Thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam

Một phần của tài liệu Đặc trưng Thi pháp Thơ Đường (Trang 31 - 34)

- Trong thơ Đường luật Việt Nam trung đại có khá nhiều bài thơ thất niêm, trong đó nổ

thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam

những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.

2.4.2. Thất ngôn tứ tuyệt:

Thực chất là một bài "thất ngôn bát cú" đem bỏ đi bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này nó sẽ thành một bài thơ "bốn câu ba vần" mà Nguyễn Du đã nhắc trong truyện Kiều.

Từ buổi thuyền đưa khách thuận dằm Trông chừng bến cũ biệt mù tăm Cảm thương chiếc lá bay theo gió Riêng nhớ tình xưa ghé đến thăm Từ trong cuộc sống vốn náo nhiệt Trông ra thiên hạ chẳng ai hơn

Cảm mến một tình thân vĩnh cửu Riêng một nỗi lòng gió đưa trăng Trăng rằm nghe tiếng bạn ta nói Trong lúc sương tàn dế im hơi Tỉnh ra thì cũng trời đã rạng Mong nhớ một ngày biệt mù tăm

III. Kết Luận:

Người làm thơ Đường luật hẳn nhiên là người yêu thơ

Đường và cảm nhận được cái hay của thơ Đường. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Giả Đảo, Vương Bột, Vương Duy, Thôi Hộ, Thôi Hiệu, Liễu Tông Nguyên, Trương Kế, Vương Xương Linh, Lạc Tân Vương…đã để lại những tuyệt tác cho hậu thế mà bất cứ ai đọc thơ Đường không thể không ngưỡng phục.Các nhà thơ Đường hầu như đã khai thác mọi đề tài, họ đã khám phá được những tứ thơ độc đáo, diễn tả được mọi khía cạnh của tâm hồn bằng vẻ đẹp của một kiểu tư duy thơ thiên về trí tuệ. Cái hay của thơ Đường là ở tứ thơ, ở kiểu ngôn ngữ hàm xúc và ở vẻ đẹp của tư tưởng.

Đọc những bài thơ này, bạn đọc hôm nay sẽ ngạc nhiên trước sự khám phá những tứ thơ thật lạ, thể hiện những tình cảm mãnh liệt của thi nhân và kiểu tư duy thơ thiên về vẻ đẹp trí tuệ, vẻ đẹp tư tưởng. Chính cái đẹp của tứ thơ tư tưởng có sức ám ảnh và lay động sâu xa trong lòng người đọc.

Một phần của tài liệu Đặc trưng Thi pháp Thơ Đường (Trang 31 - 34)