0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Một số bản phân phối(Distro) Linux phổ biến

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VÀ CẤU HÌNH IPTABLES TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX (Trang 30 -36 )

II. Đề tài nghiên cứu

I.7 Một số bản phân phối(Distro) Linux phổ biến

Phần mềm tự do nguồn mở cho phép ngƣời sử dụng có thể sao chép, sửa đổi, phân phối một cách tự do và không phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp công nghệ nào.

Phần mềm tự do nguồn mở đƣợc phát triển từ lâu và đến nay đã xuất hiện khá phổ biến trong các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp.Thu hút sự chú ý của cộng đồng do sự tự nguyện của những ngƣời đóng góp cho cộng đồng giúp phát hiện và thông báo các lỗi mà họ gặp phải khi trải nghiệm.

Điểm sáng của phần mềm mã nguồn mở chính là khái niệm distro, có thể tạm dịch là bản phân phối phần mềm mã nguồn mở. Kể từ lúc Linux ra đời, cho đến nay đã có rất nhiều distro khác nhau, một phần là do tính "mở" của nó. Một số distro có thể kể đến nhƣ: Ubuntu, Fedora, LinuxMint, openSUSE, PCLinuxOS, Debian, Mandriva…

Sự khác nhau giữa các distro chủ yếu dựa vào 2 yếu tố

- Thị trƣờng mà distro muốn nhắm đến, ví dụ dành cho máy chủ, doanh nghiệp, siêu máy tính, ngƣời dùng đầu cuối…

- Tùy thuộc vào triết lí phần mềm của từng distro mà những ngƣời phát triển quyết định gắn bó lâu dài với distro đó hay không.

SVTH: Lã Xuân Tâm,Trần Canh Ngọ - Lớp 11TLT Trang 22

Các distribution phổ biến

Redhat,Fedora& CentOS (Redhat, Inc): Redhat, Fedora,CentOS là các Distro dựa trên RPM, đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhất và rất phổ biến tại Việt Nam. Chúng phù hợp với mọi mục đích, từ Desktop, Workstation, đến Server, cho những ngƣời mới dùng, đến những ngƣời đã giàu kinh nghiệm. Điểm mạnh của Redhat, Fedora,CentOS là việc hỗ trợ cài đặt, đến giao diện sử dụng rất thân thiện. Tuy nhiên điểm yếu chung của những Distro tựa RPM này là cách quản lý gói tin gây không ít khó khăn cho ngƣời dùng. Việc phân chia mỗi ứng dụng bao gồm nhiều gói rpm, và sự liên kết giữa chƣơng trình với thƣ viên, gây cho việc cài đặt, gỡ bỏ, cập nhật bất kỳ một gói nào cũng liên quan đến nhiều gói khác. Tuy nhiên, đến Distro Fedora,CentOS và Redhat Enterprise, trình quản lý gói yum đƣợc đƣa vào, đã giải quyết đƣợc đáng kể vấn đề trên. Fedora,CentOS là Distro xuất hiện miễn phí cho ngƣời dùng bởi Công ty Redhat từ khi phiên bản Redhat đã đƣợc thƣơng mại hóa. Redhat Enterprise thực sự là một Distro phổ biến cho dòng Máy chủ của các công ty, doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới.

Hình 2. 5 Red Hat

Debian: là Distro khá phổ biến bởi trình quản lý gói tin rất mạnh, tiện ích APT và số lƣợng gói phần mềm khổng lồ (số lƣợng CD lƣu trữ hết các gói tin khoảng 15 CD - 8000 gói), cung cấp cho ngƣời dùng rất nhiều tính năng lựa chọn. Debian là lựa chọn cho sự ổn định và tin cậy. Gói tin DEB trên Debian

luôn đặt mục tiêu stable (vững chắc, ổn định) lên hàng đầu, so với một số hệ thống gói tin khác là mục tiêu newest (cập nhật mới nhất)

Hình 2. 6 Debian

Ubuntu: Cái tên Ubutun chỉ mới xuất hiện vào khoảng 2005, nhƣng đã trở nên rất phổ biến cho ngƣời dùng khắp nơi trên thế giới. Trong trang chuyên đề về tập hợp các Distro là DistroWatch, Ubuntu luôn đứng đầu về số lƣợng ngƣời dùng ghé thăm. Ubuntu đƣợc thiết kế chuyên cho ngƣời dùng Desktop, rất nhỏ gọn (chỉ gồm 1 đĩa cài đặt), và dựa trên hệ thống quản lý gói mạnh mẽ APT của Debian. Ngƣời dùng Ubuntu thực sự thấy đƣợc sự tự do, tùy biến cao trong sử dụng, quản lý hệ thống.

