Đối với ảnh VNREDSat-1A chụp ngày 21/12/

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ giám sát môi trường nước mặt ở khu vực Hà Nội từ dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat 1A (Trang 25 - 27)

Khu vực hồ, đầm: Phần lớn các hồ, đầm ở Hà Nội có hàm lượng độ đục trong khoảng từ 30 – 60 NTU. Đối với thông số TSS, sự chênh lệch hàm lượng TSS trong nước mặt các hồ, đầm ở Hà Nội ngày 21/12/2017 nhìn chung rõ ràng hơn so với thông số độ đục. Nước mặt ở khu vực phía nam Hồ Tây, các hồ trong công viên Yên Sở nhìn chung có hàm lượng TSS đạt thấp, trong khi nước mặt ở phía bắc Hồ Tây, hồ Định Công, hồ Linh Đàm và Đầm Lớn có giá trị cao hơn.

Khu vực sông Hồng: Hàm lượng độ đục trong nước mặt sông Hồng ngày 21/12/2017 nhìn chung khá cao, trong đó giá trị lớn nhất đạt 112,203 NTU; giá trị thấp nhất đạt 75,177 NTU. Giá trị hàm lượng TSS cao nhất và thấp nhất ngày 21/12/2017 khu vực sông Hồng tương ứng là 139,943 mg/l và 14,96 mg/l

Tóm lại

Ảnh vệ tinh quang học độ phân giải cao VNREDSat-1A có thể sử dụng hiệu quả trong xác định hàm lượng các thông số chất lượng nước với độ chính xác đảm bảo, trong đó phương án sử dụng cả 4 kênh đa phổ cho phép thể hiện chính xác hơn phân bố hàm lượng các thông số chất lượng nước so với việc sử dụng kênh đơn hoặc sử dụng 2, 3 kênh.

So sánh kết quả xác định hàm lượng các thông số chất lượng nước cho thấy, độ chính xác trong xác định hàm lượng các thông số chất lượng nước bằng ảnh vệ tinh VNREDSat- 1A sau khi hiệu chỉnh khí quyển cao hơn đáng kể so với ảnh trước khi hiệu chỉnh khí quyển (thể hiện ở giá trị hệ số R2).

Phân tích kết quả nhận được cho thấy, nước mặt khu vực Hà Nội có hàm lượng chất lơ lửng và độ đục cao, có những nơi vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần như hồ Định Công, khu vực ven bờ sông Hồng... Hàm lượng chất lơ lửng trong nước được ghi nhận cao nhât lên đến 206,973 mg/l, trong khi hàm lượng độ đục cao nhất đạt 289,257 NTU.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kết luận

1. Dữ liệu ảnh vệ tinh quang học độ phân giải cao VNREDSat-1A có thể sử dụng hiệu quả trong nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước mặt. Kết quả nhận được cho thấy, khi sử dụng cả 4 kênh đa phổ ảnh vệ tinh VNREDSat-1A xác định hàm hồi quy giữa giá trị phổ phản xạ và hàm lượng các thông số nước mặt tại các điểm đo cho độ chính xác cao hơn. Giá trị hệ số R2 trong các hàm hồi quy này có thể đạt trên 0.9, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa phổ phản xạ thu được từ ảnh vệ tinh và hàm lượng các thông số chất lượng nước.

2. Đã xây dựng được quy trình công nghệ, giám sát môi trường nước mặt thông qua các thông số chất lượng nước mặt từ dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1A.

3. Đã xây dựng được hàm quan hệ giữa hàm lượng các thông số chất lượng nước xác định từ các mẫu thực địa và giá trị phổ phản xạ từ ảnh vệ tinh VNREDSat-1A sau khi đã hiệu chỉnh khí quyển.

4. Kết quả nghiên cứu đã minh chứng tính hiệu quả và độ tin cậy của công nghệ viễn thám trong đánh giá và giám sát chất lượng nước mặt so với các phương pháp nghiên cứu truyền thống.

5. Góp phần minh chứng tính hiệu quả của dữ liệu ảnh vệ tinh quang học VNREDSat-1A trong xác định phân bố hàm lượng các thông số chất lượng nước mặt, phục vụ công tác giám sát, đánh giá và thành lập bản đồ chất lượng nước mặt.

6. Góp phần cung cấp thông tin để các nhà quản lý đưa ra các biện pháp trong giám sát và ứng phó với ô nhiễm môi trường nước mặt ở khu vực Hà Nội. Bên cạnh đó, kết quả nhận được trong đề tài cũng có thể sử dụng, tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy ở các trường đại học, viện nghiên cứu.Góp phần cung cấp thông tin để các nhà quản lý đưa ra các biện pháp trong giám sát và ứng phó với ô nhiễm môi trường nước mặt ở khu vực Hà Nội. Bên cạnh đó, kết quả nhận được trong đề tài cũng có thể sử dụng, tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy ở các trường đại học, viện nghiên cứu.

Kiến nghị

Trên cơ sở những kết quả đạt được, nghiên cứu sinh đề xuất một số kiến nghị sau:

1 Do khả năng chủ động trong cung cấp nguồn dữ liệu, các cơ quan quản lý Nhà nước có thể xây dựng phần mềm tự động cập nhật và xác định hàm lượng các thông số chất lượng nước phục vụ công tác giám sát và đánh giá chất lượng môi trường nước mặt ở Việt Nam.

2 Để thể hiện được đầy đủ đặc điểm phân bố hàm lượng các thông số chất lượng nước, đặc biệt với các thông số như BOD5, COD; Số lượng điểm lấy mẫu chất lượng nước cần đủ lớn và phân bố đều trên địa bàn khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ giám sát môi trường nước mặt ở khu vực Hà Nội từ dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat 1A (Trang 25 - 27)