• Giải pháp về vốn, tài chính:
Yêu cầu về vốn để kinh doanh xuất khẩu hoa quả là rất lớn. Để có đủ vốn đầu tư đồng bộ vào các khẩu quan trọng, quyết định hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hoa quả, cần thực hiện các giải pháp về tài chính như sau:
-Tạo vốn thu hút đầu tư trong nước, trong đó huy động vốn tự có của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, huy động vốn nhàn rỗi trong dân đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, chế biến và các hoạt động khác -Vay vốn tín dụng của nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng phát triển nông
thôn, ngân hàng thương mại. Ngoài ra còn có thể vay các tổ chức tín dụng khác như hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân
-Thu hút đầu tư nước ngoài tham gia vào hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh. Đấy là vấn đề quan trọng tháo gỡ về tài chính vì để thúc đẩy xuất khẩu phải sử dụng vốn đầu tư vào từng công đoạn của quá trình kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, chủ yếu dựa vào nội lực thì ta không thể đáp ứng yêu cầu ngay
được mà phải tranh thủ vốn và công nghệ nước ngoài thông qua đầu tư và hợp tác quốc tế.
• Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ:
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu ngành hoa quả nói chung, trong đó có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là yếu tố quyết định sự thành công của chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hoa quả. Ngành rau quả là một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật nên cán bộ sau khi ra trường muốn làm tốt công việc trong ngành cần phải đào tạo thêm chuyên ngành về hoa quả. Sử dụng các phương pháp đào tạo tại chỗ, đào tạo qua thực tế, hội thảo trong và ngoài nước, qua các lớp bổ túc ngắn và dài hạn ở nước ngoài. Qua đó, các cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ nắm chắc kiến thức quản lý kinh tế, ngành, ngoại thương, luật pháp và ngoại ngữ.
• Chính sách đất đai:
Đối với người trồng cây ăn quả, đất đai là yếu tố hàng đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, do họ trực tiếp với cây trồng, lấy đất đai làm tư liệu sản xuất chủ yếu, hoạt động của họ phụ thuộc vào chính sách đất đai. Chính sách đất đai tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh sản xuất- xuất khẩu hoa quả. Hệ thống chính sách đất đai đã ban hành rất phong phú, đối với lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu hoa quả, chính sách đất đai đã tác động tích cực, tạo nên vùng sản xuất hoa quả đặc sản nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành nên những trang trại trồng quả. Tuy nhiên, chính sách đất đai vẫn cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với cơ chế thị trường, sử dụng có hiệu quả đất đai vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu trái cây. Hướng bổ sung, sửa đổi như sau:
Thúc đẩy nhanh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân. Theo tinh thần của Luật đất đai, nông dân được quyền nhận giấy chứng nhận sử dụng ruộng đất do Nhà nước giao cho sử dụng lâu dài. Nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và tích tụ ruộng đất theo hướng sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn, hình thành các trang trại trồng cây ăn quả, hình
thành các vùng trồng trái cây xuất khẩu. Chính phủ, các ngành, các cấp có liên quan bằng nhiều biện pháp thúc đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân để nông dân có ý thức đối với ruộng đất nhận được, yên tâm đầu tư lâu dài vào sản xuất. Được quyền sử dụng đất là động lực kinh tế gắn liền với sử dụng hiệu quả tài nguyên đất của Quốc gia.
-Cùng với việc khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Chính phủ cần sớm thể chế hóa quyền của người nhận sử dụng đất theo luật đất đai. Đồng thời, cần làm rõ các mối quan hệ giữa chủ sử dụng đất với người có nhu cầu đầu tư, khai thác và sử dụng đất. Cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm của người nhận ruộng về cải tạo, tu bổ và nâng cao năng suất đát đai, sử dụng đất có mục đích.
-Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, Nhà nước sớm hình thành quy hoạch tổng thể, tạo điều kiện cho các địa phương quy hoạch cụ thể, trên cơ sở xác định cơ cấu, định hướng sử dụng đất cụ thể cho từng vùng, xã, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ đầu tư.
