Bức tranh tâm tư của nhân vật trữ tình hiện lên qua khung cửa

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Không gian khung cửa trong thơ của một số nhà thơ đời Đường (Trang 32 - 37)

2. Bức tranh tâm tư của nhân vật trữ tình

2.2. Bức tranh tâm tư của nhân vật trữ tình hiện lên qua khung cửa

Khung cửa không chỉ là không gian mà từ đó nhân vật trữ tình hướng cái nhìn ra ngoại giới, đó còn là nơi nhân vật trữ tình bộc lộ tâm tư của mình. Đó là những tâm trạng vui, buồn, nhớ mong, niềm hy vọng... Tất cả những cung bậc cảm xúc phong phú đó của con người đều được hiện lên qua “khung cửa”.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Tình cảm được nhân vật trữ tình bộc lộ bên “khung cửa” nhiều nhất là nỗi nhớ. Trong thơ Đường sao mà nhiều nỗi nhớ đến thế. Ta gặp ở khắp nơi những “ức”, “tư”, “hoài”, “niệm” (đều có chung một nghĩa là “nhớ”). Một chữ “nhớ” hiện lên biến tất cả thành kỷ niệm.

Đó là nỗi nhớ bạn trong một đêm mưa:

“ Bạn hỏi ngày nào hẹn về, chưa thể hẹn được, Mưa đêm ở Ba Sơn dâng tràn nước ao thu Ngày nào cùng xén ngọn nến bên cửa sổ tây, Nói chuyện về buổi mưa đêm ở Ba Sơn? ”

(Dao Trì _ Dạ vũ ký bắc)

Nỗi nhớ khiến hiện tại nhiều khi cũng được cảm nhận như một quá khứ gần. Đêm mưa thu hôm nay là ký ức được gợi lại trong câu chuyện bạn cùng ta nhắc đến lúc ngồi bên cửa sổ phía tây. Khung cửa là nơi in dấu kỷ niệm của hai người tri âm, tri kỷ. Hình ảnh của hiện tại thành ký ức gợi lên thời gian và không gian xa xăm để con người hoài niệm:

“Chỗ ông Tạ ra đi,

Mỗi lần thấy cảnh lại gợi nỗi buồn Người tan tác vầng trăng giữa trời xanh Núi quạnh hiu, nước biếc chảy

Hoa bên ao, mặt trời rọi ánh xuân

Trúc ngoài cửa sổ, tiếng thu reo trong đêm Xưa và nay cứ nối tiếp mãi

Hát ngao nhớ lần đi chơi trước kia ” (Lý Bạch _ Tạ công đình)

Theo như ý kiến của PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hải trong “Thi pháp thơ Đường” thì trong thơ Đường “đề tài tình yêu chiếm vị trí khiêm tốn bên cạnh đề tài tình bạn”. Tuy nhiên, không phải vì thế mà tình yêu trong thơ

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đường mất đi sự phong phú trong cung bậc tình cảm. Chỉ có điều, tình yêu và nỗi nhớ của tình yêu nam nữ ở đó được bộc lộ một cách kín đáo và tế nhị:

“ Năm ngoái ngày này, cũng trong cửa này Mặt người và hoa đào chiếu hồng cho nhau Mặt người ( nay ) chẳng biết đi đâu rồi Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ”

(Thôi Hộ _ Đề tích sở kiến xứ)

Tình cảm thì da diết nhưng cách thể hiện thật tế nhị, trang nhã, sâu sắc, lắng đọng. “Cánh cửa này” là không gian hiện tại nhưng nhà thơ lại không miêu tả màu đỏ của hoa đào hiện tại mà thể hiện sự hồi tưởng về một mùa hoa trong tâm hồn. Hoa đào ở đây như được tái hiện từ thiền định, hoa đào trước mắt đã là hoa đào khác, nhưng hoa đào trong tâm hồn thì vẫn như cũ (y cựu). Nỗi nhớ ở đây tĩnh lặng, trầm tư trong hoài niệm.

Nỗi nhớ ấy luôn luôn thường trực, biến thành ảo ảnh: “ Một đêm nhớ nhung, hoa mai nở

Chợt đến trước cửa sổ, ngỡ là thấy em” (Lư Đồng _ Hữu sở tư)

Nhưng cũng có lúc nó cồn cào, da diết khiến nhân vật trữ tình quên cả thời gian:

“ Khách đi rồi, ngoài cửa sóng lặng Ve ngừng kêu, móc đọng đầy cành Nghĩ ngợi mãi trong thời tiết ấy

Đứng tựa cửa giữa lúc thời gian trôi ” Và nó dâng lên thành nỗi hờn giận vô cớ:

“ Nơi góc trời bèn bói mộng

Ngờ bạn có người quen biết mới ”

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Mặc dù được thể hiện tế nhị, nhưng tình yêu trong thơ Đường vẫn bộc lộ được những cung độ phong phú của tình cảm, tình yêu nam nữ.

