Chú thích trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Trong khi chờ đợi Gôđô sự biểu hiện sinh động nghệ thuật kịch phi lí của Xamuyen Bêcket (Trang 31)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4. Chú thích trong tác phẩm

Trong khi chờ đợi Gôđô, Bêcket sử dụng khá nhiều chú thích và ông cũng rất thành công ở biện pháp này.

Phần chú thích hành động truyền tay nhau chiếc mũ giữa Vlađimia và Extơragông kéo dài gần một trang:

“Extơragông cầm mũ của Vlađimia. Vlađimia dùng cả hai tay chỉnh lại chiếc mũ của Lucky. Extơragông bỏ mũ ra, đội lên đầu chiếc mũ của

Vlađimia, rồi đưa mũ của gã cho Vlađimia. Vlađimia cầm mũ của Extơragông. Extơragông dùng cả hai tay chỉnh lại chiếc mũ của Vlađimia trên đầu gã. Vlađimia bỏ mũ của Lucky đội lên đầu mũ của Extơragông rồi lại đưa mũ của Lucky cho Extơragông. Extơragông cầm mũ của Lucky. Extơragông dùng cả hai tay sửa lại chiếc mũ của Extơragông trên đầu gã. Extơragông bỏ mũ trên đầư, đội vào mũ của Lucky rồi đưa mũ của Vlađimia cho Vlađimia …(8-62)

Bêcket còn sử dụng chú thích “Im lặng” (105 lượt). “Im lặng kéo dài” (9 lượt). Sau các đối thoại hay xen một lời thoại trong đó có 74 lượt chỉ dẫn “Im lặng” xuất hiện sau đối thoại của các nhân vật mà chủ yếu là của Extơragông (33 lượt) Vlađimia (24 lượt) Pôzô (10 lượt) cậu thiếu niên (7 lượt). Còn lại là đan xen trong lời thoại. Hầu hết các chú thích “Im lặng” xuất hiện sau các lời thoại không có vai trò tạo quãng ngừng nghỉ mà biểu thị sự rời rạc, ngắt quãng “không biết nói gì”, sự bí từ khi phát ngôn của các nhân vật.

Song song với việc dùng các chú thích “Im lặng”, Bêcket còn sử dụng rất nhiều chú thích “Sau một lát”. Chú thích này được sử dụng đến 80 lần trong vở kịch này.

Có khi hai chú thích này xuất hiện ở mỗi quãng đối thoại, ở từng lời thoại khác nhau nhưng cũng có khi chúng được sử dụng phối hợp đan xen linh hoạt tạo hiệu quả cao: thể hiện tư duy tối tăm, trống rỗng của con người. Đồng thời đó cũng là nỗi cô đơn, là mối quan hệ rất nhạt nhẽo giữa con người với nhau.

Chú thích – ngoài vai trò thể hiện sự ngừng lặng, gián đoạn của đối thoại các nhân vật, Bêcket còn nhằm mục đích dùng để thể hiện trạng thái tâm lí nhân vật. Tùy từng trạng thái nhân vật mà số lượng chú thích được đưa vào khác nhau. Trong lần đối thoại của Pôzô với gần hai trang nhưng có tới

36 chú thích (hồi 1). Ngược lại, một lượt độc thoại gần hai trang của Lucky chỉ có duy nhất một chú thích “lẫn lộn lung tung, Lucky còn lắp bắp thêm một tràng nữa”, “tuôn ra bằng giọng đều đều”. Dựa vào chú thích mà tác giả đưa ra, cho thấy Pôzô là người luôn có những biến đổi bất thường, kỳ quặc; còn Lucky, anh ta chỉ một như con rối có người điều khiển, hầu như không có đời sống nội tâm và trạng thái tâm lí gì nổi bật.

