III. ĐIỂN HÌNH ÁP DỤNG THÀNH CÔNG
2. Lợi ích của mô hình trồng xen cây đậu tương và cây lạc với mía 1 Lợi ích về kỹ thuật của mô hình trồng xen
2.1. Lợi ích về kỹ thuật của mô hình trồng xen
- Mô hình trồng xen hạn chế được cỏ dại giữa hai hàng mía trong suốt thời kì mía chưa giao tán, tạo điều kiện cho mía sinh trưởng tốt.
- Các loại phân bón tồn dư do chăm sóc cây xen sẽ là nguồn phân bón bổ sung cho mía.
- Vi khuẩn cố định đạm ở bộ rễ các cây họ đậu trồng xen là nguồn cung cấp đạm bổ sung rất rẻ tiền đối với mía.
- Thân, lá của các cây trồng xen sau khi thu hoạch là nguồn phân hữu cơ đáng kể cho cây mía.
- Trong khi mía còn nhỏ, các cây xen sẽ tạo thành môi trường có lợi cho các loại thiên địch phát triển để tiêu diệt các loại sâu bọ hại mía.
2.2. Lơi ích về mặt kinh tế
Tại huyện Thọ Xuân và Thạch Thành mô hình trồng xen lạc và đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng thuần, cụ thể:
- Năm 2014 tại hai huyện Thọ Xuân và Thạch Thành năng suất mía mô hình trồng xen trên đất ruộng đạt 97,5 - 98,1 tấn/ha và
trên đất đồi đạt 75,2 - 77,5 tấn/ha. Trong khi đó năng suất mía trồng thuần đạt đạt 94,8 – 97,6 tấn/ha trên đất ruộng và đạt 73,8 – 76,7 tấn/ ha trên đất đồi. Năng suất đậu tương trồng xen đạt từ 9,5 - 10,5 tạ/ha trên chân đất đồi và 11,9 - 12,8 tạ/ha trên chân đất ruộng. Năng suất lạc trồng xen đạt từ 16,2-17,9 tạ/ha trên chân đất đồi và 18,5-20,1 tạ/ ha trên chân đất ruộng.
- Trên chân đất ruộng các mô hình trồng xen đậu tương cho thu nhập cao hơn mô hình mía trồng thuần từ 9,6 – 11,8 triệu đồng/ ha tại các điểm. Các mô hình trồng xen lạc với mía cho thu nhập cao hơn mô hình mía trồng thuần từ 32,3 - 36,9 triệu đồng/ha.
- Trên chân đất đồi các mô hình trồng xen đậu tương cho thu nhập cao hơn mô hình mía trồng thuần từ 5,6 – 9,7 triệu đồng/ha tại các điểm. Các mô hình trồng xen lạc với mía cho thu nhập cao hơn mô hình mía trồng thuần từ 26,9 - 37,7 triệu đồng/ha.