Nét độc đáo của Những chiếc ghế trong trào lưu kịch phi lí.

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Nghệ thuật kịch phi lí của E.Ionesco trong những chiếc ghế (Trang 37 - 42)

hoàng hôn bất tận, hoàng hôn nửa đêm, hoàng hôn giữa trưa” hay “tôi thấy mình trẻ như cách đây một trăm năm”.

Như vậy, nghệ thuật biểu hiện cái phi lí bằng chính cái phi lí trong

Những chiếc ghế là sự kế thừa có phát triển nghệ thuật biểu hiện cái phi lí trong “Nữ ca sĩ hói đầu”. Tác phẩm còn chi phối, ảnh hưởng nhiều đến các tác phẩm kịch phi lí khác của Ionescọ

2.2. Nét độc đáo của Những chiếc ghế trong trào lưu kịch phi lí. lí.

Trong lịch sử văn học phi lí, F.Kafka, ẠCamus, ẸIonesco, S.Beckett là những tên tuổi mà ta không thể không nhắc đến. F.Kafka, ẠCamus là những nhà văn cách tân trong địa hạt văn xuôi, họ mở đầu cho văn xuôi phi lí, còn ẸIonesco, S.Beckett là những tác giả cách tân trong địa hạt sân khấu kịch nói, cả hai đều là những người mở đầu cho trào lưu kịch phi lí. Nhưng nếu Kafka, Camus dùng cái hợp lí, lí trí để diễn tả cái phi lí của cuộc đời thì Ionesco, Beckett lại dùng chính cái phi lí để diễn tả cái phi lí. Cũng vì nghệ thuật biểu hiện khác nhau mà ta thấy nhân vật trong tác phẩm của các nhà văn cũng khác nhaụ Trong các tác phẩm của Kafka, ta thấy xuất hiện những nhân vật tỉnh táo, sáng suốt, còn trong tác phẩm của Ionesco, ta thấy xuất hiện những nhân vật nhỏ bé, tầm thường, ngớ ngẩn.

Ionesco, Beckett, Adamov là những người chủ trương đổi mới kĩ thuật sân khấu, họ đoạn tuyệt với kịch truyền thống. Bên cạnh những điểm tương đồng do đặc trưng của nghệ thuật kịch phi lí qui định, mỗi tác giả có một nét riêng biệt, độc đáo, một nét phong cách trong tác phẩm của mình.

Có ý kiến cho rằng “Trong khi chờ đợi Gođot” là vở kịch đầu tay của S.Beckett được hoàn thành từ năm 1948, nghĩa là trước hai năm so với thời điểm “Nữ ca sĩ hói đầu” của Ionesco được trình diễn, nhưng đến năm 1953 nó mới được ra mắt công chúng, như vậy là nó được công diễn muộn hơn một năm so với vở Những chiếc ghế. Để làm rõ vai trò là một trong ba mốc chủ yếu trong sự nghiệp sáng tác của Ionesco, chúng tôi sẽ đặt nó trong sự đối sánh với “Trong khi chờ đợi Gođot” của S.Beckett - một trong những tác phẩm xuất sắc của trào lưu kịch phi lí.

Giữa Những chiếc ghế và “Trong khi chờ đợi Gođot” có sự tương đồng ý niệm về thời gian, về cuộc đời, về ngôn ngữ và về con người phi lí. . . được diễn tả dưới hình thức nghệ thuật của sự phá huỷ. Hai tác giả nhận thức về cuộc đời và con người vừa bi đát, vừa hài hước.

Cùng là sự phá huỷ thời gian nhưng thời gian trong Những chiếc ghế là thời gian phi lôgic, đôi khi mang màu sắc huyễn hoặc, còn với “Trong khi chờ đợi Gođot”, Beckett lại đặc biệt chú ý diễn tả thời gian xác định, ngưng trệ, đóng kín, lặp lại một cách tuần tự trong hai hồi của vở kịch.

Nhân vật trong Những chiếc ghế hiện lên với sự cô đơn, nỗi niềm tuyệt vọng và ý thức được sự cô đơn đó: Ông Già có một thông điệp muốn gửi cho nhân loại nhưng ông không trực tiếp thông báo được mà phải nhờ Diễn giả bởi ông “không biết ăn nói” và “thật khó nói ra những gì mình muốn”. Còn nhân vật trong “Trong khi chờ đợi Gođott” thì lại nói nhiều cốt là để không phải suy nghĩ, để không phải nghẹ Trong khi Ông Già biết suy nghĩ nhưng không diễn đạt thành lời được thì Pozzo, Estragon, Vladimir trong “Trong khi chờ đợi Gođot” lại chẳng để tâm đến điều gì bởi “ chẳng biết nên nghĩ gì”, cũng có khi nhân vật của Beckett băn khoăn không biết nói gì bởi “chẳng có gì để nói”.