Chương 2

“TRONG KHI CHỜ ĐỘI GÔĐÔ”- SỰ ĐỘC ĐÁO CỦA NGHỆ THẬT KỊCH PHI LÍ XAMUYEN BÊCKET VÀ Ý NGHĨA MỞ ĐƯỜNG CỦA

TÁC PHẨM” 2.1. Sự độc đáo trong dòng kịch phi lí

Như trên đã nói, văn học là tấm gương phản ánh đời sống xã hội. Văn học phi lí cũng là một bộ phận của văn học và nó không nằm ngoài chức năng đó. Thế kỷ XX diễn ra nhiều sự kiện nổi bật và diễn ra hầu hết ở châu Âu. Vì thế, văn học thời kỳ này phát triển khá mạnh. Xã hội dường như rơi vào bế tắc và bi kịch, khủng hoảng nhiều mặt. Hoàn cảnh này làm nảy sinh một loại hình nghệ thuật mới: kịch phi lí. Kịch phi lí ra đời và phát triển, đạt được nhiều thành tựu tiêu biểu với những tên tuổi nổi tiếng. Các nhà văn đã cùng sáng tạo và phát triển dòng kịch phi lí - kịch mới - phản kịch (phản lại kịch truyền thống) - kịch của sự phủ nhận. Nhưng ở mỗi tác giả lại có nét khác biệt khi thể hiện cái phi lí tạo thành phong cách riêng của mỗi nhà văn.

Các cây bút của dòng kịch phi lí đều miêu tả thân phận con người thảm hại tới mức tối đa. Tâm trạng các nhân vật của họ thường bao gồm nhiều trạng thái khác nhau: cô đơn, đau khổ, sợ hãi, bất lực, lo âu, tàn phế về thể xác và tinh thần…A.Ađamôp “Tôi luôn có cảm giác về sự mất khả năng giao tiếp, về sự bị cách li khỏi xã hội, về sự bao vây bốn bề” (8-9). Và A.Ađamôp đã thể hiện vấn đề này qua các tác phẩm của ông Nhại (1952) Tất cả chống lại tất cả (1953). Những tác phẩm của ông đều gợi lên không khí thảng thốt. Còn Bêcket thì nói “Tôi khai thác sự bất lực, sự ngu dốt” (8-9(. Và ông khai thác triệt để nội dung này trong tác phẩm của mình.

I.Ônexcô là người có vai trò tiên phong trong dòng kịch phi lí với tác phẩm Nữ ca sĩ hói đầu. Còn Bêcket là người nối tiếp nhưng đạt được thành công rực rỡ sau đó với vở Trong khi chờ đợi Gôđô (1947-1949). Những tác

phẩm sau đó của ông là sự kế thừa, ngày càng hoàn thiện hơn. Và khi đi nghiên cứu Trong khi chờ đợi Gôđô của Bêcket ta càng thấy được vai trò cũng như nét độc đáo của vở kịch trong dòng kịch phi lí cũng như trong các sáng tác của Bêcket.

Sau Trong khi chờ đợi Gôđô là hàng loạt những tác phẩm của Bêcket ra đời ngay trong thời gian sau đó. Những ai ngã xuống, Từ một việc bỏ dở Tàn cuộc, Động tác không lời (1957); Cuộn băng cuối cùng Ôi! Những ngày tươi đẹp (1958). Các tác phẩm của X.Bêcket, đặc biệt là tác phẩm kịch đầu tay Trong khi chờ đợi Gôđô khi mới ra đời chưa được sự đón nhận của công chúng, phải vài ba năm sau, với sự nhiệt tình của đạo diễn nổi tiếng R.Blin thì vở kịch mới được công chiếu. Ngay sau đó là những ý kiến phê bình trái ngược nhau, rồi vở kịch mới được công chúng đón nhận nhiệt thành. Và dần dần Bêcket bước lên bục vinh quang của dòng kịch phi lí nhờ hòn gạch đặt móng đầu tiên Trong khi chờ đợi Gôđô.

Trước tiên, ta hãy xét sự độc đáo của tác phẩm so với những tác phẩm khác cùng của Bêcket.

