Với kinh nghiệm trong giảng dạy của mình, tôi nhận thấy việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy ngoại ngữ là một trong những phương pháp hữu hiệu. Sự cạnh tranh giữa những người chơi và đội chơi đã làm tăng mạnh mẽ động cơ học tập cho học sinh, khích lệ học sinh tham gia vào các trò chơi. Ngoài ra, giáo viên có thể tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ thực hành rất hữu dụng và dễ hiểu với người học. Phương pháp này đã chuyển từ hướng lấy người dạy làm trung tâm sang hướng lấy người học làm trung tâm. Ở đó, người học được giao tiếp trong môi trường giao tiếp thực sự, được hoạt động theo cặp, hay theo các nhóm nhỏ để thực hiện các công việc cụ thể. Người học có cơ hội được bày tỏ ý kiến hay cảm xúc của mình và được đặt câu hỏi nếu họ không hiểu vấn đề nào đó. Đối với hầu hết các trò chơi, sự cạnh tranh giữa những người chơi và đội chơi là một nhân tố làm tăng mạnh mẽ động cơ học tập cho họ, khích lệ học sinh tham gia trò chơi. Điều đặc biệt là các trò chơi đều cung cấp sự phản hồi ngay tức thì cho học sinh, vì việc thắng hay thua phụ thuộc vào việc học sinh thể hiện trong trò chơi đó tốt đến mức độ nào. Do đó, tôi thấy việc sử dụng một số trò chơi ngôn ngữ trên vào quá trình giảng dạy cho học sinh
thực sụ có hiệu quả và tôi muốn chia sẻ các phương pháp này vào thực tiễn không chỉ đối với học sinh trường THCS Lê Đình Chinh mà còn trên phạm vi rộng hơn đối với học sinh THCS.
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Qua một năm tiến hành đề tài “Một số trò chơi ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường THCS Lê Đình Chinh” mà đối tượng
nghiên cứu là học sinh lớp 6A3, 6A4, 7A1, 7A2 tôi thấy rằng ngày càng có
nhiều cải tiến trong học tập. Cụ thể như sau:
- Học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức, kĩ năng, biết tìm tòi cách ứng xử và biết ứng xử sáng tạo, hứng thú làm việc với các tài liệu học tập.
- Học sinh biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình ra bên ngoài bằng lời nói và bài viết thông qua ngoại ngữ.
- Học sinh biết cách làm việc theo cặp, theo nhóm, hợp tác với bạn bè để thực hiện yêu cầu của các trò chơi và cố gắng ghi được càng nhiều điểm càng tốt.
- Học sinh biết cách tự học, mạnh dạn trình bày những ý kiến của mình thông qua giao tiếp nói hoặc viết.
- Học sinh thú vị và tích cực hơn trong mọi hoạt động. - Tất cả các bài học trở nên sinh động và sống động hơn.
- Hầu hết các học sinh có thể học các từ và cấu trúc mới trong lớp.
- Vốn từ vựng và khả năng áp dụng các bài tập và kỹ năng của học sinh tăng lên rõ rệt.
- Những học sinh yếu có thể sử dụng từ vựng trong các câu đơn giản. Các học sinh tốt hơn có thể sử dụng từ vựng trong các câu phức tạp hơn.
Đây là bảng thống kê về kết quả học tập của học sinh ở cuối học kì I năm học 2018- 2019:
LỚP TỔNG SỐ HS GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU SL TL SL TL SL TL SL TL 7A3 30 7 23.3% 14 46.7% 10 30% 0 0% 7A4 30 5 16.7% 15 50% 8 26.7% 0 0% 8A1 32 7 9.4% 12 37.5% 14 43.7% 0 0% 8A2 29 5 6.9% 15 31% 9 55.2% 0 0%
Chúng ta có thể thấy một cách dễ dàng, kết quả ở các lớp đã được áp dụng nghiên cứu cao hơn kết quả các lớp học chưa được áp dụng nghiên cứu. Học
sinh trong lớp được áp dụng nghiên cứu có thể tiếp thu bài nhanh, áp dụng có
hiệu quả, hứng thú trong học tập và số lượng học sinh yếu giảm rõ rệt, tỉ lệ học sinh đạt trung bình, khá, giỏi tăng lên.
