0
Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Hai ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất Trung du và miền núi Bắc Bộ Giải thích?

Một phần của tài liệu SKKN HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ ÁTLÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN ĐỊA LÍ 9 Ở TRƯỜNG THCS (Trang 25 -28 )

b. Hai ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất Trung du và miền núi Bắc Bộ.Giải thích? Giải thích?

Câu 2.Dựa vào Atlát:

a. Nêu những khó khăn về thiên nhiêncản trở sự phát triển nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ?

b.Kể tên các cây công nghiệp lâu năm của Tây nguyên. vì sao cây công nghiệp lâu năm của Tây nguyên phát triển mạnh?

Câu 3. Quan sát Atlát địa lí Việt Nam trang 17. Hãy cho biết :

a. Tên các nhà máy thủy điện của nước ta, phân bố ở đâu? vì sao? b. Tên các nhà máy nhiệt điện của nước ta, phân bố ở đâu? vì sao?

Câu 4. Dựa vào Átlát trang 13 hãy cho biết :

c. Trình bày sự phát triển ngành nông lân thủy sản.

d. Cây cà phê, cao su phân bố ở đâu? Giải thích vì sao phân bố ở đó?

Trong thực tế 2 năm bản thân tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn địa lí lớp 9 có sử dụng Atlat địa lí Việt Nam ở trường THCS - nơi tôi đang giảng dạy, kết quả học tập bộ môn của học sinh đã có sự chuyển biến tích cực. Việc sử dụng tập Atlat đã giúp các em nắm các kiến thức cơ bản một cách nhẹ nhàng hơn không còn phụ thuộc quá nhiều vào kênh chữ sách giáo khoa, do chính các em tìm ra từ các trang bản đồ trong tập Atlat đồng thời học sinh biết suy luận, diễn tả một sự vật hiện tượng địa lí, vận dụng chúng vào thực tiễn, trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong quá trình thi và kiển tra. Kết quả thực nghiệm trong 2 năm học cụ thể như sau:

Tỉ lệ học lực trước khi áp dụng dạy học bằng Atlat trong năm học

2015 – 2016 (%) Học lực Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 9A 35 25 25 15 9B 23 34 30 11 2

Tỉ lệ học lực sau khi áp dụng dạy học bằng Atlat trong năm học

2016 – 2017 (%) Học lực Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 9A 45 35 15 5 9B 60 30 7 3 0

Kết quả mà bản thân tôi đạt được đã khẳng định việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong giảng dạy và học tập bộ môn địa lí lớp 9 là có hiệu quả chuyển biến tích cực. Vì vậy với những kết quả bước đầu đã đat được qua quá trình thực nghiệm sư phạm của bản thân ở trường THCS, rất mong muốn sẽ được áp dụng, nhân rộng hơn nữa góp phần nâng cao sự nghiệp đổi mới nền giáo dục của nước nhà nói chung và đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn địa lí lớp 9 nói riêng. Kết quả đạt được cũng đã khảng định được mọi sự cố gắng của giáo viên và học sinh dù nhỏ nhưng sẽ dẫn đến thành công lớn.

PHẦN KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT

Nội dung địa lý trong Atlát rất phong phú, phù hợp với chương trình học tập của một số khối lớp học cụ thể, phù hợp đối tượng và tiến trình giảng dạy địa lí trong nhà trường.

Các bản đồ trong Atlát có màu sắc đẹp, kích thước lớn hơn các bản đồ trong sách giáo khoa, chi tiết hơn, sử dụng nhiều màu sắc và thể hiện nội dung địa lý phong phú cùng với bộ tranh ảnh minh hoạ, biểu đồ và các số liệu tra cứu. Do vậy nó đã và đang được giáo viên và học sinh đón nhận. Atlát địa lý Việt Nam đã kết hợp với các bản đồ trong sách giáo khoa; bản đồ treo tường và lược đồ nhằm giúp giáo viên truyền đạt theo kiến thức mới, ôn tập và kiểm tra đánh giá học sinh một cách hiệu quả hơn. Nội dung địa lý trong Atlát rất phong phú, phù hợp với chương trình học tập môn địa lí lớp 9 bậc THCS.

Tuy nhiên để có thể sử dụng Atlat có hiệu quả trong giảng dạy và học tập môn địa lí Việt Nam nói chung và địa lí lớp 9 nói riêng thì đòi hỏi người giáo viên phải biết chịu khó “ cháy giáo án “ trong một số tiết hướng dẫn ban đầu thì các tiết sau học sinh dễ dàng trình bày vấn đề, dễ soạn bài, dễ học bài ,… thì lúc đó các tiết học sẽ nhẹ nhàng hơn. Về phía học sinh chịu khó áp dụng các cách hướng dẫn từ phía giáo viên thì các em sẽ dễ dàng học bài, soạn bài , trả lời câu hỏi hơn mà không cần nhiều thời gian học thuộc lòng; dễ nhớ bài và nhớ lâu hơn. Từ đó áp lực tâm lí sẽ tan biến cho cả giáo viên và học sinh khi có trong tay cuốn Atlat địa lí Việt Nam.

Vì vậy, để có thể áp dụng thành công đề tài nhỏ này rộng rãi trong thực tiễn bản thân có những đề xuất như sau:

-Thứ nhất, mỗi giáo viên dạy bộ môn địa lí ở lớp 8 và 9 bậc THCS cần trang bị cho mình một tập Atlat địa lí Việt Nam.

-Thứ hai, giáo viên kiến nghị với nhà trường yêu cầu mỗi học sinh phải có một tập Atlat địa lí Việt Nam ngay ở học kỳ 2 lớp 8 khi học tập địa lí tự nhiên Việt Nam, coi đó như cuốn sách giáo khoa thứ 2 của môn địa lí.

-Thứ ba, giáo viên phải dũng cảm không sợ “cháy” giáo án vì dành thời gian hướng dẫn cho học sinh sử dụng Atlat trong các tiết học có liên quan. Còn học

sinh phải tự tin, chịu khó thực hành các vấn đề có liên quan đến Atlat khi giáo viên hướng dẫn.

Với những kết quả đã gặt hái được ở trường THCS – nơi tôi đang giảng dạy, bản thân tôi hy vọng đề tài nhỏ này sẽ được áp dụng nhân rộng ra phạm vi ngoài nhà trường Và sẽ đem lại những hiệu quả nhất định trong phương pháp giảng dạy của giáo viên và việc học tập bộ môn Địa lí 9 của học sinh ở nhà trường THCS.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi những sai sót chủ quan của bản thân. Vì vậy rất mong sự chia sẻ, góp ý của hội đồng khoa học bộ môn và của tất cả quý thầy cô.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Để hoàn thành giải pháp này tôi đã sử dụng một số nguồn tài liệu sau: - Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí 9

- Atlat địa lí Việt Nam (NXB giáo dục - 2006)

- Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Địa lí – NXB Giáo Dục -Tài liệu tham khảo qua mạng Internet

Thị xã Kỳ Anh, tháng 11 năm 2017 Người viết

Một phần của tài liệu SKKN HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ ÁTLÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN ĐỊA LÍ 9 Ở TRƯỜNG THCS (Trang 25 -28 )

×