Khác với Những chiếc ghế thường xuất hiện những đối thoại một chiều giữa Ông Già, Bà Già với vị khách vô hình, trong “Trong khi chờ đợi Gođot”,

nhân vật biết “lắng nghe” người trò chuyện với mình nhưng đáp lại là những lời lạc lõng, không ăn nhập hay rỗng tuếch, vô nghĩạ Nếu như nhân vật của Ionesco trong Những chiếc ghế thường nhớ những gì mình nói thì nhân vật của Beckett trong “Trong khi chờ đợi Gođot” lại suy nghĩ, nói năng rất kì cục và nhiều khi không nhớ được điều mình vừa nói, việc mình vừa làm như Pozzo vừa dứt lời đã không nhớ nổi mình nói gì, Estragon cũng không nhớ nổi hôm qua mình có đợi Gođot, có gặp Pozzo và Lucky trên đường này không, còn Vladimir có lúc nhớ, có lúc không.

Nếu như Ionesco phá huỷ nhân vật bằng cách không cho nhân vật có tên riêng mà chỉ là Ông Già, Bà Già, Diễn giả. . .thì Beckett lại đưa vào cách đặt tên nhân vật để biến họ thành những người vô danh, biểu tượng cho ai cũng được, dường như đại diện cho nhân loại, cho thân phận con người

(Estragon là tên Pháp, Pozzo là tên Italia, Lucky là tên Anh, có lúc gọi Estragon là Gogo, Vladimir là Didi).

Như vậy, cả hai vở kịch đều không chỉ đề cập đến cái phi lí của cuộc sống nhân loại, “thân phận con người” mà còn phá bỏ các qui tắc của kịch truyền thống nhưng ở mỗi vở kịch, hai tác giả lại có nét độc đáo riêng trong cách biểu hiện. Song hai tác giả đều thống nhất ở một điểm đó là dùng chính cái phi lí để diễn tả cái phi lí .

Kết luận

Ngay từ khi vở kịch phi lí đầu tiên được công diễn, ẸIonesco đã buộc công chúng phải chú ý đến tên tuổi của mình. Ông đã đưa khán giả Pháp và khán giả nhiều nước khác trên thế giới đi từ sự ngỡ ngàng này đến sự ngỡ ngàng khác với những tìm tòi, đổi mới trong việc khai thác vấn đề tha hoá của con người cũng như những cách tân sân khấụ Việc cái phi lí được diễn đạt bằng chính thủ pháp phi lí đã làm cho kịch phi lí có một vị trí độc đáo trong lịch sử sân khấu, trở thành một trào lưu kịch bộc lộ đầy đủ tính chất phi lí đúng với tên gọi của nó; và hiệu quả của nó là đã gây ra được một cú sốc tâm lí mạnh mẽ với một sức truyền cảm thẩm mĩ trực tiếp. Đó là đóng góp nghệ thuật quan trọng của kịch phi lí cho lịch sử văn học nhân loạị Những đóng góp của Ionesco cho sự phát triển của trào lưu kịch phi lí cũng như cho văn học phương Tây thế kỉ XX là không thể phủ nhận.

Những chiếc ghế cùng với các tác phẩm kịch phi lí khác đã góp phần khẳng định ngòi bút Ionesco và góp phần đưa đến những thành công của tác giả. Năm 1970, ông được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp; năm 1971, ông được trao giải thưởng Văn học châu Âu của áo; năm 1973, ông được trao Giải thưởng Jêrusalem. Nó cũng khẳng định được vị trí một trong “ba chủ soái của trào lưu kịch phi lí” và “người cha đẻ kịch phi lí”.

Thời gian đã đủ để chúng ta đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan giá trị của Những chiếc ghế nói riêng và các tác phẩm kịch phi lí của Ionesco nói chung. Với nghệ thuật biểu hiện riêng, kịch phi lí mang ý nghĩa nhân văn cao cả, nó thể hiện một sự ý thức sâu sắc về cuộc đời, về “thân phận con người”. Nó như tiếng chuông cảnh tỉnh xã hội về vấn đề tha hoá của con người trong thời đại lịch sử đầy biến động – thời đại của chủ nghĩa tư bản.

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Nghệ thuật kịch phi lí của E.Ionesco trong những chiếc ghế (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)