Trong Tàn cuộc hay Ôi! Những ngày tươi đẹp, không gian thời gian đã bị đóng kín hoàn toàn. Nell và Nagg bị trói kín trong không gian là một chiếc thùng rác, khoảng thời gian của họ cũng chỉ ở trong đó; Còn Uyni thời gian của cô chỉ bị dồn kín trong đụn cát. Cô chỉ có thể nhô lên hay tụt xuống xung quanh đụn cát ấy mà thôi. Thời gian đối với họ là vô nghĩa, còn không gian bị đóng kín, chật chội một cách đáng sợ.

Còn Trong khi chờ đợi Gôđô, không gian tuy chỉ là trên con đường ở nông thôn, thời gian bị bó hẹp từ ngày này sang ngày khác, nhưng dẫu sao không gian đối với nhân vật cũng hết sức dễ thở. Và họ ý thức được sự trôi chảy của thời gian (biết đêm xuống khi thấy trăng lên).

Cùng là diễn tả cái phi lí của không gian, thời gian, nhưng Trong khi chờ đợi Gôđô con người vẫn có thể tự cho phép mình “thoải mái” trong ấy.

Trong khoảng thời gian, không gian ấy, nhân vật Trong khi chờ đợi Gôđô luôn có những hành động ngớ ngẩn nực cười. Extơragông rút giầy, gặm xương, cởi quần định tự tử; Vlađimia: ngửi giầy, khạc nhổ, hát nghêu ngao những câu vô nghĩa. Nhưng những hành động ấy họ làm trong khi chờ đợi, giết thời gian để chờ một người tên là Gôđô - người có thể mang đến cho họ những bữa ăn ngon và một chỗ ngủ ấm áp. Nghĩa là cuộc sống của họ sống để chờ đợi, để hi vọng. Còn Hamm, Clao hay Nell, Nagg, Uyni sống, tồn tại để làm gì? Để chờ đợi sự ra đi. Cuộc sống của họ còn thảm hại hơn cả Vlađimia và Extơragông.

Và theo đó, Bêcket tiếp tục sử dụng nghệ thuật phi lí trong ngôn từ. Nhân vật của Trong khi chờ đợi Gôđô có sự đối thoại với nhau, mặc dù nó rời rạc và vô vị . Đôi khi họ không biết nói gì với nhau thì cùng im lặng hoặc lặp đi lặp lại những câu đã nói. Nhưng dù sao, thì vẫn có sự đối thoại, hồi đáp. Có người nghe và có người nói. Còn trong Ôi! Những ngày tươi đẹp, Uyni độc thoại một mình, có người nghe (ông chồng) nhưng chẳng hề có sự đáp lại. Sự cô đơn của Uyni bị đẩy lên cùng cực.

Về mặt xây dựng nhân vật, tính cách Trong khi chờ đợi Gôđô cũng mang những nét độc đáo của một tác phẩm mang tính chất mở đường cho những sáng tác của Bêcket. Vlađimia và Extơragông, Pôzô, Lucky, cậu thiếu niên đưa tin. Tất cả đều xuất hiện một cách tự nhiên mà không rõ nguồn gốc, lai lịch xuất thân, không có người thân thích. Họ là những người cô đơn hoàn toàn, không có mối dây liên hệ nào với đồng loại. Trong khi chờ đợi Gôđô

không những chỉ độc đáo trong những sáng tác của Bêcket mà tác phẩm còn độc đáo cả trong dòng kịch phi lí.

Lịch sử văn học phi lí đã nổi danh với khá nhiều tên tuổi. Các tác giả đó dùng cái sáng suốt của mình để quan sát và thể hiện cái phi lí của cuộc đời. Iônexcô dùng chính cái phi lí để diễn tả các phi lí. Riêng Bêcket, dùng các phi lí để thể hiện cái có lí. Điều này làm nên các độc đáo trong các tác phẩm của ông.