Hình 2. 7 Ubuntu

Gentoo: Là một Distro của sự linh hoạt, và tốc độ, đƣợc thiết kế chuyên cho developer và network professional. Khác với các Distro khác, Gentoo sử dụng hệ thống quản lý gói cũng rất mạnh Portage. Việc cài đặt hệ thống và các phần mềm hoàn toàn từ mã nguồn (source code) sao cho phù hợp nhất với đặc

SVTH: Lã Xuân Tâm,Trần Canh Ngọ - Lớp 11TLT Trang 24

điểm của hệ thống. Khi cài đặt Gentoo, hệ thống của ngƣời dùng chỉ đƣợc cài đặt một mức tối thiểu các gói tin cần thiết, sau đó tùy mục đích mà ngƣời dùng có thể cài đặt thêm. Chính vì những lý do trên, Gentoo đem đến cho hệ thống sự ổn định và chạy rất nhanh. Để cài đặt và sử dụng Gentoo, ngƣời dùng sẽ mất khá nhiều thời gian, tuy nhiên nó đáng để đƣợc nhƣ vậy.

Hình 2. 8 Gentoo

Knoppix: Đây là một LiveCD rất thân thiện, với sự hỗ trợ cao về phần cứng và nhiều phần mềm chuyên dụng. Knoppix giúp ngƣời dùng có thể làm quen với Linux, các ứng dụng Mã nguồn mở mà không phải cài đặt. Đây cũng là Distro phù hợp với vài trò Rescue

Slackware: Đây là sự lựa chọn tốt cho những ngƣời dùng muốn học, nghiên cứu kỹ và sâu về hệ điều hành Linux. Tuy nhiên, từ công việc cài đặt, cho đến sử dụng ngƣời dùng cũng phải mất khá nhiều thời gian, mà ngay cả ngƣời dùng có kinh nghiệm cũng cảm thấy khó dùng. Tuy nhiên đánh đổi lại, khi bạn đã sử dụng thành thạo Slackware, ngƣời dùng có thể yên tâm về trình độ của mình. Đây cũng là Distro lựa chọn cho Máy chủ lớn bởi tính ổn định, cập nhật và tùy biến cao của nó.

Hình 2. 10 Slackware

Các Linux Distribution có rất nhiều, vì vậy ngƣời dùng cần xác định mục tiêu sử dụng và lựa chọn một Distro phù hợp. Tiêu chí lựa chọn distribution cũng là các mặt khác nhau giữa các Linux distribution bao gồm:

- Chƣơng trình cài đặt (Graphical, Text mode)

- Hệ thống quản lý gói tin (dpkg với Debian, RPM với Fedora...) - Giao diện đồ họa đƣợc cài đặt mặc định.

- Phƣơng tiện cài đặt (Đĩa mềm, LiveCD, CD/DVD).

- Tính bản địa hóa của Distro (Bao gồm font chữ, ngôn ngữ....) - Ứng dụng (Desktop, Workstation, Server, Firewall and Security, Router, etc)

- Hỗ trợ phần cứng.

SVTH: Lã Xuân Tâm,Trần Canh Ngọ - Lớp 11TLT Trang 26

số Distro đã đƣợc thƣơng mại hóa: Redhat, Xandros Desktop OS, etc) - Sự hỗ trợ từ các hãng, công ty: tài liệu, diễn đàn, tin tức, cập nhật. - Cuối cùng, một yếu tố cũng rất quan trọng đó là trình độ của ngƣời dùng. Đối với ngƣời mới dùng, đa phần Linux Distribution khó sử dụng, đặc biệt trong đó có nhiều Distro kể cả những ngƣời giàu kinh nghiệm, việc sử dụng nó cũng vất vả. Vì lý do đó, đã xuất hiện nhiều Distro hƣớng dẫn ngƣời dùng, thân thiện với ngƣời dùng hơn, phù hợp cho ngƣời mới bắt đầu. Vì vậy, xác định trình độ của mình và lựa chọn Distro cũng là rất cần thiết


Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VÀ CẤU HÌNH IPTABLES TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX (Trang 30 -36 )

×