KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Xây dựng mô hình dự báo một số thông số khí tượng cho địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 25 - 27)

Luận án đã đề xuất và sử dụng mô hình lai để xây dựng giải pháp dự báo thông số khí tượng (nhiệt độ và độ ẩm) dựa trên chuỗi giá trị đo trong quá khứ áp dụng cho một số vị trí trong địa bàn tỉnh Hải Dương với độ chính xác khá cao. Kết quả trung bình sai số tuyệt đối

− Sai số khi ước lượng Tmax: 1,38oC; − Sai số khi ước lượng Tmin: 0,97oC; − Sai số khi ước lượng RHmax: 3,47%; − Sai số khi ước lượng RHmin: 6,23%;

• Sử dụng mô hình lai xây dựng mô hình ước lượng thông số thời tiết dựa trên chuỗi giá trị kết quả đo của các trạm quan trắc lân cận thành phố Hải Dương và thị xã Chí Linh là Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên với 03 kịch bản khác nhau cho 02 trạm, 03 trạm và 04 trạm quan trắc. Kết quả khi ước lượng thông số khí tượng tại thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh, luận án đã tiến hành thử nghiệm

- 24 -

với 25 tổ hợp khác nhau và kết quả là sử dụng mô hình ước gồm 04 trạm quan trắc lân cận Bắc Ninh – Quảng Ninh – Hải Phòng – Hưng Yên. Kết quả sai số khi ước lượng nhiệt độ, độ ẩm theo chuỗi thời gian ở thành phố Hải Dương và thị xã Chí Linh đạt được là nhỏ hơn 0,6oC (cho nhiệt độ) và 4,00% (cho độ ẩm). Mô hình ước lượng theo mùa cho kết quả sai số trung bình cộng các mùa nhỏ hơn 0,5oC (đối với nhiệt độ) và 3,22% (đối với độ ẩm) và đây cũng là đề xuất của luận án.

Các ý tưởng và giải pháp mà luận án đề xuất có thể tiếp tục bổ sung, phát triển theo một số hướng sau:

− Tiếp tục thử nghiệm các mô hình ước lượng phi tuyến khác (như Random Forrest, Deep Learning, Fuzzy Systems,…) để lựa chọn được các mô hình có độ chính xác cao nhất (theo nguyên tắc thử nghiệm huấn luyện mô hình và kiểm tra lại trên bộ số liệu kiểm tra);

− Thử nghiệm các cấu hình khác nhau của SVM, LS-SVM trong các hướng phát triển của luận án;

− Thử nghiệm sử dụng thêm các đầu vào cho mô hình ước lượng thông số khí tượng tại một vị trí như các giá trị thông số khí tượng khác, các giá trị quá khứ của các thông số khí tượng đã dùng trong ước lượng;

− Thử nghiệm đề xuất sử dụng mô hình lai cho dự báo và ước lượng các thông số khí tượng và thời tiết khác như lượng mưa trung bình, lượng gió trung bình,...

− Kiểm tra thử nghiệm mô hình đề xuất với các địa phương, các khu vực khác;

− Thử nghiệm ứng dụng thực tế trong công tác dự báo tại địa phương.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Xây dựng mô hình dự báo một số thông số khí tượng cho địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)