Trong khi chờ đợi Gô đô được hoàn thành từ năm 1948 nhưng phải đến 1953 nó mới đươc trình chiếu tại nhà hát Babilon. Nữ ca sĩ hói đầu viết năm 1950 nhưng nó được trình chiếu trước do đó nó vẫn dược coi là tác phẩm khai sinh cho kịch phi lí và Iônexcô được coi là “Người cha của kịch phi lí”. Để làm rõ nét độc đáo khác biệt của kịch phi lí. Giữa hai tác phẩm này có một sự tương đồng: đều đoạn tuyệt với kịch truyền thống. Họ đã diễn tả: thời gian, không gian, nhân vật, ngôn ngữ, kết cấu tác phẩm dưới hình thức nghệ thuật của sự phá huỷ. Đồng thời có sự nhận thức và phản ánh về con người với cuộc đời vừa cô độc, bi đát, thảm hại và hài hước.

Cùng diễn tả sự phá huỷ thời gian, không gian nhưng trong Nữ ca sĩ hói đầu thời gian đảo lộn, giật lùi và không gian chật hẹp chỉ ở trong phòng. Còn trong Trong khi chờ đợi Gôđô diễn tả thời gian ngưng trệ, đóng kín, đơn điệu và lăp đi lặp lại trong hai hồi tương ứng với hai ngày trong vở kịch. Không gian địa điểm xảy ra không có tên, mọi thứ ngày hôm trước thế nào thì hôm sau vẫn thế. Nhân vật vẫn từng ấy con người cũng có sự thay đổi nhưng không dáng kể.

Nhân vật trong Nữ ca sĩ hói đầu là những nhân vật mang lí trí không bình thường. Họ nhầm lẫn lung tung thời gian, sự kiện, về người này với người khác. Đến hai người là vợ chồng còn mãi mới nhận ra nhau. Họ xa lạ với người thân, với cả chính mình. Họ như từ một nơi nào đó xa xăm lạc đến thế giới này và mọi thứ ở dây dường như xa lạ với họ. X.Bêcket lại độc đáo hơn trong cách đặt tên nhân vật: Extơragông tên Pháp, Vlađimia: tên người xứ

Xlavơ, Pôzô tên Ý, Lucky: tên Anh. Gôđô gần giống phát âm của từ “Chúa trời”. Nhân vật của Bêcket không còn là chính mình, là cá thể riêng rẽ mà họ là những con người nhỏ bé, vô danh với thân phận đáng thương, biểu tượng cho toàn nhân loại này. Bêcket còn hình thành trong tác phẩm của mình cặp đôi tương xứng và bổ sung cho nhau: Vlađimia – Extơragông, Pôzô – Lucky. Xét về phương diện ngôn ngữ, nhân vật của Ơ. Iônexcô trong Nữ ca sĩ hói đầu, ngôn ngữ của họ không có ý nghĩa gì về thông tin, họ tranh nhau nói không ai chịu lắng nghe ai. Đoạn độc thoại của cô hầu phòng Mari mặc dù đúng ngữ pháp nhưng rất lẩm cẩm. Còn Trong khi chờ đợi Gôđô dầu sao vẫn có người nói và người chịu lắng nghe mặc dù những lời đáp lại có phần lạc lõng, không ăn nhập với câu chuyện đang nói. Dầu sao như thế con người còn cảm thấy không cô đơn trước đồng loại. Đoạn độc thoại của Lucky so với Mari vẫn thể hiện sự thông thái và vượt trội hơn, tuy lời nói chưa hoàn toàn đúng ngữ pháp nhưng đã sử dụng một số từ hiện đại và mang tính uyên bác. Qua đối thoại của nhân vật Bêcket, sự nghèo nàn của tư duy và ngôn ngữ con người càng được tô đậm hơn. Ngôn ngữ bị phá huỷ hoàn toàn.

Một điều độc đáo hơn nữa đó là sự phủ nhận không hoàn toàn trong tác phẩm Bêcket. Ông vẫn cho nhân vật của mình một sự chờ đợi và hi vọng, mặc dù không biết sự chờ đợi ấy có kết quả nào không. Còn trong tác phẩm của Iônexcô, nhân vật chẳng có sự chờ đợi cũng như hi vọng nào để bấu víu cả. Cuộc sống chỉ là một chuỗi dài đơn điệu và trống rỗng. Con người có sử dụng đến âm thanh chỉ cũng để biết rằng mình đang tồn tại.

