Giải pháp chủ yếu phát triển doanh nghiệp xã hội trong

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam (Trang 30)

3. Khoảng trống cho nghiên cứu luận án

3.3 Giải pháp chủ yếu phát triển doanh nghiệp xã hội trong

lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2035.

3.3.1 Giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng theo chiều rộng

- Đẩy mạnh truyền thông dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các phương tiện đại chúng cho đến những người ủng hộ để truyền tải, phổ biến và giải thích khái niệm và các vấn đề liên quan đến DNXH.

- Trao giải thưởng, vinh danh các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ thành công và phát triển DNXH ở quy mô lớn hơn.

- Đẩy mạnh việc tổ chức các Cuộc thi tìm kiếm DNXH trong lĩnh vực DLCĐ để tìm ra những DNhXH và dự án tiềm năng, được tài trợ vốn khởi nghiệp cho thời gian đầu.

- Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi.

- Thành lập một bộ phận chuyên trách thực hiện công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ cho các DNXH tại từng địa phương giúp đảm bảo việc hoạt động của doanh nghiệp được trôi chảy và thuận lợi hơn

3.3.2. Giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng theo chiều sâu

Để nâng cao mức độ hài lòng của du khách, từ đó phát triển hiệu quả hoạt động kinh doanh theo chiều sâu, cần thiết phải nâng cao chất lượng cả các yếu tố phần cứng (cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ...) và phần mềm (con người, các giá trị văn hóa truyền thống...). Trong đó, nâng cao chất lượng các yếu tố phần cứng đòi hỏi sự quan tâm của nhà nước với những chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ DLCĐ. Còn chất lượng các yếu tố phần mềm sẽ được củng cố với những giải pháp nâng cáo chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng, phát triển năng lực cho nguồn nhân lực phục vụ DLCĐ, đây cũng chính là đối tượng mà các DNXH hướng đến phân phối lợi ích từ hoạt động kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN

Sau khi tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ, nghiên cứu sinh đã đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của thực trạng hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ hiện nay. Từ đây, nghiên cứu sinh xin được đề xuất 2 nhóm giải pháp phát triển

DNXH trong lĩnh vực DLCĐ, bao gồm: nhóm giải pháp phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ về chiều rộng và nhóm giải pháp phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ về chiều sâu.

Trong đó: Nhóm giải pháp phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ về chiều rộng bao gồm:

- Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý; - Giải pháp nâng cao nhận thức về DNXH.

Nhóm giải pháp phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ về chiều sâu bao gồm:

- Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân DNXH hoạt động trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam;

- Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ DLCĐ;

- Giải pháp tạo cơ chế hỗ trợ mở rộng thị trường cho các DNXH.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, luận án đã luận giải và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về DNXH trong lĩnh vực DLCĐ và phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ.

Thứ hai, luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay trên các nội dung về số lượng, quy mô, cơ cấu, sản phẩm kinh doanh, mục tiêu kinh doanh của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ, mức độ tác động mà các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ.

Thứ ba, luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DNXH, DLCĐ và DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại một số quốc gia tiêu biểu về phong trào DNXH trên thế giới, ở châu Á và Đông Nam Á.

Thứ tư, luận án đã phân tích những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam trong thời gian tới.

Kết quả chính trên đây là những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của luận án để phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo hướng dẫn, các nhà khoa học, các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn và rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các nhà khoa học để luận án được hoàn chỉnh hơn.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu về lý luận và thực tiễn của các công trình khoa học về DNXH, DLCĐ và DNXH trong lĩnh vực du lịch, việc nghiên cứu đề tài luận án có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau:

a. Về lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về DNXH, DLCĐ và phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ, luận án sẽ góp phần:

- Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận về phát DNXH trong lĩnh vực DLCĐ;

- Làm rõ các nhân tố tác động tới sự phát triển của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ;

- Hình thành các tiêu chí đánh giá sự phát triển của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ.

b. Về thực tiễn:

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và tiềm năng phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam;

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam.

c. Về ứng dụng và chuyển giao kết quả:

- Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích đối với công tác nghiên cứu, giảng dạy về du lịch và về DNXH tại các trường đại học, viện nghiên cứu;

- Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển DNXH và phát triển DLCĐ của các cơ quan quản lý Nhà nước;

- Luận án góp phần gợi ý cho các doanh nghiệp du lịch trong quá trình phát triển hướng tới DNXH trong lĩnh vực DLCĐ thông qua quá trình khảo sát;

- Luận án góp phần nâng cao nhận thức và nâng cao sự ủng hộ của cộng đồng với loại hình DNXH thông qua các công bố trong quá trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)