-Đối với đất đai ở vùng trung du, miền núi nên tang mức hạn điền, tang thời gian cấp đất đẻ khuyến khích người kinh doanh đầu tư vốn, hình thành các trang trại hoặc tạo điều kiện để những hộ có khả năng làm chủ thầu tập hợp một số hộ nông dân để tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại. Chính phủ khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư khai hoang, mở rộng diện tích ở những nơi đã được quy hoạch.
• Chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu hoa quả:
Trong thời gian tới, để thúc đẩy mạnh lĩnh vực xuất khẩu hoa quả, một mặt cần xóa bỏ các cản trở, nhất là các cản trở thuộc về cơ chế, thể chế, thủ tục tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu, mặt khác cần có chính sách hộ trợ tham gia xuất khẩu trái cây. Đối với lĩnh vực xuất khẩu trái cây, chính sách khuyến khích xuất khẩu cần làm những vấn đề sau:
Trong lĩnh vực xuất khẩu hoa quả, rất cần sự tập trung ưu tiên, đầu tư cho khoa học công nghệ nhằm phát triển ngành rau quả tương xứng với trình độ của các nước xuất khẩu trái cây thành công trên thế giới. Đề nghị nhà nước miễn thuế
nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu nhằm thực hiện các dự án xuất khẩu và phục vụ cho công nghệ chế biến xuất khẩu.
Đề nghị nhà nước miễn thuế nông nghiệp cho vùng bắt đầu trồng cây ăn quả xuất khẩu trong 3 năm đầu, tạo điều kiện cho nông dân hưởng trọn lợi ích sinh ra trên mảnh đất được giao và có điều kiện tái đầu tư. Đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia xuất khẩu hoa quả, Nhà nước có thể miễn thuế lợi tức trong 5 năm đầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
Về phía các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu hoa quả, thực sự làm tốt chức năng tạo môi trường bình đẳng cho các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh xuất khẩu hoa quả.
KẾT LUẬN
Thị trường rau quả Trung Quốc nói chung và thị trường trái cây nói riêng là một thị trường khổng lồ với lượng cầu hàng năm thuộc top đầu thế giới. Đây thực sự là thị trường hấp dẫn cho xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Tuy vậy, do những quy định khắt khe về điều kiện vệ sinh, nguồn gốc của thực phẩm ở thị trường này doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả Việt Nam còn phải nỗ lực rất nhiều mới có chỗ đứng bền vững và lâu dài trên thị trường này.
Đối với nước ra, nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, có lực lượng lao động dồi dào, diện tích đất đai rộng lớn và đa dạng, sản phẩm hoa quả lại được tiêu dung nhiều nhất, cho nên đây là ngành kinh tế quan trọng góp phần tương đối lớn trong quá trình phát triển đất nước. Nhưng thực trạng cho thấy, xuất khẩu hoa quả Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề đó là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, khối lượng xuất khẩu còn rất nhỏ, công nghệ thu hoạch, chế biến và bảo quản còn lạc hậu, chất lượng chưa cao, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng.
Ngày nay, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển sản xuất trái cây vẫn là lĩnh vực rộng lớn có nhiều tiềm năng để giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng triệu người để cung cấp hàng xuất khẩu và để nâng cao đời sống dân cư… Tuy nhiên nếu chỉ trông chờ vào thị trường trong nước, với sức mua còn hạn chế, ngành hoa quả nước ta khó có thể thức hiện được sứ mệnh quan trọng đó. Định hướng xuất khẩu là hướng đi đúng đắn để giải quyết mâu thuẫn giữa khả năng sản xuất to lớn với sức mua trong nước còn yếu như hiện nay.
Để giải quyết những hạn chế này, bài nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp: giải pháp về phía Nhà nước, về phía doanh nghiệp và nhà nông. Đặc biệt cần phải xây dựng thương hiệu cho trái cây Việt Nam trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, cũng phải có sự phối hợp từ các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người nông dân để các giải pháp được thực hiện một cách có hiệu quả, gặt
hái được nhiều thành tựu to lớn trong hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam nói chung và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nói riêng.