Một nét khác biệt trong nghệ thuật kịch phi lí được tác giả khai thác, đó là kết cấu vở kịch. Vở Nữ ca sĩ hói đầu được xây dựng với kết cấu vòng tròn: kết thúc vở kịch giống như lúc mở màn, mọi cảnh vật đều như thế, mọi sự việc vẫn vậy, chỉ khác một chi tiết: hai vợ chồng Xmit nhường chỗ cho

hai vợ chồng Mactin. Còn Trong khi chờ đợi Gôđô, Bêcket sử dụng kết cấu lặp lại, ngày hôm trước và ngày hôm sau mọi việc vẫn như thế, vẫn những con người ấy không có gì thay đổi cả, họ vẫn chờ đợi vô vọng một người lạ mặt. Với thủ pháp này tác giả muốn nhấn mạnh cái nhàm chán, quẩn quanh của hiện sinh, sự chờ đợi một điều vô vọng tưởng chừng như chẳng bao giờ xảy ra.

2.2. Ý nghĩa mở đường đối với nghệ thuật kịch phi lí của X.Bêcket

Trong khi chờ đợi Gôđô của Xamuyen Bêcket cùng với vở Nữ ca sĩ hói đầu của Iônexcô được coi là những vở kịch mở đường cho dòng kịch phi lí. Vở kịch này ra đời đã đưa tên tuổi của Bêcket nổi danh trong làng kịch và trong giới văn học. Trong khi chờ đợi Gôđô xứng đáng là vở kịch mở đường cho các tác phẩm sau này cũng hết sức nổi tiếng của Bêcket như

Tàn cuộc, Kết thúc ván bài hay Ôi! Những ngày tươi đẹp, Động tác không lời I và II,…

Đến ngày nay, Trong khi chờ đợi Gôđô vẫn được coi là hiện tượng nổi bật của nền văn học Pháp thế kỷ XX. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, tác phẩm đã được dịch sang nhiều thứ tiếng, được diễn ở nhiều nơi, được công chúng đặc biệt quan tâm và cho đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị. Giá trị mà

Trong khi chờ đợi Gôđô đem lại vô cùng to lớn biểu hiện ở cả mặt nội dung và nghệ thuật, trong đó mặt nghệ thuật là rất đáng chú ý. Điều nổi bật ở tác phẩm này đó là việc sử dụng nhiều hình ảnh biểu tượng mang ý nghĩa tượng trưng rất sâu sắc. Và ở các tác phẩm sau này sự nối tiếp việc dùng những hình ảnh biểu tượng cũng đã được sử dụng một cách triệt để.

Đó là hình ảnh Vlađimia và Extơragông chờ đợi hết ngày này qua ngày khác một người tên Gôđô, mà theo chúng ta hiểu cái tên này có một ý nghĩa khiến nhân vật trở thành biểu trưng cho Chúa, một vị Chúa Cứu thế mang đến cho họ cuộc sống đầy đủ hơn không xuất hiện (ít nhất là cho đến khi kết

thúc vở kịch). Họ càng hi vọng, càng mong mỏi bao nhiêu thì kểt quả nhận được lại bi đát bấy nhiêu. Ông Chúa trong lòng họ không đến mà chỉ có người “đại diện” của ông ta đến. Và họ đã quyết định nếu ngày mai Gôđô không đến thì họ sẽ treo cổ tự tử, nghĩa là cuộc sống của họ sẽ chấm dứt. Vlađimia và Extơragông là hai cá nhân nhưng họ lại là những con

người vô danh biểu tượng cho ai cũng được, họ cùng với Lucky và Pôzô như đại diện chung cho cả nhân loại, cho thân phận của con người trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Trong khi chờ đợi Gôđô sự biểu hiện sinh động nghệ thuật kịch phi lí của Xamuyen Bêcket (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)