PHẦN III. KẾT LUẬNI. Kết luận I. Kết luận
Thực tế cho thấy, đối với các lớp được giáo viên tổ chức trò chơi tiếng Anh thì đã tạo được không khí thoải mái, vui tươi và tăng sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh, làm cho học sinh cảm thấy hứng thú khi đến giờ học, ngoài ra còn giúp cho bài giảng dễ hiểu và sinh động hơn. Tuy nhiên, để các trò chơi phát huy hiệu quả tốt, giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ càng và sắp xếp thời gian linh hoạt, đồng thời phải chọn trò chơi phù hợp với khả năng của học sinh và nội dung bài học. Các trò chơi sẽ khó thành công nếu những yêu cầu hay chủ đề của nó không phù hợp hoặc nằm ngoài khả năng của học sinh, đồng thời sẽ không mang lại lợi ích gì cho cả người dạy lẫn người học. Giáo viên cũng cần chuẩn bị chu đáo về các phương tiện, dụng cụ cần thiết phục vụ cho quá trình dạy ngôn ngữ. Trong quá trình tổ chức trò chơi phải đi theo thứ tự từ dễ đến khó và cần chú ý đến các học sinh yếu kém trong lớp. Trong khi thực hiện trò chơi tiếng Anh, tiếng ồn trong lớp học là điều khó tránh khỏi và dễ làm ảnh hưởng tới
các lớp học khác, vì vậy giáo viên phải thực sự là người quản lý tốt, chủ động giải quyết mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra thì khi đó các trò chơi mới được thực hiện một cách có hiệu quả.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện phương pháp giảng dạy có sử dụng các trò chơi ngôn ngữ, bước đầu bản thân tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tôi nhận thấy rằng phương pháp này thực sự hiệu quả và có ý nghĩa trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong trường học. Qua việc áp dụng phương pháp này kết hợp các phương pháp học tập khác, học sinh có thể phát triển khả năng tư duy, tìm tòi, sáng tạo cũng như tăng hứng thú trong học tập. Các trò chơi đã làm tăng động cơ học tập cho học sinh, thúc đẩy cơ hội giao tiếp giữa các học sinh với nhau, khuyến khích sự cạnh tranh của học sinh, tạo ra môi trường học tập vui vẻ, làm tăng sự hứng thú của học sinh trong việc học và khiến học sinh luôn sẵn lòng tham gia vào các hoạt động học tập. Thông qua các trò chơi trong lớp học, giáo viên có thể quan sát, đánh giá được học sinh một cách nhanh chóng, dễ dàng nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu của học sinh cũng như những kiến thức còn thiếu cần được bổ sung trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh.
Để ứng dụng phương pháp này có hiệu quả lâu dài đòi hỏi giáo viên ra sức tìm tòi, cố gắng áp dụng các phương pháp một cách linh hoạt, sáng tạo hơn nữa để phù hợp với nội dung của bài học và mọi học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần sử dụng các kĩ năng để giải quyết các tình huống sư phạm một cách khéo léo nhằm tăng hứng thú và kết quả học tập cho tất cả học sinh. Để thúc đẩy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập, giáo viên cần tổ chức quá trình giảng dạy theo hướng tích cực của người học. Trong quá trình học, giáo viên nên phát hiện ra những điểm yếu của học sinh để giúp học sinh khắc phục những điểm yếu đó một cách kịp thời.
II. Kiến nghị
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các cuộc thi và các lớp tập huấn do Phòng GD và Sở GD tổ chức.
- Điều chỉnh cơ sở vật chất cho phù hợp, cung cấp đầy đủ trang thiết bị giảng dạy hỗ trợ cho giáo viên trong giảng dạy.
* Đối với giáo viên:
- Khuyến khích và động viên học sinh tham gia các trò chơi một cách tự giác và hào hứng.
- Yêu thương, tôn trọng, tin tưởng học sinh và đặc biệt là phải là người luôn sẵn lòng nếu học sinh cần sự giúp đỡ.
- Nắm chắc những kiến thức cơ bản nhất, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập trước khi đến lớp, cần phải có sự đầu tư sâu cho từng tiết dạy.
- Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức và vận dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới ngày càng hay hơn.
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc giảng dạy và tận tâm với nghề. - Thiết kế các trò chơi theo chủ đề và quy định thời gian cụ thể của từng trò chơi để không ảnh hưởng đến tiến độ giảng dạy và tránh làm ảnh hưởng đến các lớp khác.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm của bản thân trong việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ để dạy Tiếng Anh.Với những kết quả đạt được ban đầu còn khiêm tốn nhưng cũng đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trườngTHCS Lê Đình Chinh. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để bản thân có thể hoàn thiện thêm một số nội dung, giải pháp nhằm góp phần vào thực hiện tốt các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cho học sinh hiện nay.
Người viết
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU………..1
I. Đặt vấn đề: ………1
II. Mục đích nghiên cứu: ………. 2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……… 2
I. Cơ sở lí luận của vấn đề: ……….. 2
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: ………. 3
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: ……….. 4
IV. Tính mới của giải pháp: ……… 18
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: ………... 19
PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……… 20
I. Kết luận………. 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Teaching English - Tác giả: Adrian Doff
- How to teach English with technology – Gavin Dudeney
- Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS - Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- 199 trò chơi rèn luyện ngôn ngữ và tư duy – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.