài tập cụ thể như thế nào, các em chưa biết tư duy để đi từ kiến thức tổng quát vào bài tập cụ thể, các em chưa
trong quá trình giảng dạy, cần thường xuyên tích lũy kiến thức cũng như cảm nhận mức độ nắm kiến thức của học sinh và kết quả giảng dạy của mình để kịp thời hướng dẫn, điều chỉnh để các em hiểu và áp dụng được tính chất đã học vào làm bài tập cụ thể một cách phù hợp.
Mảng kiến thức về bất đẳng thức nói riêng đối với chương trình toán THCS thì chỉ được học ở lớp 8, 9 với nội dung mỗi bài học tương đối đơn giản. Song làm thế nào để phát huy tính tư duy tích cực, sự sáng tạo cho học sinh là một vấn đề không đơn giản! Để đạt được điều này đòi hỏi người giáo viên không những nắm vững các kiến thức cơ bản, mở rộng, bài tập nâng cao một cách chính xác và bền vững mà còn đòi hỏi họ phải nắm được các kỹ năng kỹ xảo, kỹ năng truyền thụ của các kiến thức thức này một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, giáo viên phải biết động viên, khích lệ, tạo sự chú ý của học sinh với nội dung bài dạy, phát huy tính tự lập, tích cực và sáng tạo của học sinh.
2. Kiến nghị.
Qua quá trình giảng dạy ở trường trung học cơ sở, qua thực tế tìm hiểu quá trình dạy và học của học sinh. Tôi xin mạnh dạn đề xuất ý kiến như sau:
* Với nhà trường
Ở các trường nên tăng thêm một vài hoạt động ngoại khóa toàn trường theo từng môn để học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi và khẳng định bản thân, giúp các em hăng say học tập và đam mê nghiên cứu để thể hiện mình hơn như ngoại khóa vui học cùng toán học, cùng khám phá những ẩn số, những con số bí ẩn…
* Với Cụm chuyên môn
Chúng ta cần có những buổi chuyên đề bàn sâu về một nội dung, một trọng điểm hay một vấn đề cụ thể của Toán học để thu hút đông đảo sự tham gia của toàn bộ giáo viên trong trường, trong cụm hoặc trong huyện (tùy vào phạm vị tổ chức).
Trên đây là nội dung sáng kiến “Một số kinh nghiệm sử dụng bất đẳng thức trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8, 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh”.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành SKKN này. Do năng lực và kinh nghiệm chưa nhiều nên SKKN này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô, đồng nghiệp và quý bạn đọc để SKKN này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Buôn Trấp, ngày 06 tháng 4 năm 2019 Người viết
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 1-2
I . Đặt vấn đề 1-2
II. Mục đich nguyên cứu 2
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2-28
I. Cơ sở lý luận của vấn đề 2-4
II. Thực trạng vấn đề 4-5
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 5-25
IV. Tính mới của giải pháp 25-26
V. Hiệu quả SKKN 26-28
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 28-29
I. Kết luận 28-29
II. Kiến nghị 29
Mục lục 30
Tài liệu tham khảo 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Các chuyên đề bồi dưỡng Học sinh giỏi bất đẳng thức – Tác giả Võ Quốc Bá Cẩn - Sách giáo khoa toán 8; Sách giáo viên toán 8,9; Sách bài tập toán 8 (tập 2)
- Sách Nâng cao và phát triển toán 8,9 – Tác giả Vũ Hữu Bình
- Một số bài toán chứng minh bất đẳng thức trên Tạp chí Toán tuổi thơ 2. - Bộ đề HSG huyện những năm qua.