nghiệp cho người lao động
- Giao nhiệm vụ cho các Trưởng bộ phận kế hoạch phát triển nhân sự cho giai đoạn sau, trưởng bộ phận vừa thực hiện công việc mang tính dẫn dắt, đào tạo nhân viên, tạo cơ hội phát triển trong KDL bằng cách: Giúp nhân viên hình dung về sự thành công; Lập kế hoạch phát triển nhân viên; Xây dựng các tiêu chí rõ ràng và nhất quán trong công tác thăng tiến; Minh bạch trong công tác thăng tiến
- Công khai các vị trí đang được xem xét đề bạt, đưa ra những điều kiện và tiêu chuẩn rõ ràng để NLĐ phấn đấu, tạo cơ hội cho toàn bộ NLĐ về cơ hội thăng tiến thông qua các kỳ thi tuyển dụng.
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc
- Tiếp tục sử dụng phương pháp thang đo đồ họa để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của NLĐ, tuy nhiên, cần xây dựng lại bộ tiêu chí gồm 5 tiêu chí, trong đó chú trọng đến việc tham gia chấm điểm của NLĐ. Nội dung và trọng số và cách cho điếm mỗi tiêu chí và kết quả đánh giá được trình bày tại Bảng 3.11
Bảng 3.11. Bảng đánh giá thực hiện công việc
STT Nội dung tiêu chí
Điểm trọng số Điểm tự chấm Điểm đạt đƣợc TC1 Mức độ hoàn thành công việc và nhiệm vụ được giao
40 điểm TC2 Thực hiện nội quy, quy chế
và kỷ luật lao động của DN
25 điểm TC3 Khả năng tổ chức thực hiện
công việc
20 điểm TC4 Khả năng phối hợp, giúp đỡ
đồng nghiệp
10 điểm
TC5 Thâm niên công tác 5 điểm Loại A (hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ : đạt từ 90 điểm trở lên; Loại B (hoàn thành tốt nhiệm vụ : đạt từ 80 đến 89 điểm; Loại C (hoàn thành nhiệm vụ : đạt từ 70 đến 79 điểm;
Loại D (không hoàn thành nhiệm vụ : đạt từ 60 đến 69 điểm.Loại E (không xếp loại : dưới 60
Nguồn: Tác giả
- Thực hiện phân bổ chỉ tiêu cho mỗi bộ phận dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện công việc tại mỗi bộ phận.
- Phải có thông tin phản cho NLĐ về kết quả đánh giá thực hiện công việc một cách công khai, rõ ràng, cụ thể.
- Kết quả đánh giá để lập kế hoạch đào tạo, khen thưởng, đề bạt nhân viên.