Bên cạnh những nỗi nhớ nhung trong tình bạn, tình yêu còn có những nỗi nhớ nhung của người lữ khách với người thân:

“ Cứ ri ri ngoài cửa sổ tối tăm Rền rền trong đám cỏ rậm rì Gợi niềm nhớ vợ giữa trời thu Đêm mưa rầu rĩ cả tai người”

(Bạch Cư Dị _ Thu trùng) Và với quê hương:

“ Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương ”

(Lý Bạch_ Tĩnh dạ tư)

Khung cửa là nơi gián tiếp đưa đến những tác động ngoại cảnh vào tâm hồn thi nhân tạo thành nỗi nhớ nhung da diết. Ánh trăng kia, tiếng dế kia chỉ càng làm lòng người thêm “rầu rĩ” mà thôi.

Không chỉ chứa đựng nỗi nhớ, khung cửa còn là nơi nhân vật trữ tình bộc lộ niềm vui. Niềm vui trước cảnh đất nước thanh bình:

“ Cửa sổ đóng khung cảnh tuyết nghìn thu núi Tây, Bến cảng đậu thuyền muôn dặm ở Đông Ngô ”

(Đỗ Phủ _ Tuyệt cú)

Câu thơ không hề có dòng nào tả tâm trạng nhưng tâm trạng, niềm vui của thi nhân đã hòa vào cảnh vật, “thuyền muôn dặm” kia sẽ chắp cánh cho ước mơ được trở về thăm quê hương của thi nhân trở thành hiện thực. Bài thơ lấy cảnh tả tình thật là tinh tế.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn “Khung cửa” chứng kiến và cảm thông với nỗi buồn của con người. Nỗi buồn cho số phận của người chinh phụ phải sống trong cảnh chia lìa:

“ Người đẹp cuốn bức rèm châu lên Ngồi mãi đấy chau đôi mày ngài Chỉ thấy vệt nước mắt ươn ướt ”

(Lý Bạch _ Oán tình) “ Ngồi trong khung cửi cô gái Tần Xuyên đương dệt gấm

Nghe tiếng nói ngoài song, qua rèm lụa biếc như khói sương Ngừng thoi, bâng khuâng nhớ người xa

Nằm ngủ một mình nơi phòng hiu quạnh, lệ trào như mưa” (Lý Bạch _ Ô dạ đề)

Tiếng mưa đêm rả rích vọng lại từ khung cửa như tiếng nói hòa điệu với nỗi buồn, xót xa thân phận của người cung nữ phải sống giam hãm tuổi xuân nơi chốn hoàng cung:

“ Đêm dài không ngủ, trời không sáng Ngọn đèn chập chờn in bóng sau vách Mưa đêm rả rích âm thầm dội vào cửa”

(Lý Bạch _ Thượng Dương bạch phát nhân) Không chỉ là nơi bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, khung cửa còn là nơi nhân vật trữ tình bộc lộ niềm hi vọng:

“ Bao giờ được tựa bên rèm cửa sổ mỏng Trăng soi chung cho ngấn lệ ráo khô”

(Đỗ Phủ _ Nguyệt dạ)

Bài “Nguyệt dạ” được Đỗ Phủ sáng tác trong một đêm trăng khi ông đang bị giam giữ ở Trường An. Ông nhớ đến con, và đặc biệt nhớ đến người vợ của mình đang một mình nơi quê nhà và trong ông dấy lên niềm mong ước, hy vọng. Một niềm mong ước, hy vọng thật chính đáng thật giản dị mà

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn sum họp nhưng vẫn mong mỏi và tin tưởng ngày ấy sẽ đến. Đọc hai câu thơ, bất giác ta thấy đôi mắt của hai con người ở hai phương trời cùng đẫm lệ. Dòng lệ hôm nay được “hư tả” bằng niềm hy vọng “ngấn lệ ráo khô” ngày đoàn tụ, khi vầng trăng chung soi (song chiếu). Câu thơ chứa chan tình cảm.

Như vậy, qua bức tranh tâm tư của nhân vật trữ tình hiện lên qua khung cửa đã chứng tỏ cho chúng ta một lẽ: Nếu xét về nghĩa, không gian khung cửa chỉ là một yếu tố rất nhỏ nhưng tâm tư con người bộc lộ qua đó lại rất lớn. Tất cả thế giới nội tâm phong phú của con người, những cung bậc tình cảm: hỷ, nộ, ái, ố... đều được thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc và không kém phần trung thực qua “khung cửa”. Điều đó mang lại cho thơ Đường một nét độc đáo, tinh tế mà không phải thể loại nào cũng có được.

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Không gian khung cửa trong thơ của một số nhà thơ đời Đường (Trang 32 - 37)